Dân ca dân nhạc VN – Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Ca Huế”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Nhã Nhạc Cung Đình Huế”, một bộ môn âm nhạc cung đình chính thống đặc thù trong các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn, của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”. “Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”. Cùng với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận. Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc – trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Nhã Nhạc Cung Đình Huế”

Biển Đông dậy sóng tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc

TNTại Liên Hiệp Quốc, đại diện Việt Nam và Philippines đều lên tiếng cảnh báo về hậu quả từ những hoạt động bồi đắp quy mô lớn phi pháp ở Biển Đông.
Trung Quốc xây đại công trình phi pháp ở đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trung Quốc xây đại công trình phi pháp ở đá Gạc Ma thuộc Trường Sa – Ảnh: Mai Thanh Hải

Từ ngày 8 – 12.6 (giờ địa phương) tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Mỹ diễn ra Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) với sự tham dự của 136/167 quốc gia thành viên cùng các nước quan sát viên và nhiều tổ chức quốc tế.

Tiếp tục đọc “Biển Đông dậy sóng tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc”

Công nhân đình công đòi quyền… đi vệ sinh

Gần 900 công nhân Cty Shilla Bags ngừng việc đòi quyền….đi vệ sinh.

 
Theo y khoa thì một người bình thường, khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu 8 lần, mỗi lần khoảng 300ml, tổng không quá 3.000ml/ngày… Thế nhưng công nhân nữ đang làm việc ở nhiều nhà máy hiện nay, mỗi ngày họ chỉ được phép đi vệ sinh không quá… 2 lần! Khi nhu cầu tế nhị, bức thiết bị quản thúc, nhiều công nhân cam chịu thì chấp nhận nhịn uống nước, nhịn đi tiểu, nhưng cũng có công nhân phản kháng bằng cách đình công đòi quyền… đi vệ sinh!

Phải đeo thẻ và tính từng phút…

Lần đầu tiên tôi tiếp nhận vụ việc liên quan đến “chuyện tế nhị” là của một nữ công nhân (CN) tên Thùy Dung đang làm việc ở Cty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam (KCX Tân Thuận, Q.7, TPHCM). Theo nội quy của Cty Daiwa, CN khi làm việc phải đội nón màu xanh, đi vệ sinh đội nón màu cam và báo cáo với giám sát, ghi rõ giờ ra, giờ vào nhà vệ sinh trong “Bảng ghi chép nhân viên đi ra ngoài”. Tiếp tục đọc “Công nhân đình công đòi quyền… đi vệ sinh”

Trường mầm non “mắc kẹt” bởi thông tư

15/06/2015 09:43 GMT+7

TT – Tiến không xong, lùi không được, ngành giáo dục mầm non TP.HCM đang thực hiện nghị quyết 01/2014 về hỗ trợ giáo dục mầm non của HĐND TP đã vấp phải nhiều vướng mắc.

Ngoài công tác giảng dạy, trẻ mầm non cần được nuôi dưỡng, chăm sóc nên rất cần lực lượng bảo mẫu. Trong ảnh: trẻ 6-18 tháng tuổi đang học với giáo viên - Ảnh: Mỹ Dung
Ngoài công tác giảng dạy, trẻ mầm non cần được nuôi dưỡng, chăm sóc nên rất cần lực lượng bảo mẫu. Trong ảnh: trẻ 6-18 tháng tuổi đang học với giáo viên – Ảnh: Mỹ Dung

Vướng mắc do những quy định trong thông tư liên tịch 06/2015 giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ ký ngày 16-3-2015.

Từ khi thực hiện nghị quyết 01/2014 của TP.HCM, các trường mầm non công lập lại càng rối vì thành phố thì cho phép nhưng luôn trong tình trạng “chờ” những kiến nghị để các bộ ngành trung ương giải quyết. Tiếp tục đọc “Trường mầm non “mắc kẹt” bởi thông tư”