10 bài học về đế chế

English: 10 lessons on empire

Như tôi đề cập trước đây, tôi đã dùng phần lớn thời gian trong kỳ nghỉ của mình ở miền tây để đọc cuốn Sự suy thoái và sự đổ của Đế chế Anh, 1781-1997 của Breandon. Như bạn có thể mường tượng, tôi đã dành nhiều thời gian nghiền ngẫm về những điểm tương đồng và những bài học cho vị thế toàn cầu hiện tại của Mỹ, giống như một người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh nghiệm của La Mã (được ghi lại tài tình bởi Edward Gibbon). Giữa một chuỗi các sự kiện phức tạp, ngồn ngộn và đa dạng, người ta rất dễ hấp dẫn về bất kỳ “bài học” nào được rút ra. Lưu ý đến điều đó, tôi đã rút ra 10 bài học hàng đầu về đế chế từ cuốn sách của Brendon như dưới đây. Ngay cả khi bạn không đồng ý với tôi về những bài học này, bạn vẫn nên tìm đọc cuốn sách.

1. Không tồn tại kiểu đế chế “nhân đức”. Tiếp tục đọc “10 bài học về đế chế”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 1 : Mệnh nước

03:40 PM – 20/09/2014

(TNO) “Có người hỏi Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn ? Xin thưa : Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với nhà Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn…” – Sử gia Lê Văn Hưu.

Tầm vóc Lê Hoàn - Kỳ 1 : Mệnh nước - ảnh 1 Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 1 : Mệnh nước”

Election Eve 2016

I write these words from Bangkok, Thailand, on the eve of the 2016 presidential election in the United States. In about 32 hours, the entire global population will rejoice that the American election is finally, at last, over. If we put half the energy and ink that went into analysis of this election into actually addressing our problems, we might make some real progress. It has become nonsensical, the endless campaigning and jockeying. Do we really need two years to get to know our presidential candidates?
Tiếp tục đọc “Election Eve 2016”

BẦU CỬ MỸ 2016: Chặng chót khuấy đảo

  • THANH TUẤN (TỪ COLUMBUS, OHIO)
  • 05.11.2016, 08:48

TTCT – Cuộc bầu cử đang vào giai đoạn nước rút, hai phe đang dùng rất nhiều đòn dưới thắt lưng để tận dụng nốt những ngày cuối cùng hạ nhục đối phương, bằng những chiêu thức đôi khi chẳng khác gì những trò “đầu đường xó chợ”. Nước Mỹ đang bị chia rẽ nặng nề trong cuộc bầu cử này.

Chặng chót khuấy đảo
Nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên? -The Morning Call

Khi tôi cùng anh bạn rời cuộc vận động của ông Donald Trump ở Tallahassee, Florida hôm cuối tuần, anh lắc đầu ngao ngán: “Tôi chỉ thấy sự giận dữ và đầy những ngôn ngữ phân biệt chủng tộc. Thật sự thất vọng”. Tiếp tục đọc “BẦU CỬ MỸ 2016: Chặng chót khuấy đảo”

Hàn Quốc – Gian nan đường dân chủ

  • CHIÊU VĂN
  • 06.11.2016, 14:37

TTCT – Bảng xếp hạng Chỉ số dân chủ mới nhất của Economist Intelligence Unit (EIU), công bố vào năm 2015, đánh giá Hàn Quốc là quốc gia dân chủ nhất ở châu Á, tính cả khu vực Trung Đông, Nam Á, Trung Á…, hạng 22 thế giới về các chỉ số dân chủ, với 7,97 điểm, trên cả Nhật Bản. Nhưng vụ bê bối của Tổng thống Park Geun Hye cho thấy hành trình đến với một nền dân chủ thật sự ở quốc gia này còn dài ra sao.

Hàn Quốc - Gian nan đường dân chủ
Bà Park cúi đầu xin lỗi quốc dân -japantimes.co.jp

Tiếp tục đọc “Hàn Quốc – Gian nan đường dân chủ”

Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp

HTN – Bùi Thiết – 06/02/2015

(Góp bàn về sách giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông)

Sách giảng dạy lịch sử cho học sinh phổ thông hiện nay, theo chỗ tôi biết gồm có hai loại: một là Truyện kể lịch sử dành cho cấp I, hai là Giáo khoa lịch sử dành cho cấp II và III. Trong phạm vi bài này, tôi sẽ không bàn về việc có nên hay không nên đối với hai loại sách trên, mà đi vào nội dung lịch sử mà cả hai loại sách đã thể hiện. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp
Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014

Một giải pháp nhân bản cho hòa bình thế giới

dalailama

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng

Bản tiếng Anh

Phạm Thu Hương chuyển ngữ

Khi thức dậy vào buổi sáng rồi nghe đài hay đọc báo, chúng ta bị đứng trước những tin sầu thảm giống nhau: bạo lực, tội phạm, chiến tranh và thiên tai. Tôi không thể nhớ được ngày nào không có một bản tin về một điều khủng khiếp nào đó xảy ra ở đâu đó. Ngay cả thời hiện đại này, thật dễ hiểu khi cuộc sống quý giá của con người chẳng được an toàn. Chẳng có thế hệ nào trước đây phải trải nghiệm nhiều tin xấu như chúng ta đang đối diện hôm nay; nhận thức về nỗi sợ và căng thẳng liên miên này sẽ làm bất kỳ người nhạy cảm và từ bi nào phải đặt câu hỏi nghiêm túc về sự phát triển của thế giới hiện đại của chúng ta. Tiếp tục đọc “Một giải pháp nhân bản cho hòa bình thế giới”

“Cuộc chiến chống khủng bố còn tệ hơn khủng bố”

JAN OBERG:

06/04/2016 06:37 GMT+7

TTCTÔng Jan Oberg, giám đốc Quỹ Nghiên cứu hòa bình và tương lai xuyên quốc gia (TFF, trụ sở tại Thụy Điển, nhiều năm là ứng viên Nobel hòa bình), trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần về những vấn đề “hậu Brussels” mà châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đang đối mặt.

 “Cuộc chiến chống khủng bố còn tệ hơn khủng bố”
Ông Jan Oberg

15 năm chống khủng bố, 
vấn đề lớn hơn 80 lần…

TTCT: 31 người chết và hơn 200 người bị thương, nhưng hậu quả của vụ khủng bố Brussels 22-3 không dừng lại ở đó. Từ góc độ một nhà nghiên cứu hòa bình, theo ông, vụ khủng bố này còn để lại những hậu quả nào cho EU? Tiếp tục đọc ““Cuộc chiến chống khủng bố còn tệ hơn khủng bố””