Dân ca dân nhạc VN – Hát Bội/Tuồng Huế

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Nhã Nhạc Cung Đình Huế”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Hát Bội/Tuồng Huế”, một bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo khởi nguồn từ thời đại Đàng Ngoài đến thời đại Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam chúng ta, do ông Đào Duy Từ phục hưng từ năm 1627 cùng với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, và đã một thời cung cấp cho Vương triều nhà Nguyễn một nền văn hóa truyền thống mang tầm ảnh hưởng đến vùng đất Chín Rồng như chúng ta được biết. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Bội/Tuồng Huế”

PGS Philippines: ‘Mong Việt Nam hành động mạnh hơn về biển Đông’

VNN – “Từ lý do đó, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, và chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể là bên thứ ba mặc nhiên chịu ảnh hưởng trong vụ kiện đường lưỡi bò”.

LTS: Việt Nam và Philippines đang trong quá trình tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn PGS. Richard Javad Heydarian của Đại học De La Salle (Philippines) về vấn đề này. PGS. Heydarian đồng thời là Cố vấn chính sách của Hạ viện Philippines, và cây bút trên Huffington Post, The National Interest, Aljazeera… 

biển Đông, Việt Nam, Philippines, Mỹ, đường lưỡi bò, Trường Sa, Hoàng Sa, đảo nhân tạo, Trung Quốc, tòa quốc tế, kiện
PGS. Richard Javad Heydarian. Ảnh: Huỳnh Phan

Philippines và Việt Nam đang tiến tới mối quan hệ đối tác chiến lược. Xin ông cho biết việc 2 nước có mối quan tâm chung là tình hình an ninh Biển Đông và cùng có tranh chấp với Trung Quốc, điều này có phải là quá muộn không, khi Việt Nam với Thái Lan và Singapore đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trước đó?  Tiếp tục đọc “PGS Philippines: ‘Mong Việt Nam hành động mạnh hơn về biển Đông’”

Nỗi lo bị trù dập

(LĐĐS) – Số 22 LÊ AN NHIÊN – 7:29 AM, 14/06/2015

Để phát triển, cần chấp nhận những ý kiến trái chiều.

LD – “Đấu tranh thì tránh đâu” là tâm lý chung của nhiều người lao động (NLĐ) khi bị chèn ép nhưng không dám khiếu nại, phản ứng khiến quyền lợi bị xâm phạm.

 
“Hôm Cty tổ chức đối thoại, giám đốc muốn chúng tôi trình bày thẳng thắn những khúc mắc của mình, ban giám đốc sẽ giải quyết. Nhưng khi tôi “trình bày thẳng thắn” rồi thì tôi nhận được tin nhắn rằng “ông chuyên gia ngỏ lời cảm ơn vì tôi đã tố cáo ông với giám đốc”. Tôi lo lắng lắm!”, nữ công nhân (CN) Cty may mặc K (huyện Hóc Môn, TPHCM) trình bày. Tiếp tục đọc “Nỗi lo bị trù dập”

Sự cự tuyệt của người thổ dân làm lung lay niềm tin của châu Á vào các kế hoạch khí đốt của Canada

Bloomberg.com – Các nhà đầu tư châu Á đang mất dần niềm tin vào khả năng cung cấp dầu và khí tự nhiên xuyên Thái Bình Dương khi mà một dự án xuất khẩu lớn khác cũng đã sa lầy do sự phản đối của người thổ dân bản xứ.

Một cộng đồng thổ dân ở Bờ Tây đã từ chối gần 1 tỉ Đô la tiền đền bù từ Công ty Xăng Dầu Quốc gia Malaysia, khiến cho tương lai của một trong những sự đầu tư xuất khẩu khí đốt tiên tiến nhất của Canada rơi vào tình thế nguy khốn. Đây là khó khăn mới nhất ngăn cản sự tiếp cận của châu Á tới nguồn năng lượng của Canada khi mà các đường ống dẫn và các trạm tiếp nhận cần thiết để vận chuyển nhiên liệu thô qua biển gặp phải sự phản đối của cộng đồng người bản xứ.

Sự cự tuyệt tập trung vào những rào cản mà Canada phải đối mặt trong các nỗ lực cạnh tranh với Mỹ và Úc nhằm thu hút nhu cầu nhiên liệu đang tăng lên của châu Á, ví dụ như 19 đề xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu khí đốt Bờ biển Thái Bình Dương Canada.
“Điều này gửi một dấu hiệu rất xấu tới thế giới rằng Đó hãy nhìn vào Canada”, Gord Nettleton – một cộng sự tại Calgary của hãng luật McCarthy Tetraut nói. [Calgary là một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada]. Sự từ chối này đặt ra một câu hỏi: “Làm thế nào để kiểm soát được căn nhà của chính bạn?” Tiếp tục đọc “Sự cự tuyệt của người thổ dân làm lung lay niềm tin của châu Á vào các kế hoạch khí đốt của Canada”

Châu Á cân nhắc hạn chế và bỏ án tử hình

VNN – Một số nước châu Á đang cân nhắc xem xét giảm, hạn chế, thậm chí xóa bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh, trong đó có tội buôn bán ma túy với chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính nhân đạo trong việc xử lý người phạm tội.

Kêu gọi xóa án tử hình ở châu Á

tử hình, ECPM, ADPAN, Malaysia, Kuala Lumpur, Nepal, Bhutan, Philippines, Campuchia, Mông Cổ, Timor Lester, Lào, Myanmar, Brunei
140 nước đã bỏ hình phạt tử hình trên luật hoặc trên thực tế. Trong đó, 98 nước (màu xanh lá cây) bỏ hình phạt tử hình; 7 nước bỏ hình phạt tử hình cho các tội danh thông thường (tím); 35 nước có án tử hình nhưng không thi hành trên thực tế (vàng nhạt); còn lại 58 nước – đỏ) vẫn duy trì hình phạt tử hình.

Cân nhắc án tử hình

Một bộ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Malaysia, ông Datuk Paul Low Seng Kuan hôm 11/6 đã công khai lên tiếng ủng hộ việc xem xét lại hình phạt tử hình đối với tội buôn bán chất ma túy. Tiếp tục đọc “Châu Á cân nhắc hạn chế và bỏ án tử hình”