10 bài học về đế chế

English: 10 lessons on empire

Như tôi đề cập trước đây, tôi đã dùng phần lớn thời gian trong kỳ nghỉ của mình ở miền tây để đọc cuốn Sự suy thoái và sự đổ của Đế chế Anh, 1781-1997 của Breandon. Như bạn có thể mường tượng, tôi đã dành nhiều thời gian nghiền ngẫm về những điểm tương đồng và những bài học cho vị thế toàn cầu hiện tại của Mỹ, giống như một người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh nghiệm của La Mã (được ghi lại tài tình bởi Edward Gibbon). Giữa một chuỗi các sự kiện phức tạp, ngồn ngộn và đa dạng, người ta rất dễ hấp dẫn về bất kỳ “bài học” nào được rút ra. Lưu ý đến điều đó, tôi đã rút ra 10 bài học hàng đầu về đế chế từ cuốn sách của Brendon như dưới đây. Ngay cả khi bạn không đồng ý với tôi về những bài học này, bạn vẫn nên tìm đọc cuốn sách.

1. Không tồn tại kiểu đế chế “nhân đức”. Tiếp tục đọc “10 bài học về đế chế”

Dầu khí đá phiến: Cuộc vui sắp tàn?

  • PHẠM VŨ LỬA HẠ
  • 08.04.2016, 11:21

TTCT – Nhờ dầu và khí đá phiến, nước Mỹ đã có thể tự chủ về năng lượng và giá dầu bị đẩy xuống mức thấp chưa từng có, nhưng cuộc vui này có bền vững?

Dầu khí đá phiến: Cuộc vui sắp tàn?
Quy trình sản xuất dầu đá phiến -Getty Images

Tiếp tục đọc “Dầu khí đá phiến: Cuộc vui sắp tàn?”

Bê bối tày đình sau những bức tường Vatican

  • TRƯƠNG ANH NGỌC (TỪ ROME)
  • 24.11.2015, 10:43

TTCT – Những khoản chi vô cùng lãng phí và gây sốc, những vụ rửa tiền đáng ngờ, cuộc sống xa hoa của những người luôn kêu gọi đời sống thanh cao và giản dị, những âm mưu tống tiền và triệt hạ đối thủ, những thông tin được tuồn ra ngoài để trả thù một ai đó… Hai cuốn sách của các nhà báo điều tra Ý mới phát hành hôm 5-11 đã một lần nữa làm rung chuyển thế giới Công giáo trong bối cảnh Vatican đang làm tất cả để cải thiện hình ảnh của mình.

Bê bối tày đình sau những bức tường Vatican
Nhà báo Ý Gianluigi Nuzzi trong buổi họp báo giới thiệu cuốn sách Via Crucis (bản tiếng Anh có tiêu đề Merchants in the temple – Những con buôn trong ngôi đền) ở Rome ngày 4-11, mô tả sự quản lý lỏng lẻo, lòng tham, nạn bè phái và tham nhũng bên trong Vatican -Reuters

Tiếp tục đọc “Bê bối tày đình sau những bức tường Vatican”

Môn giáo dục công dân: Khó, khô và… khổ

  • CÔ VŨ THỊ PHƯƠNG CHI (HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC, Q.1, TP.HCM)
  • 29.05.2009, 14:15

TTCT – Bộ Giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) đang có những động thái đánh giá một cách toàn diện về những bất cập trong việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD). Nhằm mục tiêu định hướng, hình thành ý thức, tư cách đạo đức của học sinh trong thời đại mới, chương trình sách giáo khoa về môn học này đang khiến cả giáo viên lẫn học sinh gặp khó khăn trong việc cảm thụ và ứng dụng. Giáo viên gọi môn học này là môn “3K”: khó, khô và khổ (!).

Môn giáo dục công dân: Khó, khô và... khổ
Một tiết học GDCD ở Trường THPT Phan Đăng Lưu, TP.HCM – Ảnh: H.HG.

Tiếp tục đọc “Môn giáo dục công dân: Khó, khô và… khổ”