Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên (Phần 3.5)

English:  How Big Banks Bled A Tiny Island Nation

Kỳ 3: Những ngân hàng lớn hút máu một quốc đảo nhỏ ra sao

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

Trên tầng 17 của một tòa tháp văn phòng lấp lánh trên đại lộ Madison ở Manhattan, một người đàn ông trong bộ vest đen chọn một món ăn trên bàn phục vụ, nhâm nhi  tôm lạnh và chia sẻ những câu chuyện chiến tranh.

Họ tụ họp cho một buổi gặp mặt tại trụ sở của Hiệp hội Thương nhân cho các thị trường mới nổi, một tổ chức thương mại dàn cho các doanh nghiệp đầu tư mua các rủi ro cao hơn, những món nợ nhiều lợi tức hơn của các nước như Hy Lạp, Argentina, và Nga.

Được đưa ra trong chương trình là một cuộc thảo luận nhóm, cuộc tụ họp này nhanh chóng trở thành một cuộc tấn công vào chính phủ Peru. Gramercy Funds Management, một quỹ đầu tư ngắn hạn, đã tăng áp lực  để thu nợ từ quốc gia Nam Mỹ này. Quỹ đã cố gắng tạo áp lực công khai. Bây giờ quỹ này vừa công bố một leo thang đáng kể: Hôm đó là ngày Gramercy đã đâm đơn ISDS chống Peru để yêu cầu bồi thường, luật sư của quỹ nói với những người tham dự.

Đây là thời điểm một số luật sư và các nhà kinh tế đã lo sợ: Cái mà một số người gọi là quỹ kền kền (Gramercy bác bỏ nhãn hiệu này) đã triển khai ISDS trong một cuộc tấn công công khai vào chính phủ một quốc gia đang phát triển.

Trong trường hợp này, Gramercy mua vào một tranh chấp nội bộ 45 tuổi và biến nó thành một cuộc tranh cãi quốc tế.

Trở lại vào cuối năm 1960s, nhà độc tài cánh tả Peru đã tịch thu đất của một số nông dân giàu có và phân phối lại đất cho người nghèo. Để đền bù cho chủ sở hữu đầu tiên, chính phủ phát hành trái phiếu, để được thanh toán trong những thập kỷ tới. Nhưng đến năm 1980, sau một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát, và những thay đổi tiền tệ, trái phiếu là về cơ bản vô giá trị. Ít nhất là từ năm 1992, chính phủ đã không trả đồng nào cho người sở hữu trái phiếu.

Tuy nhiên, năm 2001, một tòa án Peru đã phán quyết rằng chính phủ phải trả một số khoản tiền với giá trị hợp lý. Toà không nói rõ khoản đó là những gì.


Mark Friedman

Trong khi đó, Gramercy, có trụ sở tại Greenwich, Connecticut (Mỹ), và quản lý 6 tỉ đô tài sản, đã thấy một cơ hội. Bắt đầu từ năm 2006, các người cuảt công ty đến Peru, tìm kiếm các chủ nhân nắm trái phiếu và trả một số tiền cho họ ít hơn rất nhiều so với những gì mà bây giờ Gramercy tuyên bố về giá trị các trái phiếu. Quỹ này cho biết họ đã mua gần 10.000 trái phiếu, hoặc là khoảng nào đó giữa 15% và 20% tổng số trái phiếu cho rằng có tồn tại.

Năm 2013, một tòa án Peru đã ban hành quyết định về cách chính phủ cần định giá trái phiếu, và chính phủ sau đó ra sắc lệnh số tiền chủ trái phiếu thực sự sẽ được trả.

Từ phòng họp ở Manhattan, luật sư ISDS Gramercy, Mark Friedman, chế diễu các quyết định của tòa án là một “xì căng đan”, cáo buộc rằng phán quyết này đã được làm nước tẩy mực và một máy đánh chữ để chính phủ không phải trả cho chủ trái phiếu số tiền công bằng. Theo tính toán của Gramercy, Peru đã xóa sổ 99% giá trị của trái phiếu.

“May thay, chúng tôi có hiệp địnhđầu tư này,” ông nói, đề cập đến Hiệp định xúc tiến thương mại Mỹ-Peru có hiệu lực vào năm 2009. “Rốt cuộc, bây giờ họ sắp phải trả lời trong một diễn đàn quốc tế theo luật pháp quốc tế “.

Mark Cymrot, một luật sư cũng trong nhóm thảo luận đó ở Hiệp hội Thương nhân cho các thị trường mới nổi, nói với BuzzFeed News rằng Gramercy đã lạm dụng ISDS bằng cách đưa chính mình vào trong một vụ tranh chấp trong nước đã có từ lâu đời.

“Tại sao ba trọng tài nước ngoài không hề có một cái nhìn nào về tình hình địa phương, chính trị nội bộ về được và mất của một nền dân chủ, mà đưa ra quyết định này?” Mark Cymrot nói.


Mark Cymrot

Trong một bản tuyên bố công khai, Peru cáo buộc công ty Gramercy đã tiến hành một “chiến dịch bôi nhọ” trong một nỗ lực để thu một cách không chính đáng một khoản tiền rơi từ trời với thiệt hại cho chủ sở hữu trái phiếu tại Peru.

Gramercy đã lập luận rằng họ đang cố gắng để khắc phục một “bất công lâu dài” và giúp đỡ tất cả các chủ nhân trái phiếu. Nhưng nếu Gramercy chiếm ưu thế trong vụ ISDS, những người Peru vẫn là chủ trái phiếu – những người có đất thực tế đã bị tịch thu bởi chính phủ – sẽ không nhận được một xu của những chiến lợi phẩm này. Những chủ trái phiếu người Peru chẳng có phần nào trong vụ này, và họ không thể có. ISDS không được làm để cho họ, mà chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài – trong trường hợp này, người Mỹ đã mua lại trái phiếu sau hàng thập kỷ thực tế là người đứng sau vụ này.

Friedman, luật sư ISDS của Gramercy, tuy nhiên lập luận rằng một chiến thắng có thể giúp các trái chủ khác bằng cách đẩy chính phủ đến một loại dàn xếp. Nếu điều đó xảy ra, sau đó gia đình luật sư Mark Cymrot có thể được hưởng lợi. Trong một tình cờ kỳ lạ, ông cho biết, ông nội và người chú của vợ mình nằm trong số những người ban đầu được nhận trái phiếu sau khi chính phủ tịch thu đất đai của họ trong nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, điều đó không thay đổi quan điểm của Mark Cymrot về chiến thuật của quỹ đầu tư.

“Họ đang khóc nước mắt cá sấu trên những gì đã xảy ra với những người dân địa phương,” ông nói, trong khi Gramercy “có lẽ sẽ gặt hái lợi nhuận khổng lồ.” ●

Hết kỳ 3

Kỳ 4:  Lật tẩy vụ nhà tang lễ Mississippi khiến Nhà trắng hoảng sợ ra sao

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s