Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới (Phần 1.5)

ENGLISH: Inside The Global “Club” That Helps Executives Escape Their Crimes

Bên trong “Câu Lạc Bộ” toàn cầu giúp các giám đốc điều hành thoát khỏi tội ác 

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

Khi NAFTA, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, có hiệu lực vào năm 1994, một số luật sư tại các công ty hàng đầu đã lần đầu tiên để ý đến ISDS. Một điềm báo tốt lành cho “một lãnh thổ mới”, nơi mà một số luật sư tiên phong đã mạo hiểm và “chuẩn bị những bản đồ chỉ ra một lục địa mênh mông trên đó.” Những gì họ thấy là cơ hội để mở rộng và định hình lại ISDS cho lợi ích của họ, và các hệ thống ngủ đông trước đó sẽ thay đổi mãi mãi.

“Cả một ngành công nghiệp đã trỗi dậy,” Muthucumaraswamy Sornarajah nói. Ông ấy là một luật sư quốc tế và trọng tài ISDS, người lập luận rằng hệ thống hiện đang bị sử dụng sai mục đích. Các công ty luật lớn, ông nói, xem ISDS “như một lãnh vực hành nghề sinh lợi, thế nên những gì diễn ra là họ sáng tạo ra những cách thức mới để đưa các vụ kiện ra trước tòa án trọng tài.”

(Hình minh họa: số lượng tăng vọt các vụ kiện ISDS)

Nguồn: Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, tháng 6 năm 2016

Lệ phí luật sư chiếm phần lớn trong số khoảng 5 triệu USD chi phí pháp lý mà mỗi bên phải trả trong một vụ kiện loại trung bình, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra như vậy. Các công ty lớn có thể dễ dàng đưa vụ kiện lên tới số tiền lớn hơn đáng kể. Các luật sư hàng đầu đôi khi tính lệ phí 1000 USD một giờ. Các luật sư đã tính hoá đơn cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hơn 25 triệu USD trong một vụ kiện, và sau khi Nga thua một vụ kiện khổng lồ, Nga nói rằng họ đã trả tiền cho luật sư ở vụ kiện đó tới hơn 27 triệu USD.

Dịch vụ chính cung cấp bởi ngành công nghiệp luật ISDS có nhiều tên để tránh né: “Kế hoạch quốc tịch“, “cơ cấu doanh nghiệp“, “tái định cư“. Những người chỉ trích có tên gọi khác: “Tìm mua nơi tranh cãi“. Nó có nghĩa là giúp các doanh nghiệp tìm ra những hiệp định ở những quốc gia nào có đường thuận lợi nhất cho những đòi hỏi ISDS, sau đó thiết lập một công ty mẹ ở đó – đôi khi chẳng có gì hơn một khoảng nhỏ trong một tòa nhà văn phòng – từ đó để khởi động các cuộc tấn công pháp lý.

Thế nên là một công ty đầu tư tư nhân gốc Texas (Mỹ) có thể treo cờ của Bỉ và Luxembourg, cho phép công ty khởi kiện Hàn Quốc, quốc gia đã kết án một trong những giám đốc điều hành ở Hàn Quốc thao túng thị trường chứng khoán. Công ty đầu tư đó từ chối bình luận vụ kiện này.

(Hình minh họa: các vụ kiện ISDS thường nhắm vào các nước nghèo nhất như là Venezuela, Ecuador, Zimbabwe)

Nguồn: Trung tâm Chính sách Đầu tư

ISDS đã được thiết kế để bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài, chứ không phải là cho người dân có thể khởi kiện chính quyền của chính mình. Nhưng các thành viên của gia đình đã từng rất danh tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ – gia đình Uzan – bị buộc tội dính líu vào vụ gian lận trị giá hàng tỷ đô và một lần bị một thẩm phán liên bang Mỹ là “những kẻ đế quốc kinh doanh tồi tệ nhất” – gia đình Uzan đã tìm ra cách để khởi kiện chính đất nước bản địa của họ thông qua một loạt các các công ty nằm dưới sự kiểm soát của gia đình này ở đảo Síp, Ba Lan và Hà Lan. (Thổ Nhĩ Kỳ thắng trong mỗi vụ kiện, nhưng với chi phí pháp lý tới hàng triệu đô). Công ty viễn thông của gia đình, tuy nhiên, vẫn là công ty quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, do đó công ty có thể đâm đơn kiện chống lại Kazakhstan, quốc gia mà Thổ Nhĩ Kỳ có một hiệp ước thương mại – và có thể thắng kiện 125 triệu USD. Những nỗ lực để liên lạc với gia đình Uzans qua các trung gian đã không thành công.

Các luật sư ISDS cũng phát triển thị trường cho các dịch vụ của họ bằng biện hộ cho các hiệp định mới, và một số luật sư to tiếng nhất hưởng lợi do luân chuyển vị trí làm việc của họ giữa chính phủ Mỹ và các công ty luật hàng đầu.

Daniel M. Price đã thương lượng một chương của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có điều khoản ISDS khi ông còn là một luật sư tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Sau đó, ông từng là một quan chức thương mại quốc tế hàng đầu dưới thời tổng thống George W. Bush.


Daniel M. Price

Khoảng giữa những lúc làm việc với chính phủ, Price làm việc như một luật sư tư nhân giúp khách hàng trong các vụ kiện ISDS. Hai lần ông đã sử dụng hiệp định mà chính ông đã giúp [Mỹ] thương lượng [với Canada và Mexico] để giúp các doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ theo đuổi đòi hỏi chống lại Mexico.

Ông sáng lập và chủ trì đơn vị phụ trách các đòi hỏi ISDS tại Sidley Austin, công ty luật hàng đầu thế giới. Hiện nay, ông tiếp thị dịch vụ của mình là một trọng tài viên, và cùng với một nhóm quyền lực bao gồm các cựu luật sư của chính phủ, để bán chuyên môn quốc tế của họ về ISDS và các vấn đề liên quan.

Price, người lúc đầu đã đồng ý một cuộc phỏng vấn nhưng sau đó ngưng trả lời tin nhắn, chỉ là một trong một số các luật sư tư nhân đã gây ảnh hưởng lớn bất thường tới chính sách của Mỹ về ISDS.

Ted Posner, người đồng điều hành của công ty Mỹ Weil, Gotshal & Manges và là một cựu quan chức tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, đã làm việc như là một đường dẫn trực tiếp đến những đàm phán viên hiệp định [của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ]. Khi các quan chức ở nơi làm việc cũ của Posner (Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ) đang hình thành các chi tiết của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, Posner nói với BuzzFeed News, ông đã gặp gỡ Văn phòng Đại diện Thương mại thay mặt cho khách hàng của mình và nói “Chúng tôi muốn các anh nhận thức được mối quan ngại này và hy vọng rằng các anh sẽ cân nhắc quan điểm này trong vòng đàm phán tiếp theo.”

“Tôi không thấy việc này như là một mâu thuẫn quyền lợi”, Posner nói. “Tôi không nghĩ ai đó cho rằng quan điểm của tôi đáng tin cậy hơn chỉ vì họ là một đồng nghiệp cũ của tôi. Tôi có thể có được trả lời cú điện thoại nhanh hơn hay nhận được email hồi đáp nhanh hơn, nhưng tôi không nghĩ rằng việc làm cho một cơ quan trước đó và kiến thức có được về cách vận hành của cơ quan đó ra sao là một vấn đề, nếu nhìn từ quan điểm lợi ích công cộng”

Các juật sư tư đã nổi lên như là một số người bảo vệ trung thành nhất của ISDS, cáo buộc những người chỉ trích – từ các học giả danh tiếng, đến các nhóm cứu trợ như Bác sĩ Không Biên giới, cho đến chính phủ Úc – rằng họ không hiểu hệ thống và chuyên tuyên bố phóng đại. Trong khi đó, các luật sư thừa nhận rằng rất nhiều trọng tài đã được chọn từ chính đội ngũ của họ, họ nói rằng khi luật sư xét xử các vụ kiện, họ cân nhắc những bằng chứng mà không thiên vị, đưa ra các phán quyết công bằng trong đa số vụ kiện. Danh tiếng của họ về sự công bằng chính là tiền bạc, họ nói.

Để chứng minh rằng ISDS không thiên vị cho các công ty, các luật sư đưa ra kết quả của các vụ kiện được biết đến: Chính phủ đã thắng được khoảng 35% các vụ kiện, trong khi các công ty đã thắng được chỉ khoảng 25%.

Nhưng thống kê đó chẳng thành thật như vậy. Con số đó chỉ liên quan tới kết quả của những vụ kiện được biết đến; ISDS quá bí mật đến nỗi không ai biết đã có thêm bao nhiêu vụ nữa. Và hầu hết các vụ kết thúc bằng thương lượng cũng là bí mật. Khoảng một phần tư các vụ được biết đến đã kết thúc bằng thương lượng, nhưng các điều khoản thỏa thuận hầu như không bao giờ được tiết lộ.

Hơn nữa, nếu không tính các vụ mà trọng tài bác bỏ vụ kiên vì họ không có thẩm quyền xét xử khiếu nại, thì cán cân thắng-thua đảo ngược: các vụ kiện cho lợi ích công ty thắng tới 60%. Thậm chí, các trường hợp đã được ghi nhận là công ty thua thực ra công ty vẫn thắng. Trong một vụ kiện, một giám đốc điều hành không được tiền bồi thường đã đòi, nhưng đã đạt được một điểm trong bản án giúp ông xóa được những hình phạt hình sự.

Và không có số liệu thống kê nào có thể bao gồm rất nhiều đòi hỏi ISDS mà đơn thuần là đe dọa, uy hiếp các chính phủ và định hình các chính sách của chính phủ trong khi hầu như không để lại  một dấu vết nào. Các luật sư ISDS nói với BuzzFeed News rằng những vụ đe doạ vượt xa con số thực tế.

(Hình minh họa: Các nước kiện và bị kiện bởi ISDS)

Nguồn: Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, tháng 6 năm 2016

Cuối cùng, các công ty có thể đạt được lợi thế bằng cách đâm đơn kiện ISDS, ngay cả khi họ không mong đợi thắng kiên. Krzysztof Pelc, một Giáo sư tại Đại học McGill, đã tìm ra rằng đã có một sự tăng nhanh các vụ ISDS nhảm nhí không với ý định giành bồi thường mà chủ yếu để bắt nạt các chính phủ – và các quốc gia khác muốn tránh một vụ kiện tương tự – để chính phủ từ bỏ các quy định lợi ích công cộng của quốc gia mình. Những vụ mới này, Pelc đã tìm thấy, đại diện cho một sự chuyển biến cơ bản của ISDS: Hệ thống này được thiết kế để đối phó chủ yếu với các hành vi trộm cắp của những chế độ độc tài, nhưng, ngày nay trong phần lớn các vụ, các công ty đang kiện các chế độ dân chủ trong khi làm luật cho nước mình.

Những vụ như vậy, ông đã tìm thấy, có rất ít khả năng kết thúc bằng thương lượng; mục đích kéo dài các cuộc chiến pháp lý và làm tăng vọt chi phí của chính phủ để ngăn chặn những quy định trong tương lai. Ngay cả khi một chính phủ thắng, đầu tư nước ngoài tại nước đó cũng bị giảm, một nghiên cứu khác đã cho thấy.

“Mục đích cao cả đằng sau giải quyết tranh chấp giữ nhà đầu tư nhà nước,” Pelc nói với BuzzFeed News, bây giờ chỉ là “một phần nhỏ, rất nhỏ trong thực hành.” Hệ thống này có một mục đích chính đáng, ông nói. “Chỉ là, khi dùng cho loại kiện tụng hùng hổ này, thì hệ thống thực sự rời xa mục đích ban đầu.”

Không phải tất cả các luật sư tham gia vào ISDS đều chống cải cách ISDS. Thực ra, một số luật sư cải cách nói rằng cải cách là cần thiết để bảo vệ hệ thống. Các ấn phẩm công nghiệp và các hội nghị đang tràn ngập các lo ngại vì những chỉ trích tính ngày càng tăng của công chúng về ISDS.

Etc. Veeder, một trọng tài đầy thành tích, cảnh báo các luật sư ISDSđồng nghiệp trong một buổi thảo luận tại một văn phòng luật ở London rằng, trong khi họ (các luật sư) tin vào giá trị của hệ thống, nhiều người trong công chúng không tin. “Và,” ông nói, “công chúng càng thấy những gì chúng ta đang làm và những gì chúng ta nói, và cung cách chúng ta nói, công chúng càng kinh hoàng.”

(Còn nữa)

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s