Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Tiếp theo Lý Xứ Huế, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Hò Xứ Huế. Trước hết mình có hai bài dẫn giải về các điệu hò của xứ Huế, (1) trích đoạn trong bài “Những Thể Điệu Dân Ca Xứ Huế” của Giáo sư Kiêm Thêm, (2) bài “Chữ Hiếu Qua Các Điệu Hò Miền Trung” của ông Nguyễn Đức Tăng để các bạn rộng đường tham khảo về một thể loại dân ca truyền thống VN, của kinh đô triều Nguyễn một thời, rất được người dân miền Trung ưa chuộng.
Sau đó là 5 video clips do các nghệ nhân xứ Huế biểu diễn một số các thể điệu Hò của xứ Huế. Duy chỉ clip thứ 6 là điệu Hò Tiếp Linh do một vị sư (và người phụ họa) hò trong lúc làm lễ tang cho một gia đình Phật tử.
Mời các bạn.
Túy Phượng
Hò Xứ Huế
(GS Kiêm Thêm)
Vùng đất Huế, Quảng Trị, Thừa Thiên cũ là vùng đồng bằng chật hẹp, có nhiều sông ngòi, đầm phá; nơi đây chính là chốn sản sinh hàng chục điệu hò hát, gợi lên những hương vị đặc sắc trong miền. Hò hát thể hiện trong bất cứ trường hợp nào. trên cạn thì có hò xay lúa, hò giã gạo, hò khoan, hò hụi, hò nện, hò giã vôi… trên sông, trên đầm phá thì có hò đẩy nôốc, hò mái đẩy, hò mái nhì, hò đua ghe… Nội dung những câu hò thể hiện tình cảm, động viên cổ vũ khích lệ, lại thường pha hài hước, trách móc, châm chọc. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hò Xứ Huế”