Để việc hiến tạng được xã hội đón nhận

26/06/2015 16:16 GMT+7

TTCT số 21 và 22 đặt ra vấn đề thực hiện “di chúc y khoa” ở VN. Đây là vấn đề thiết thân với nhiều người và liên quan mật thiết đến vấn đề hiến và ghép tạng. Nhưng nguồn tạng để thực hiện lại đang gặp nhiều “vấn đề” ở VN.

 			Ở VN nhiều người sẵn sàng hiến tạng cứu người, nhưng thủ tục và cách làm cần được cải tiến - Ảnh: brevia.hcura.org
Ở VN nhiều người sẵn sàng hiến tạng cứu người, nhưng thủ tục và cách làm cần được cải tiến – Ảnh: brevia.hcura.org

Ở Mỹ, qua tuổi thành niên, khi làm di chúc y khoa, bạn được hướng dẫn chi tiết về việc cho, tặng tạng và mô của mình sau khi chết. Mỗi khi nằm viện, các bác sĩ phải xem lại di chúc y khoa của bệnh nhân để tuân theo các ước nguyện của họ.

Nếu có tai nạn trên đường, nhân viên cảnh sát hay cấp cứu đều có ý thức về ước nguyện cho tạng của nạn nhân và dễ dàng truy cập những cơ quan liên quan để tiến hành thủ tục. Nói cách khác, việc hiến tạng cần nguồn lực tổng hợp của các cơ quan giao thông, y tế, tài chính, giáo dục… Tiếp tục đọc “Để việc hiến tạng được xã hội đón nhận”

HẠN HÁN: Không còn là vấn đề của riêng ngành nông nghiệp 

24/06/2015 13:22 GMT+7

TTCT Cho đến nay, cả ba hình thái hạn nông nghiệp, hạn khí tượng thủy văn và hạn kinh tế – xã hội đều đã hiện diện tại Việt Nam.

 			Suy giảm lượng mưa đầu mùa (15-5 - 15-6) thập niên 2030 so với thập niên 1980 (biểu đồ do tác giả lập)
Suy giảm lượng mưa đầu mùa (15-5 – 15-6) thập niên 2030 so với thập niên 1980 (biểu đồ do tác giả lập)

Việt Nam đã chịu đựng những thiệt hại đáng kể về kinh tế – xã hội trong các thập kỷ qua do hạn hán. Các trận hạn hán lớn trong những năm 1997 và 2002 đã ảnh hưởng trực tiếp tới khoảng 3 triệu người (1997) và 1,3 triệu người (2002), gây thiệt hại kinh tế lần lượt là 407 triệu đôla Mỹ và 200 triệu đôla Mỹ (UNISDR và Ngân hàng Thế giới, 2010).

Suốt hơn 10 năm qua, ở khu vực miền Trung, Tây nguyên, vùng Đông Nam bộ chưa có lúc nào người dân phải hứng chịu những đợt khô hạn và nắng nóng nặng như năm nay. Tiếp tục đọc “HẠN HÁN: Không còn là vấn đề của riêng ngành nông nghiệp “

Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường

26/06/2010 02:28 GMT+7

TTCT LTS: Cần có chủ trương đối với chữ Hán là một trong các kiến nghị được Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” đưa ra cuối tuần qua. Chúng tôi giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang cho TTCT về kiến nghị này.

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã… Sinh viên ngay cả ngành khoa học xã hội và nhân văn mà vốn từ hết sức nghèo nàn, nhiều người trong số họ không có khả năng hiểu được những từ gắn với nhà trường như: học phong, môn phong, đồng song, đồng môn…

Tiếp tục đọc “Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường”

Người Việt cư trú ở nước ngoài phải về Việt Nam bầu cử

IFLuật bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 25/6 với 449 ĐBQH, tỷ lệ 90,89%.

Người Việt cư trú ở nước ngoài phải về Việt Nam bầu cử

Trước ý kiến đề nghị quy định cách thức để cử tri là công dân Việt Nam cư trú, làm việc ở nước ngoài thực hiện quyền bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho biết, Luật hiện hành cũng như các quy định trong dự thảo Luật này không hạn chế quyền bầu cử cũng như quyền ứng cử của công dân Việt Nam là người cư trú, làm việc ở nước ngoài.

“Tuy nhiên, vì những lý do chưa thể xử lý được về kỹ thuật bầu cử nên trong giai đoạn trước mắt chúng ta chưa thể bảo đảm tổ chức việc bỏ phiếu bầu cử ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy, để thực hiện quyền bầu cử, công dân Việt Nam cần thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 29 của dự thảo Luật. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này của dự thảo Luật.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND với tỷ lệ trên 90%

Tiếp tục đọc “Người Việt cư trú ở nước ngoài phải về Việt Nam bầu cử”

Dân ca dân nhạc VN – Ngâm Thơ Miền Bắc

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn bộ môn “Ngâm Thơ” của miền Bắc, Việt Nam. 

Người Việt Nam thì ai ai cũng làm thơ, nhưng “Ngâm Thơ” thì phong phú nhất là ở Miền Bắc.  Thể thơ Lục Bát, rất tự nhiên trong ngôn ngữ Việt Nam, đã có từ trong ca dao tục ngữ và dân nhạc từ thời cổ đại. Sau đó thì các thể thơ Đường Luật du nhập vào Việt Nam.  Hai bài theo thể thơ Đường đầu tiên được biết đến là “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, và “Quốc Tộ” của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Trải dài cho đến thời kỳ đầu thập niên 1930 với “Phong Trào Thơ Mới” và bài thơ Tình Già của Phan Khôi, tiếp diễn cho đến ngày nay.

Dù rằng chưa có một định nghĩa chính xác về “Thơ”, nhưng chúng ta không thể phủ nhận “Thơ” là một phần của cuộc sống, là một cách/phương tiện dùng để bày tỏ cảm xúc riêng tư không chỉ bằng từ ngữ mà còn bằng cả trái tim của tác giả. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Ngâm Thơ Miền Bắc”