English: How Big Banks Bled A Tiny Island Nation
Kỳ 3: Những ngân hàng lớn hút máu một quốc đảo nhỏ ra sao
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Các công ty tài chính đã tìm ra cách để biến một hệ thống pháp lý toàn cầu gây tranh cãi trở thành lợi thế rất có lợi nhuận cho riêng họ. Kỳ 3 của một chuỗi điều tra bởi BuzzFeed News – đọc toàn bộ loạt bài điều tra ở đây.
Năm 2006, gần cao điểm của cơn sốt đầu cơ tai hại của Wall Street, một vài ngân hàng lớn nhất thế giới đánh hơi thấy một cơ hội.
Các ngân hàng đã nhìn thấy một cách để biến giá dầu tăng vọt thành lợi nhuận khổng lồ. Và điều này liên quan đến quốc đảo nhỏ bé Sri Lanka.
Các nhân viên ngân hàng đã trình bày với các quan chức điều hành công ty dầu của nhà nước Sri Lanka một cách để tránh rủi ro khi giá dầu tăng.
Những gì mà các ngân hàng đang bán là chứng khoán phái sinh (derivatives), một loại công cụ tài chính thường rất phức tạp và nhiều rủi ro, đã trở nên gắn liền với các cuộc khủng hoảng tài chính. Trong thực chất, chúng có nghĩa là đặt cược tất cả vào giá dầu, nhưng đó là một cuộc đánh cược không cân xứng. Các ngân hàng – bao gồm những gã khổng lồ như Citibank, Deutsche Bank và Ngân hàng Standard Chartered – chịu rất ít rủi ro. Nguy cơ đối với Sri Lanka, nếu giá dầu giảm, là thảm họa tiềm tàng.
Một giám đốc của Standard Chartered nhận thấy các điều khoản đạt được như vậy quá là “thiên vị về một bên” đến nỗi bà đã từ chối ký vào các giao dịch, phản đối với các đồng nghiệp của mình rằng điều này có thể gây ra “thiệt hại không thể gánh chịu được” cho các liên doanh dầu mỏ vốn đang vật lộn để sống, theo một báo cáo được tuyên thệ mà bà đưa ra sau đó. Nhưng một trong những cấp trên của bà, bà cho biết, chế nhạo bà trong một cuộc họp và nói với bà đừng cản đường cho vụ vài triệu đô la lợi nhuận này.
Thương vụ này đã trót lọt, và các ngân hàng khác cũng sử dụng các hợp đồng tương tự. Sau đó, thay vì tăng lên, giá dầu đã sụt giảm. Các công ty nhà nước của Sri Lanka nhận thấy họ buộc phải trả hàng triệu đô cho ngân hàng. Tòa án Tối cao Sri Lanka đã ra lệnh đóng băng tạm thời các khoản thanh toán trong khi cơ quan chức năng xem xét kỹ lưỡng các giao dịch.
Phản ứng của Deutsche Bank rất nhanh chóng. Ngân hàng này đã kiếm được hơn 6 triệu đô từ thương vụ này, nhưng họ đòi hỏi để được trả thêm – rất nhiều hơn nữa. Hơn 60 triệu đô, nhiều hơn 24 lần số tiền mà ngân hàng cùng lắm là có thể bị mất bởi hợp đồng.
Deutsche Bank đã không bận tâm nhấn đẩy vụ kiện của mình tại tòa án Sri Lanka hoặc thậm chí trong các tòa án Anh nơi thân thiện với doanh nhân, nơi các ngân hàng và các công ty dầu khí nhà nước đã thỏa thuận trong hợp đồng của họ để giải quyết tranh chấp. Thay vào đó, ngân hàng theo đuổi một chiến lược táo bạo. Ngân hàng này quay sang một hệ thống pháp lý quyền lực trên toàn thế giới và lèo lái toà với một mục đích hoàn toàn mới: giúp các nhà tài chính kiếm lời từ một số hoạt gây tranh cãi và đầu cơ nhất của họ.
Đó là một canh bạc, nhưng canh bạc này đã thành; tòa trọng tài thụ lý vụ này. Bước đột phá này là một bất ngờ thú vị cho một số luật sư trên thế giới chuyên môn về hệ thống pháp lý này, được gọi là giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước, hoặc ISDS. Họ đã nhìn thấy ở trong đó không chỉ là một phán quyết duy nhất, mà còn là một chân trời mới hấp dẫn cho ngành công nghiệp tài chính.
“Tôi ngưỡng mộ sự táo bạo của luật sư và tầm nhìn của người quản lý Ngân hàng Deutsche Bank để lựa chọn trọng tài đầu tư tại một thời điểm không hề có tiền lệ”, Georges Affaki, một luật sư có một số lớn kinh nghiệm thực tế về ISDS. Kêu gọi trường hợp này là “một bước tiến lớn”, ông nói rằng ông đang dẫn đầu một lực lượng đặc nhiệm của Phòng Thương mại Quốc tế để tư vấn cho các công ty tài chính cách họ có thể sử dụng ISDS.
Cuộc điều tra 18 tháng của BuzzFeed News đã tiết lộ cách mà ngành công nghiệp tài chính đang mở đường cho mình đằng sau cánh cửa của siêu tòa án toàn cầu này, chuyển đổi một hệ thống tư pháp thành đầu máy lợi nhuận.
Trải qua ba châu lục, hơn 200 cuộc phỏng vấn, và hàng ngàn trang tài liệu, các điều tra đã cho thấy cách các giám đốc điều hành đã sử dụng ISDS để thoát khỏi trừng phạt cho tội ác mà họ đã bị kết tội, và làm thế nào hệ thống quá quyền lực và thiên vị đến nỗi một đe đe dọa ISDS đơn thuần uy hiếp các quốc gia phải rút lại luật của chính mình. Đến lúc này, cuộc điều tra phơi bày cách mà ngành công nghiệp tài chính, đã có lúc hoàn toàn vắng mặt trong hệ thống, đang dùng các đòi hỏi ISDS số lượng ngày càng tăng, thường chống lại các nước nghèo hoặc đang đau đớn trong khủng hoảng kinh tế.
Được kính cẩn thiêng liêng trong hàng ngàn hiệp định thương mại và đầu tư, như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ – NAFTA, ISDS đã được thiết kế như là một mặc cả cẩn trọng. Các nước nghèo cần các công ty nước ngoài đầu tư vào các dự án có thể thúc đẩy phát triển kinh tế – cầu, đường, hầm mỏ, nhà máy – nhưng các công ty nước ngoài rất cần một hệ thống pháp lý độc lập ổn định để bảo vệ công ty khỏi các chính trị gia lừa đảo và các tòa án địa phương không công bằng.
Giải pháp là ISDS, một hình thức trọng tài bắt buộc, được trao quyền lực. Các quốc gia thường xuyên phải xem các phán quyết của toà trọng tài đó một cách đáng tôn kính như tòa án cao nhất của mình, và không có cách kháng cáo nào có hiệu quả. Hệ thống này được hiểu là chỉ dành cho những công ty đã đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra cái gì đó có giá trị kinh tế lớn.
Nhưng trong hai thập kỷ qua, luật sư của các công ty đã mở rộng các khía cạnh của ISDS, cho phép các ngân hàng, quỹ đầu tư, và các công ty cổ phần tư nhân phá vỡ các mặc cả cẩn trọng mà các quốc gia tham gia nghĩ rằng họ đã thực hiện đủ rồi. Thực tế, các nhà tài chính và luật sư ISDS đã tạo ra một loại kinh doanh hoàn toàn mới: rình mò cách để khởi kiện các nước có trong ISDS và làm cho người nộp thuế ở các nước này phải miễn cưỡng trả một khoản khổng lồ, đôi khi là sự trừng phạt cho việc quốc gia đó đã thực thi luật hoặc các quy định cơ bản.
ISDS cho phép các ngân hàng mua đường vào các tranh chấp địa phương mà ngân hàng chẳng có liên hệ gì, sau đó biến chúng thành những trận chiến quốc tế cực kỳ tốn kém.
Ở Hàn Quốc, ví dụ, một công ty cổ phần tư nhân của Mỹ và một quỹ đầu tư Trung Đông đã mua các công ty và sau đó bán đi với lợi nhuận lớn. Khi chính phủ Hàn Quốc cố gắng để đánh thuế những lợi tức này, cả hai hãng chạy đến trọng tài ISDS, cáo buộc hành vi sai phạm các hiệp định quốc tế. Cả hai vụ kiện này đang diễn ra. Công ty Mỹ từ chối bình luận, và quỹ ở Trung Đông đã không trả lời yêu cầu bình luận.
(Còn nữa)