Đọc loạt bài điều tra của Buzzfeed News về lạm dụng ISDS
Nhờ các bạn chuyển đi rộng rãi
Chào các bạn,
Dù Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có một số điều khoản có lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng có vài điều khoản Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến. Trong số đó, điều khoản “Giải quyết Tranh Chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (Investor-State Dispute Settlement, viết tắt là “ISDS”) là điều khoản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia, đặc biệt là trong lãnh vực môi trường và y tế.
ISDS là điều khoản cho phép một công ty nước ngoài chống lại luật một quốc gia (như luật Việt Nam) và kiện chính phủ quốc gia đó (như chính phủ Việt Nam) qua một hội đồng xét xử theo quy định của hiệp ước (như TPP). Hội đồng xét xử này, có thể tạm gọi là hội đồng trọng tài, gồm các luật gia chuyên về luật công ty xét xử. Các luật gia này thường có khuynh hướng ủng hộ công ty. Hội đồng xét xử này không qua tòa án và luật lệ Việt Nam, và quyết định của họ không chống án được.
Một công ty hầm mỏ muốn có giấy phép nổ mìn ở ngoài bờ biển Canada, nhưng chính phủ Canada không cấp giấy phép cho nổ, vì nguy hại môi trường và mìn nổ sẽ làm các đàn cá nuôi sống ngư dân sợ và chạy đi mất. Công ty hầm mỏ không cần vào tòa Canada, mà dùng một hội đồng xử án theo ISDS của một hiệp ước có sẵn, và thắng. Dân Canada có thể sẽ phải trả 300 triệu đô la Mỹ “tiền bồi thường” cho công ty hầm mỏ.
Lần tới có công ty xin giấy phép nổ mìn, thì Canada làm gì? Đổi luật lại để ai xin thì cấp giấy phép cho nổ?
Công ty thuốc lá Philipp Morris đang dùng điều khoản ISDS trong các hiệp ước cũ để ngăn chận Australia và Ugruguay trong việc thiết lập luật lệ nhằm giảm hút thuốc.
Nhiều luật gia và kinh tế gia hàng đầu nước Mỹ đang lo nước Mỹ sẽ dính mắc vào vấn đề như thế với viễn ảnh một ISDS như vậy trong TPP.
Việt Nam nên lo lắng về ISDS này nhiều lần hơn nước Mỹ, vì các công ty đa quốc gia muốn ISDS với một hội đồng xét xử không cần dùng tòa án quốc gia, quyết định về tính pháp lý của luật quốc gia, xử phạt, và không chống án ở đâu được.
Chủ quyền tài phán quốc gia bị bỏ xó. Hệ thống pháp lý của quốc gia có nguy cơ bị tấn công thường xuyên từ bên ngoài, để quốc gia bị ép buộc đổi luật cho phù hợp ý muốn của các đại công ty.
Các công ty lớn đủ sức mạnh tài chánh để tấn công bất kỳ luật lệ nào của quốc gia bất tiện cho lợi tức của họ.
Chúng ta cần bảo vệ chủ quyền tài phán quốc gia và hệ thống luật pháp quốc gia.
Trí thức Mỹ đang vận động để xóa bỏ ISDS trong TPP.
Chính phủ VN cũng cần đòi hỏi xóa bỏ bất kỳ điều khoản ISDS nào trong các hiệp ước quốc tế sắp đến, kể cả TPP, mà yêu cầu VN phải hy sinh chủ quyền tài phán của mình và khả năng bảo vệ luật pháp của mình như thế.
Dưới đây là bài viết của Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Mỹ, Elizabeth Warren, về chủ đề này. Bà là cựu giáo sư luật tại Đại Học Harvard trước khi đắc cử Thượng Nghị Sĩ.
Luật sư Trần Đình Hoành, Ts. Luật
o0o
Tôi Đồng Ý Với Hillary Clinton
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren
Quốc Hội Mỹ
Tôi lo lắng nhiều về điều khoản “Giải quyết Tranh Chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (Investor-State Dispute Settlement, viết tắt là “ISDS”) – một chính sách trong hiệp định thương mại TPP cho phép các công ty nước ngoài chống lại luật Mỹ bên ngoài tòa án Mỹ.
Tôi cho các bạn một ví dụ gần đây về cách hoạt động của chính sách đó: Một công ty khai thác hầm mỏ muốn nổ mìn ngoài bờ biển Noca Scotia của Canada. Chính phủ Canada không cấp giấy phép vì cho rằng nổ mìn như thế sẽ làm hại môi trường địa phương và sẽ làm những đàn cá mà ngư dân địa phương cần để sinh sống sợ hãi và bỏ đi.
Nhờ điều khoản ISDS trong một hiêp ước thương mại đã có, công ty hầm mỏ đó không phải vào tòa án Canada để chống lại quyết định không cấp giấy phép – công ty vào ngay một hội đồng xét xử theo ISDS gồm các luật sư chuyên về luật công ty. Tháng rồi, hội đồng xét xử quốc tế đó xử cho công ty hầm mỏ thắng, và quyết định của hội đồng xét xử này không thể được chống án trong các tòa án Canada.
Bây giờ người dân Canada đóng thuế có thể mắc tiền “bồi thường thiệt hại” đến 300 triệu đô la Mỹ cho công ty hầm mỏ — tất cả chỉ vì chính phủ Canada dám đứng lên bảo vệ môi trường cho Canada và đời sống kinh tế của ngư dân địa phương. Và lần tới, nếu một công ty nước ngoài muốn một giấy phép nổ mìn, chính phủ Canada phải làm gì?
ISDS không phải là một giả thuyết chỉ đến một lần – chúng ta đã thấy nó nhiều trong các hiệp ước thương mại cũ. Mới trong vòng vài năm qua:
• Một công ty Pháp kiện Ai Cập sau khi Ai Cập tăng mức lương tối thiểu.
• Một công ty Thụy Điển kiện Đức vì Đức muốn từ từ ngưng năng lượng nguyên tử vì lý do thiếu an toàn.
• Một công ty Hà Lan kiện Cộng Hòa Czech vì Cộng hòa Czech không cứu vãn một ngân hàng mà công ty Hà Lan có một phần sở hữu.
• Philip Morris hiện đang dùng điều khoản ISDS để ngăn chận các nước như Australia và Uruguay trong việc tạo luật lệ mới nhằm giảm hút thuốc – vì luật mới có thể làm giảm lợi tức của công ty thuốc lá khổng lồ này.
Chính phủ Obama nói rằng họ đã chỉnh sửa mọi vấn đề, và những chuyện như vậy sẽ không xảy ra ở Mỹ. Nhưng họ không cho bạn biết làm thế nào.
Tôi không phải là người duy nhất lo lắng về ISDS. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton viết trong cuốn sách của bà năm ngoái:
“Chúng ta nên tránh một số điều khoản mà các nhóm lợi ích thương mại, kể cả các nhóm của chúng ta, tìm kiếm, như là cho họ hay các nhà đầu tư của họ quyền kiện các chính phủ nước ngoài để làm yếu luật lệ của các chính phủ này về môi trường hay y tế công cộng, như Philip Morris hiện đang làm ở Australia. Nước Mỹ nên biện hộ cho một sân chơi phẳng và công bình, không cho các ưu quyền đặc biệt.”
Hồi tháng 3 [2015], hơn một trăm giáo sư luật từ khắp nơi trong nước Mỹ viết một lá thư về các quan tâm của họ về ISDS. Và năm chuyên gia luật và kinh tế hàng đầu của nước Mỹ – Joseph Stiglitz, Larry Tribe, Judith Resnik, Cruz Reynoso, and H. Lee Sarokin – đều đồng ý:
“ISDS làm yếu pháp quyền bằng cách bỏ qua những thủ tục bảo vệ hệ thống luật pháp và dùng một hệ thống xét xử ít chịu trách nhiệm và ít được xét lại. Đó là điều chống lại hệ thống luật pháp công bằng, công cộng và hiệu quả mà mọi người Mỹ mong đợi và đáng được có. Những người ủng hộ ISDS đã không giải thích được tại sao hệ thống pháp lý của chúng ta không đủ khả năng làm việc. Vì lý do kể trên, chúng tôi kêu gọi các bạn tôn trọng những lý tưởng cao quý nhất của hệ thống pháp lý của chúng ta và đảm bảo rằng ISDS được xóa bỏ khỏi các hiệp định thương mại sắp đến.”
Đây không là vấn đề đảng phái. Tôi thường không đồng ý với viện bảo thủ Cato Institute, và tôi nghĩ rằng họ cũng thường không đồng ý với tôi. Nhưng người lãnh đạo chương trình chính sách thương mại của Cato nói:
“ISDS đưa ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng về trách nhiệm dân chủ, chủ quyền, kiểm soát và cân bằng, và phân quyền… Quan điểm của Thượng nghị sĩ Warren về ISDS là cái nhìn mà những người theo chủ nghĩa tự do và những người biện hộ cho thị trường tự do nên chia sẻ…”
Nói thẳng ra, “hãy tin chúng tôi” thì không đủ — cho một thỏa thuận thương mại mà các công ty đa quốc gia đã làm việc hàng nhiều năm trong khi người dân thì hoàn toàn đứng trong bóng tối.
(TĐH chuyển ngữ)
o0o
I agree with Hillary Clinton
May 7, 2015 | By Elizabeth Warren
http://elizabethwarren.com/blog
I have serious concerns about ISDS – a policy in the new TPP trade agreement that would let foreign companies challenge American laws outside of American courts.
I’ll give you a recent example of how it works: A big mining company wanted to do some blasting off the coast of Nova Scotia. The Canadian government refused to provide permits because it thought the blasting would harm the local environment and scare off fish that local fishermen needed to make a living.
Thanks to an ISDS provision in a past trade agreement, that mining company didn’t have to go to a Canadian court to challenge the permit decision – they went right to a special ISDS panel of corporate lawyers. Last month, the international panel ruled in favor of the mining company, and the decision cannot be challenged in Canadian courts.
Now the Canadian taxpayers may be on the hook for up to $300 million in “damages” to the mining company – all because their government had the gall to stand up for its environment and the economic livelihood of its local fishermen. And the next time a foreign company wants a blasting permit, what will the Canadian government do?
ISDS isn’t a one-time, hypothetical problem – we’ve seen it in past trade agreements. Just in the past few years:
• A French company sued Egypt after Egypt raised its minimum wage.
• A Swedish company sued Germany because Germany wanted to phase out nuclear power for safety reasons.
• A Dutch company sued the Czech Republic because the Czech Republic didn't bail out a bank that the Dutch company partially owned.
• Philip Morris is using ISDS right now to try to stop countries like Australia and Uruguay from implementing new rules that are intended to cut smoking rates – because the new laws might eat into the tobacco giant’s profits.
The Obama Administration has said that they have fixed all the problems, and nothing like that will happen here. They just won’t show you how.
I’m not the only one worried about ISDS. Former Secretary of State Hillary Clinton wrote in her book last year:
“We should avoid some of the provisions sought by business interests, including our own, like giving them or their investors the power to sue foreign governments to weaken their environmental and public health rules, as Philip Morris is already trying to do in Australia. The United States should be advocating a level and fair playing field, not special favors.”
In March, more than a hundred law professors from all around the country wrote a letter about their concerns about ISDS. And five of the country’s top legal and economic experts – Joseph Stiglitz, Larry Tribe, Judith Resnik, Cruz Reynoso, and H. Lee Sarokin – all agree:
“ISDS weakens the rule of law by removing the procedural protections of the legal system and using a system of adjudication with limited accountability and review. It is antithetical to the fair, public, and effective legal system that all Americans expect and deserve. Proponents of ISDS have failed to explain why our legal system is inadequate to the task. For the reasons cited above, we urge you to uphold the best ideals of our legal system and ensure ISDS is excluded from upcoming trade agreements.”
This isn’t a partisan issue. I don’t often agree with the conservative Cato Institute, and I suspect they don’t often agree with me. But the head of Cato’s trade policy program said:
“[ISDS] raises serious questions about democratic accountability, sovereignty, checks and balances, and the separation of power… Sen. Warren’s perspective on ISDS is one that libertarians and other free market advocates should share.”
The Obama Administration says you have nothing to worry about – to trust them that nothing could possibly go wrong. But they won’t release the text of the TPP agreement to the public for you to see it for yourself.
Frankly, “just trust us” isn’t good enough – not for a trade deal that multinational corporations have been working on for years while the public has been kept in the dark.
Hi anh Hoành,
Phần giới thiệu anh viết “Dân Canada có thể sẽ phải trả 300 nghìn đô la Mỹ “tiền bồi thường” cho công ty hầm mỏ.
Còn ở dưới bài dịch và nguyên tác là 300 triệu đô ạ.
e. Huấn.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Tks Huấn, anh chỉnh rồi.
A. Hoành
ThíchThích