Di tích quốc gia “Vườn cam Nguyễn Huệ” biến thành…nương rẫy

(LĐO) XUÂN NHÀN – 2:52 PM, 26/06/2015

Tấm bia này là dấu hiệu duy nhất của di tích quốc gia

“Vườn cam Nguyễn Huệ” (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) là địa danh nổi tiếng trong quần thể căn cứ địa vùng Tây Sơn thượng đạo. Cách đây vài năm, trong một ý tưởng nhằm phát huy giá trị di sản và “đánh thức tiềm năng du lịch”, huyện Vĩnh Thạnh tiến hành lập dự án phục hồi vườn cam. Tuy nhiên, đó chỉ là… dự án. Trên thực tế, Vườn cam Nguyễn Huệ đã hoàn toàn… mất tích.

Tiếp tục đọc “Di tích quốc gia “Vườn cam Nguyễn Huệ” biến thành…nương rẫy”

Góc khuất cạnh Tháp Rùa

PHÓNG SỰ – () – Số 145 ĐỖ DOÃN HOÀNG – 7:48 AM, 27/06/2015

Khi trời về khuya, khu vực cây lộc vừng 9 gốc này là tụ điểm mua – bán dâm của những người đồng tính nam, nhiều trẻ em đã trở thành nạn nhân.

Trẻ bụi đời, trẻ lang thang vô gia cư, trẻ đánh giày bán báo, các “Tam Mao phiêu bạt”, “tổ bán báo xa mẹ”… là những cụm từ mà chúng ta hay dùng để chỉ các cháu không có một mái ấm gia đình bảo bọc từ thuở đầu xanh, sớm phải lần lữa kiếm miếng ăn nơi vỉa hè góc phố. Thế nhưng, giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này, ít ai ngờ hết được những tai ương, trớ trêu, cạm bẫy mà các cháu đang mắc phải.

Ví như, nạn lạm dụng tình dục trẻ em nam đang hành hoành một cách đáng sợ với yêu râu xanh Việt Nam lẫn ngoại quốc, trong khi các quy định luật pháp của chúng ta còn đầy bất cập trong sứ mệnh bảo vệ các cháu.
Tiếp tục đọc “Góc khuất cạnh Tháp Rùa”

Dân ca dân nhạc VN – Hát Chèo

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn bộ môn “Hát Chèo” miền Bắc.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn Chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm.

Tới thế kỷ 18, hình thức Chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Chèo”

550 tỷ nghiên cứu biến đổi gen: Vẫn quá ít

30/06/2015 05:00 GMT+7
 Đầu tư hơn 550 tỷ đồng trong vòng 10 năm để đưa công nghệ sinh học (CNSH) vào ứng dụng trong nông nghiệp, song, đến nay chưa có sản phẩm nào trong ngành trồng trọt được đưa vào thực tiễn sản xuất, những ngành khác đã có nhưng vẫn còn rất ít. Các sản phẩm mới chỉ dừng lại trong phòng thí nghiệm.

Theo bà Thủy, Việt Nam vẫn đang trong quá trình tạo ra những sản phẩm vật liệu phục vụ cho công nghệ di truyền gen, đồng thời những dòng giống mang gen kháng bệnh, kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ cùng với một số tính trạng khác mới đang triển khai ở giai đoạn đầu. Hay, nói như TS. Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, những sản phẩm này này chỉ mới dừng ở phòng thí nghiệm. Tiếp tục đọc “550 tỷ nghiên cứu biến đổi gen: Vẫn quá ít”

Kỳ vọng 20 năm tới: Một Việt Nam ngời sáng và thanh bình

21/05/2015 09:23 GMT+7

TTĐó là phác thảo hình ảnh đất nước Việt Nam 20 năm tới của một học sinh 16 tuổi ở TP.HCM với giải pháp là cần thay đổi mạnh mẽ nền giáo dục nước nhà.

Sông Sài Gòn sẽ được quy hoạch hợp lý để tăng thêm vẻ đẹp của TP.HCM - Ảnh tư liệu
Sông Sài Gòn sẽ được quy hoạch hợp lý để tăng thêm vẻ đẹp của TP.HCM – Ảnh tư liệu

Hai mươi năm nữa thôi, quãng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn để đưa đất nước phát triển vượt bậc với những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật mà con người Việt Nam làm chủ. Hai mươi năm sau, trên khắp ba miền là hàng trăm tòa nhà cao tầng, thậm chí chọc trời.

Cùng với đó là sự xuất hiện của những khu đô thị xanh mát được quy hoạch ngăn nắp, những con đường phẳng tắp trải dài như vô tận, không còn “ổ gà”, “ổ voi”. Sáng sớm bước ra là bầu không khí trong lành, dịu nhẹ với tiếng chim hót nức lòng và hàng cây bên dòng sông xanh xào xạc. Tiếp tục đọc “Kỳ vọng 20 năm tới: Một Việt Nam ngời sáng và thanh bình”

Mạnh về biển và giàu lên từ biển

KỲ VỌNG VIỆT NAM 20 NĂM TỚI

25/05/2015 08:44 GMT+7

TT – Tôi là người nặng lòng với biển. Tôi kỳ vọng trong 20 năm đến, biển đảo Việt Nam sẽ mang một dáng dấp mới, một hình hài mới, trở thành tâm điểm chú ý, ngưỡng mộ, học hỏi của các quốc gia khác.

Tôi kỳ vọng ngư dân sẽ sớm giàu lên từ biển - Ảnh: V.M.H.
Tôi kỳ vọng ngư dân sẽ sớm giàu lên từ biển – Ảnh: V.M.H.

Với tôi, biển đảo quê hương luôn là một sợi dây vô hình cứ mãi quấn chặt lấy tình cảm của tôi – một công dân Việt Nam – để rồi tôi miên man suy nghĩ, trăn trở và tự mình vẽ ra một viễn cảnh mong sẽ thành hiện thực trong 20 năm tới trên vùng biển đảo của đất nước tôi, nơi có Hoàng Sa, Trường Sa máu thịt, nơi có bóng dáng của những ngư dân ra khơi đánh cá mưu sinh mỗi ngày.

Hình hài mới cho biển Việt Nam

Tôi mong và đặt nhiều kỳ vọng trong 20 năm đến, biển đảo Việt Nam sẽ mang một dáng dấp mới, một hình hài mới. Khi đó, ngư dân ở 28 tỉnh, thành phố có biển của đất nước tôi đều sở hữu và làm chủ được những con tàu đánh cá hiện đại vỏ thép với máy móc phục vụ nghề biển tiên tiến bậc nhất trong khu vực, thay thế cho những chiếc tàu bé nhỏ, phương tiện đánh bắt thô sơ, thiếu thốn. Hơn 1,3 triệu ngư dân ở đất nước tôi sẽ không còn sống trong cảnh nghèo khổ, gia đình ngư dân nào cũng có nhà cao cửa rộng, sống trong cảnh sung túc, no đầy. Tiếp tục đọc “Mạnh về biển và giàu lên từ biển”

Miền đất hứa của doanh nghiệp vừa và nhỏ

KỲ VỌNG VIỆT NAM 20 NĂM TỚI

26/06/2015 09:40 GMT+7

TT – Có một xu hướng đã phát triển trong nhiều năm qua và sẽ còn ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến từng khu vực và quốc gia, đó là sự lớn mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Người dân, đại diện doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM. Những chính sách hỗ trợ đồng bộ sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời - Ảnh: Thuận Thắng
Người dân, đại diện doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM. Những chính sách hỗ trợ đồng bộ sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời – Ảnh: Thuận Thắng

Đó cũng là kỳ vọng của tôi về một tương lai của Việt Nam – miền đất hứa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

Làn sóng khởi nghiệp dâng cao

Tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ… DNVVN luôn là một thành tố rất quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế. Mỗi năm, trên 50% GDP quốc gia của các nước tiên tiến là do DNVVN tạo ra. Tiếp tục đọc “Miền đất hứa của doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Bán… thùng rác không dễ

29/06/2015 09:51 GMT+7

TTNhiều doanh nghiệp Việt  không thể nhớ đã cầm bao nhiêu hồ sơ mời thầu về xong rồi… ngó, thậm chí ngồi chờ vạ vật hàng giờ liền cốt sao gặp được người phụ trách…

Sản xuất pallet nguyên khối kích thước lớn tại Công ty CP Nhựa Sài Gòn - Ảnh: H.Khoa
Sản xuất pallet nguyên khối kích thước lớn tại Công ty CP Nhựa Sài Gòn – Ảnh: H.Khoa

Cầm trên tay “Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh cho gói thầu cung cấp 343 thùng rác công cộng 240 lít chứa rác thải sinh hoạt, một thùng rác công cộng 660 lít (bánh hơi) phục vụ các xã” do phòng tài nguyên – môi trường của một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long phát công khai, ông Lê Điền Trung – trưởng phòng thị trường Công ty CP Nhựa Sài Gòn – không tin vào mắt mình khi thấy thương hiệu SSI Schaefer (Đức) được in ngay trên trang bìa của tập hồ sơ mời thầu. Tiếp tục đọc “Bán… thùng rác không dễ”

Nhiều tàu Trung Quốc từng áp sát đảo Lý Sơn

29/06/2015 11:30 GMT+7

TTO – Đó là thông tin được ông Lê Quang Thích, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, báo cáo tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ sáng 29-6.

 			Cơ quan chức năng kiểm tra thiệt hại trên tàu cá QNg 90657 bị tàu Trung Quốc tấn công vào ngày 10-6 - Ảnh: Trần Mai
Cơ quan chức năng kiểm tra thiệt hại trên tàu cá QNg 90657 bị tàu Trung Quốc tấn công vào ngày 10-6 – Ảnh: Trần Mai

Ông Lê Quang Thích cho biết trong 6 tháng đầu năm, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Ngãi đã tổ chức cho bà con ngư dân, trong đó có huyện đảo Lý Sơn ra khơi bám biển.

Nhưng 6 tháng đầu năm đã có 34 tàu, 480 lượt ngư dân bị nước ngoài xua đuổi, uy hiếp, tấn công. Tiếp tục đọc “Nhiều tàu Trung Quốc từng áp sát đảo Lý Sơn”

Quốc tế phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông

TNChiều 27.6 (giờ địa phương), đông đảo bạn bè quốc tế cùng sinh viên, Việt kiều đã tụ họp tại khu vực quảng trường Liên Hiệp Quốc tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), để cùng tham gia diễu hành, ký kháng thư phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông.

Quốc tế phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông - ảnh 1
Toàn cảnh bãi Gạc Ma với các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép. Đá Gạc Ma là rạn san hô nằm trong cụm Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) – Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại diện cho giới trẻ, anh Lưu Vĩnh Toàn, Phó chủ tịch Hội Thanh niên Việt Nam tại Thụy Sĩ, đã có bài phát biểu nhấn mạnh đến các cơ sở pháp lý và các bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và từ rất lâu đời của Việt Nam. Các hoạt động của Trung Quốc xây dựng, bồi lấp làm thay đổi nguyên trạng các quần thể đảo ở Trường Sa trên Biển Đông là điều nhân dân Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận. Tiếp tục đọc “Quốc tế phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông”

Congress Has a Plan to Defend Your First Amendment Rights After Court’s Marriage Ruling

China pushes ahead with high risk, high cost nuclear

Paul Dorfman 20.05.2015

Chinadialogue.net – China accounts for almost half of the world’s new-build of nuclear reactors but recent delays, cost overruns and safety scares are challenging the country’s plans for atomic energy, writes Paul Dorfman

article image
The Qinshan nuclear power plant under construction in Haiyan County in China’s eastern province of Zhejiang. China could have around 50 such stations hooked up to the grid by the end of the decade (Image by baike)

Nuclear power has had a makeover. What was once seen as a futuristic source of limitless energy has been reframed as a response to global warming, an ideal solution for countries looking for a continuous source of low-carbon power. But who are these countries? Tiếp tục đọc “China pushes ahead with high risk, high cost nuclear”

How should we address nuclear risks in Asia?

CSIS.org – While North Korea would appear to be the most prominent nuclear risk in Asia, the United States faces a more complex web of nuclear challenges as it works to build secure and sustainable relationships in that region. More than ever, a strong U.S. role in nuclear energy and nonproliferation in that region will be crucial for reducing emerging nuclear risks.

Without a doubt, nuclear energy will grow fastest in Asia, given the ambitious construction plans of China and South Korea, and the tremendous energy needs of other emerging economies and exploding populations. This contrasts with Europe and the Americas, which are likely to see little growth or perhaps even decline in nuclear energy. Unlike in the 1970s when U.S. Nuclear exports dominated the global market, the nuclear power plants that will be constructed in Asia are much more likely to be “homegrown”—that is, built by Chinese, Japanese, and South Korean nuclear vendors. In all three cases, there is a tremendous learning curve in nuclear governance, for domestic and export programs.In China, the rapid pace of nuclear power plant construction (16 operating and 29 under construction) is placing strains on a relatively small regulatory system, prompting outside concerns that China needs more resources (financial and human) for nuclear regulation. After the March 2011 Fukushima nuclear power plant accident in Japan, China halted construction for a year although targets for growth have not changed. Tiếp tục đọc “How should we address nuclear risks in Asia?”

Ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc và sự an nguy của tổ quốc

Tiến sĩ Bạch X. Phẻ
Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh

Boxitvn – Nhân duyên chúng tôi, một người học môi sinh và một người học hoá, gặp nhau trên đất Thái trong dịp thuyết trình hai đề tài liên quan đến Môi sinh và cách thức lãnh đạo bằng chánh niệm tại Đại Lễ Phật Đản Vesak 2015 – Tam Hiệp của Liên Hợp Quốc. Sau những ngày tâm sự và làm việc chung, cũng như trước những băn khoăn và ưu tư hướng về Tổ quốc. Chúng tôi quyết định viết bài ngắn này để cho người dân nhận thức được những diễn biến có thể xảy ra liên quan đến sự an nguy của đất nước.  Trong năm 2015 này, có hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đưa vào hoạt động mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

Trường hợp 1 –  Cảnh báo về Nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Tây

Một nhà máy điện hạt nhân đang được hoàn thành ở gần thành phố Qinzhou thuộc Quảng Tây. Nhà máy mang tên là Fangchenggang, được khởi công xây dựng năm 2010 và sẽ bắt đầu hoạt động vào năm nay 2015. Trong giai đoạn 1, nhà máy có hai lò với công xuất 2000 MW và vốn đầu tư là $3.7 tỉ USD.  Còn có thêm 4 lò với công suất 4000 MW và tổng số đầu tư là $10.4 tỉ USD.  Với công suất rất cao này sự thiệt hại, nếu bị rủ ro tại nạn rảy ra thì de doạ đến tính mạng và đời sống của nhiều người dân.
Tiếp tục đọc “Ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc và sự an nguy của tổ quốc”

Tiếng Anh của người Việt ở tầm thế giới

BÀI DỰ THI “KỲ VỌNG VIỆT NAM 20 NĂM TỚI”

27/05/2015 11:09 GMT+7

TTO – Trước xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam, tôi mong trong vòng 20 năm tới, tiếng Anh của người Việt sẽ vươn tầm thế giới.

Trong ảnh là một lớp tiếng Anh cho trẻ em ở làng chài ven sông Lạch Tray thuộc địa phận P.Ngọc Sơn, Q.Kiến An, TP Hải Phòng. - Ảnh tư liệu
Trong ảnh là một lớp tiếng Anh cho trẻ em ở làng chài ven sông Lạch Tray thuộc địa phận P.Ngọc Sơn, Q.Kiến An, TP Hải Phòng. – Ảnh tư liệu

Giới trẻ Việt Nam trong 20 năm tới sẽ tự tin hơn vì có đủ năng lực tiếng Anh để sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếng Anh khi đó sẽ trở thành một công cụ chứ không phải đơn thuần là môn học.

Từng người trong xã hội sẽ sử dụng vốn tiếng Anh của mình để giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam hiền hòa, thân thiện và hiếu khách. Tiếp tục đọc “Tiếng Anh của người Việt ở tầm thế giới”