Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Tiếp nối theo chuỗi bài Dân ca Dân nhạc Miền Nam, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một thể loại dân nhạc phổ thông nhất của Miền Nam. Đó là Vọng Cổ. Giai điệu chính trong bộ môn Cải Lương.
Nhạc sĩ Giang Tuyền trong bài Nguồn Gốc Cổ Nhạc Việt Nam dưới đây sẽ cho chúng ta tìm hiểu tổng quát hơn về lịch sử của thể loại dân nhạc độc đáo này:
“Các nghệ sĩ cổ nhạc [miền nam] đã không ngừng sáng tác trong gần một thế kỷ qua, với mục đích ngày càng phát triển bộ môn cổ nhạc được phong phú hơn. Theo tài liệu ghi lại, thì vào khoảng năm 1915 – 1916 có một loại hát gọi là “ca salon”. Ðó là một lối hát rất đơn giản, không có cảnh trí gì hết. Chỉ có một bộ ván. Trước bộ ván để một cái bàn chưn cheo. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem rất nghiêm trang. Có lẽ do ảnh hưởng của loại nhạc triều đình từ xưa còn rớt lại. Thường thì ca bản tứ đại lớp đầu. Chuyện thì dựa trên chuyện Lục Vân Tiên hay Kiều… Sau đó mới đến “ca ra bộ” có tánh cách tài tử. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Vọng cổ”