English: How A Mississippi Funeral Home Showdown Freaked Out The White House
Kỳ 4: Lật tẩy vụ nhà tang lễ Mississippi khiến Nhà trắng hoảng sợ ra sao
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Một hệ thống pháp lý bí mật toàn cầu trao cho các công ty sức mạnh đòn bẩy đối với các quốc gia nơi mà họ hoạt động. Mọi người đều nói rằng Mỹ không có gì phải lo ngại, bởi vì luật của Mỹ rất công bằng từ thưở ban đầu. Tất cả đều sai. Phần 4 của cuộc điều tra BuzzFeed News – đọc toàn bộ các phần tại đây.
Cuộc khủng hoảng gióng lên hồi chuông cảnh báo ở mức độ cao nhất tại Nhà trắng thời tổng thống Bill Clinton. Nếu chính quyền nhận định sai, hàng trăm triệu đô tiền thuế của dân có thể sẽ mất và có thể châm ngòi cho một cơn sóng ngược chống lại một trong những thành tựu mà tổng thống đã rất vất vả để đạt được, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ – NAFTA.
Bộ Tư pháp thậm chí còn cảnh báo rằng sự thất bại “có thể làm xói mòn nghiêm trọng hệ thống công lý của chúng ta”.
Tất cả điều này là nói về một vụ tranh chấp nhỏ ở Mississipi giữa các công ty dịch vụ nhà tang lễ.
Đây không phải là loại vụ việc binh thường có thể thu hút sự chú ý của các quan chức cấp cao trong chính quyền liên bang, chứ chưa nói đến việc khiến họ hoảng sợ. Tuy nhiên một trong số các công ty trong vụ này có trụ sở tại Canada đã đi một bước chấn động: đâm đơn kiện vụ án đầu tiên chống lại Mỹ theo một điều khoản ít được chú ý trong Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cho phép các doanh nghiệp nước ngoài kiện nước chủ nhà trước một hội đồng trọng tài tư, thường là các luật sư doanh nghiệp tinh hoa.
Hệ thống toà án tư nhân toàn cầu này được thiết kế với mục đích bảo vệ các công ty quốc tế khi bị chính quyền bất hảo của quốc gia chiếm dụng tài sản hay phân biệt đối xử một cách trắng trợn, tuy nhiên, hệ thống lại đang dần biến thành một công cụ mà các công ty có thể sử dụng để buộc các quốc gia chi ra hàng trăm triệu đô hay thậm chí là hàng tỉ đô vì đã yêu cầu các nhà đầu tư tuân thủ các luật lệ và quy định bình thường.
Kể từ khi NAFTA có hiệu lực vào năm 1994, kênh pháp lý mờ nhạt này, vốn được biết đến là điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia chủ nhà, hay ISDS (investor-state dispute settlement), đã mở rộng thành một xu hướng yêu sách hợp pháp, với rất nhiều trong số vụ là chống lại các quốc gia nghèo hoặc đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Phán quyết của siêu toà án toàn cầu này có một sức mạnh khổng lồ – ở Mỹ, chúng có giá trị tương đương với quyết định của Toà tối cao – và thực sự không có quyền chống án.
ISDS có một người ủng hộ quan trọng, một người hỗ trợ với sức mạnh ngoại giao và kinh tế khổng lồ: nước Mỹ.
Trong tuần này, một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng của BuzzFeed News lần đầu tiên tiết lộ phạm vi hoạt động thật sự của hệ thống này và những nguy hiểm mà nó tạo ra: cách thức doanh nghiệp sử dụng ISDS để đe doạ các quốc gia tự dỡ bỏ luật của mình và để cứu giám đốc điều hành của các công ty này thoát khỏi tội ác mà họ đang bị cáo buộc, trong khi một số công ty tài chính thì tìm cách biến đổi hệ thống pháp lý toàn cầu này thành cỗ máy kiếm tiền. Cùng lúc đó, sự phản đối đã khiến các nhân vật chính trị cả hai phe tả, hữu chống lại ISDS, và một số quốc gia thì bác bỏ các hiệp định thương mại và đầu tư cho phép ISDS.
ISDS có một người ủng hộ quan trọng, một người hỗ trợ với sức mạnh ngoại giao và kinh tế khổng lồ: nước Mỹ. Thực tế, tổng thống Barack Obama đang yêu cầu Quốc hội cho phép mở rộng ISDS bằng cách phê chuẩn một thoả thuận thương mại quy mô lớn, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP. Trong khi liên tục loan báo về tác dụng của ISDS với các quốc gia khác, Mỹ lại hiếm khi ràng buộc mình vào các hiệp định với các nước giàu, những nước mà các tập đoàn lớn của họ có thể sẽ tiến hành những vụ kiện ISDS lớn. TPP sẽ thay đổi cơ bản điều đó và khiến cho Mỹ có thể bị tác động bởi các yêu sách của các công ty lớn đến từ các nước phát triển như Nhật Bản hay Úc. Đáp lại những lo ngại rằng ký kết các thoả thuận thương mại mới sẽ khiến nước Mỹ chìm trong các yêu sách ISDS đắt đỏ, cơ quan chỉ huy việc đàm phán, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, cho biết Mỹ chưa bao giờ thua kiện. “Chúng ta có tỉ lệ thành công 100% đánh bại các vụ kiện chống lại Mỹ”, cơ quan đại diện thương mại cho biết trong một báo cáo gửi đến BuzzFeed News. Điều này đúng. Tuy nhiên câu chuyện chưa nói về phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Mỹ đối với tranh chấp Mississipi lại trái ngược với tuyên bố trên và cho thấy kỷ lục bất bại này chủ yếu dựa vào may mắn mà thôi.
Sự thật vụ Mississippi nghe như một trò hề – gồm một luật sự khoa trương của bên nguyên đơn, người tự gọi mình là “Gã sát nhân khổng lồ” và đi lại trên một máy bay riêng được đặt tên là Đôi cánh công lý.
Tuy nhiên, chẳng có một tí hài hước nào đối với yêu sách 725 triệu đô mà nước Mỹ đang thình lình đối mặt.
Khi luật sư của chính phủ trao đổi những bản ghi nhớ đầy lo lắng, mò mẫm các cách để loại bỏ vụ kiện, Bộ Tư pháp lại tuyên bố thẳng thừng về ISDS – trái ngược hoàn toàn với những gì mà Đại điện thương mại đã nói với công chúng Mỹ.
“NAFTA không đơn giản bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài khỏi sự phân biệt đối xử”, Bộ Tư Pháp kết luận. “Nó trao cho các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty nước ngoài nhiều quyền hơn những gì người Mỹ có và, như người ta có thể lập luận, nó trao cho các công ty nước ngoài lợi thế hơn so với các công ty trong nước”.
Kể từ khi vụ việc nhà tang lễ ở Mississippi kết thúc vào năm 2004, đòi hỏi trong các vụ ISDS chỉ tăng chứ không giảm. Hiện Mỹ đang vướng vào một vụ ISDS mới với yêu cầu đòi bồi thường hơn 15 tỷ đô . Nếu Mỹ thua các vụ lớn – điều mà các luật sư ISDS nói với BuzzFeed News rằng chỉ là vấn đề thời gian – thì Mỹ có thể sẽ thấy mình phải vật lộn với những lựa chọn đau khổ tương tự các quốc gia đã nhận những phán quyết ISDS lớn khác đang đối mặt: hoặc trả hàng chục tỷ đô la cho các công ty tư nhân, hoặc dỡ bỏ các điều luật đã được ban hành một cách dân chủ của mình.
“Tôi nghĩ Mỹ đã tự dối mình khi cho rằng mình sẽ không bị kiện nhờ luật của họ rất thân thiện đối với nhà đầu tư”, José Alvarez, một cựu luật sư ở Bộ Ngoại Giao, nói. “Mỹ không thể dự đoán được các luật sư lĩnh vực đầu tư có thể sáng tạo như thế nào”.