Mời tham dự cuộc thi ảnh: Xóa nghèo – Đảm bảo lợi ích cho mọi người 

[Scroll down for the English version]

HS dan toc thieu so

Bạn hình dung bức tranh xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam như thế nào? Làm sao để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển? Hãy chia sẻ góc nhìn của bạn qua cuộc thi ảnh do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và VNPhoto tổ chức. Tiếp tục đọc “Mời tham dự cuộc thi ảnh: Xóa nghèo – Đảm bảo lợi ích cho mọi người “

Khoa học xã hội và sự thành bại của các quốc gia

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”
(Lời người xưa)

GS.TS. Hồ Sĩ Quý
Viện Thông tin Khoa học xã hội

VHĐ – Nhiều quốc gia thịnh vượng rồi suy vong, nguyên do tại đâu và điều đó là tất nhiên hay chỉ là may rủi… – câu hỏi này đã được đặt ra và được bàn luận từ hàng ngàn năm trước. Còn các quốc gia thất bại hay thành công – trong điều kiện chẳng mấy khác nhau mà có xã hội thì “hóa hổ, hóa rồng”, trong khi các quốc gia khác lại vẫn đói nghèo, lạc hậu – thì lại là vấn đề mới nảy sinh gần đây, thậm chí từ những năm rất đây. Khoa học xã hội gồm cả các khoa học nhân văn, với trình độ hiện đại của mình, đang cố gắng trả lời những câu hỏi này. Tiếp tục đọc “Khoa học xã hội và sự thành bại của các quốc gia”

“Nhiều việc bị lấy cớ là ‘nhạy cảm’ để không minh bạch thông tin”

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở – quyền lực và kiểm soát quyền lực.Xem lại Phần 1: “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?

Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Tham nhũng, Lợi ích nhóm, Tự do ngôn luận, Con ông cháu cha, Tam quyền phân lập
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress

Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.
Tiếp tục đọc ““Nhiều việc bị lấy cớ là ‘nhạy cảm’ để không minh bạch thông tin””

“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

“Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân”.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở – quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.

Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.

Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào? Tiếp tục đọc ““Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân””