Về một thách thức trong quá trình học hỏi 

28/01/2015 08:47 GMT+7

 

TTMỗi đất nước, dân tộc, văn hóa, thậm chí mỗi cá nhân là một vũ trụ phức tạp. Thách thức trong quá trình học hỏi là nhận biết được sự phức tạp, những xung đột, những chấn thương, những năng lượng… của một quốc gia, của một nền văn hóa.

Minh họa: MẶC TUẤN
Minh họa: MẶC TUẤN

Sự trì trệ kinh tế trong năm năm qua có lẽ đã làm tổn hại tới lòng tự tin của người Việt. Cái hào hứng, hồ hởi, phấn khởi của thời kỳ 2007-2008 đã nhường chỗ cho trạng thái bi quan, bực bội và cáu bẳn, người ta đổ lỗi cho những người xung quanh.

Một cộng đồng người Việt nào đó hiện ra trên báo chí và mạng xã hội như một tập thể lười biếng, ngày ngày chỉ lượn từ quán trà chanh sang hàng bia hơi, sau đó thì hoặc là đi bắt trộm chó, hoặc gia nhập đám đông đánh trộm chó một cách phấn khích man rợ và chỉ dừng lại khi thấy một xe tải chở bia bị đổ ra đường. Rồi người ta bảo: Văn hóa thì đã “xuống cấp”, và đạo đức hoàn toàn “băng hoại”. Tiếp tục đọc “Về một thách thức trong quá trình học hỏi “

Dịch thuật sử học VN trong thế giới phẳng

13/02/2015 10:37 GMT+7

TT Một nền học mới khởi đi từ khoảng 100 năm trước đã để lại những dấu ấn sâu sắc tại nhiều quốc gia châu Á, khi mà những tiếp biến khoa học, văn hóa và tri thức nói chung ngày một tấp nập và đa chiều. Trong góc nhìn khoa học xã hội, cụ thể là với nền sử học hiện đại Việt Nam, thử nhìn lại việc dịch thuật các tác phẩm sử để đo lường chiều sâu, bề rộng của quá trình này.

Tranh: Nguyễn Ngọc Thuần

Tranh: Nguyễn Ngọc Thuần

Chuyện bên láng giềng

Cuối tháng 8 năm rồi, một bản tin trên trang web của Đại học Vân Nam (Trung Quốc) không thể không bắt chúng ta phải nghiền ngẫm. Bản tin thông báo dự án “Dịch thuật các nghiên cứu về Đông Nam Á của ngoại quốc” đã khởi động từ ngày 12-7-2014. Tiếp tục đọc “Dịch thuật sử học VN trong thế giới phẳng”

Nông nghiệp hữu cơ: Cơ hội và thách thức chia đều

(HCVN) – Với lợi thế là một nước sản xuất nông nghiệp lâu đời cộng với đặc tính không sử dụng hóa chất như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng … bền vững với đất đai, hệ sinh thái, tốt cho sức khỏe, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là hướng đi tất yếu cho Việt Nam.

Manh nha thị trường

Là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với 80% dân số làm trong nông nghiệp, lượng xuất khẩu lúa gạo hàng năm đứng trong danh sách đầu của thế giới, Việt Nam có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất tốt. Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp hàng ngàn năm, cha ông ta đã đúc rút được một kho tàng kinh nghiệm thâm canh quý giá. Rõ ràng, VN đã có truyền thống SX nông nghiệp hữu cơ truyền thống từ nghìn đời nay và đang được sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức IFOAM. Là nước đi sau trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước.Tuy tạo ra được nhiều nông sản nhưng chất lượng kém nên thu nhập của đại bộ phận nông dân vẫn thấp do phải cạnh tranh thị trường ở phân khúc giá rẻ. Điều quan trọng hơn là phương cách hóa học hóa nông nghiệp để thâm canh, tăng vụ mà VN theo đuổi suốt 40 năm qua hình như đã chạm trần. Tiếp tục đọc “Nông nghiệp hữu cơ: Cơ hội và thách thức chia đều”

Để bảo vệ chủ quyền và tự do hàng hải

19/06/2015 09:55 GMT+7

TTTừ tháng 5-2014, tức cùng thời điểm với vụ giàn khoan Hải Dương 981, báo chí Trung Quốc bắt đầu đưa tin về việc triển khai bồi đắp các thực thể tại quần đảo Trường Sa.

Đến nay, tháng 6-2015, sau hơn một năm, Trung Quốc đã và đang hoàn thành việc bồi đắp bãi Vành Khăn, Xu Bi, Tư Nghĩa, Gaven (nằm dưới mặt biển khi thủy triều cao) và đá Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma (cao hơn mặt biển khi thủy triều dâng). Nước này đã xây dựng trái phép trên các thực thể được cải tạo đó nhiều cơ sở hạ tầng, bến cảng, hệ thống viễn thông, dân sự và quân sự. Các hình ảnh vệ tinh gần đây nhất cho thấy Trung Quốc đang hoàn thành đường băng dài 3km trên đá Chữ Thập.

SO SÁNH MỨC ĐỘ XÂM PHẠM

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Việc bồi đắp các thực thể tại Trường Sa nghiêm trọng hơn rất nhiều, là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với các thực thể đó, đồng thời xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển lân cận. Tiếp tục đọc “Để bảo vệ chủ quyền và tự do hàng hải”

Án oan sai: Sửa lỗi thế nào?

13/06/2015 07:07 GMT+7

TTBáo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có rất nhiều con số cho thấy bóng ma oan, sai lẩn quất trong tất cả các khâu của tố tụng hình sự. Mỗi người dân bị xử oan, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử làm sai là một lần thua cuộc của cả nền tư pháp, công lý phải bẽ bàng. Chỉ khi mỗi số phận con người đều được tôn trọng, nền tư pháp cẩn trọng trước từng công dân thì lúc đó mới có cơ hội tránh được oan sai, công lý mới được thực thi.

Minh họa: Đức Trí
Minh họa: Đức Trí

Nhìn bề ngoài, 71 trường hợp oan sai được phát hiện chiếm tỉ lệ nhỏ trong các vụ được điều tra, truy tố, xét xử, khiến không ít người bảo không nhiều. Nhưng chỉ cần hai phát biểu tại nghị trường cũng cho thấy bàn chuyện nhiều – ít là vô nghĩa: “Oan sai chỉ cần một vụ cũng đã rúng động xã hội rồi”, “Làm oan một người mà tử hình chẳng hạn thì còn nói gì nữa”.

Hệ lụy từ những năm tháng tù oan không thể bù đắp: tự do, danh dự, cuộc sống, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản người bị oan, của người thân quen, những mất mát về tinh thần, tình cảm. Và còn bao nhiêu người bị oan sai chưa có cơ hội, điều kiện để kêu oan, thậm chí không dám kêu oan? Tiếp tục đọc “Án oan sai: Sửa lỗi thế nào?”

Phát triển đô thị theo giao thông công cộng

06/04/2015 16:58 GMT+7

TTCả Hà Nội và TP.HCM đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tàu điện ngầm. Có lẽ giờ là thời điểm tốt nhất để Nhà nước có những chính sách hợp lý nhằm phát triển đô thị Việt Nam trên định hướng vận tải công cộng.

Nhà ga cho hệ thống tàu điện ngầm đang được xây dựng ở TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Nhà ga cho hệ thống tàu điện ngầm đang được xây dựng ở TP.HCM – Ảnh: Quang Định

Như đã phân tích trong bài “Phát triển đô thị: xe máy, nhà ống và kinh tế vỉa hè” (TTCT ngày 28-2-2015), ba đặc trưng riêng của đô thị Việt Nam bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng, công tác quy hoạch không phát huy tác dụng nhưng đổi lại là phản ứng linh hoạt của Nhà nước.

Vô hình trung điều này đã tạo ra một cấu trúc đô thị khá hài hòa ở Việt Nam. Tuy nhiên, hình thái đô thị này chỉ có thể chấp nhận với trình độ phát triển hiện tại. Tiếp tục đọc “Phát triển đô thị theo giao thông công cộng”

Một cọng rơm cũng cần được hiểu

15/04/2015 09:07 GMT+7

TTNgày nay, những từ như “không gian xanh” và “thực phẩm hữu cơ” mang một âm hưởng xa xỉ và dường như không thuộc về số đông cũng như cách rất xa hiện tại. Nhưng lẽ ra chúng có thể ở rất gần mỗi người.

 

Năm 25 tuổi, sau một cơn bệnh nặng, Masanobu Fukuoka bỏ việc ở bộ phận thanh tra cây trồng thuộc Cục Hải quan Yokohama. Bị thúc đẩy bởi những suy tư về sự vô nghĩa của con người trước vạn vật vô biên, ông quay lại trang trại của cha và bắt đầu thực hành “nông nghiệp vô canh” để xác nhận những điều mình tin.

Tiếp tục đọc “Một cọng rơm cũng cần được hiểu”

Diplomacy changes, construction continues: New images of Mischief and Subi Reefs

June 18, 2015

amti.csis – On June 16, 2015, China’s Foreign Ministry spokesman Lu Kang announced that “as planned, the land reclamation project of China’s construction on some stationed islands and reefs of the Nansha (Spratly) Islands will be completed in the upcoming days.” He went on to note that after land reclamation on existing features was complete, China would continue to construct facilities on its new islands. As of June 17, AMTI assesses that two of China’s land reclamation projects are fully complete, three are nearly complete, and two are ongoing, with active land reclamation still taking place. The map below shows the current status of China’s Spratly building projects.

Tiếp tục đọc “Diplomacy changes, construction continues: New images of Mischief and Subi Reefs”