English: The Secret Threat That Makes Corporations More Powerful Than Countries
Kỳ 2: Những đe doạ bí mật khiến cho các công ty quyền lực hơn các quốc gia
Các công ty quốc tế muốn đe doạ các nước có quyền đến một hệ thống pháp lý riêng được thiết kế chỉ cho họ. Và để mở khóa cho quyền lực của công ty, đôi khi chỉ cần một đe dọa. Phần hai của cuộc điều tra của BuzzFeed News – đọc toàn bộ loạt bài điều tra ở đây.
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Trong một khu rừng nhiệt đới heo hút ở quần đảo Spice của Indonesia, dân làng đã lên kế hoạch phòng vệ cuối cùng.
Một công ty khai thác mỏ vàng nước ngoài đang chuẩn bị đào một cái hố khổng lồ trên ngọn núi đã nuôi sống nông dân và ngư dân ở đây qua nhiều thế hệ. Để bảo vệ cuộc sống của mình, dân làng đã lên kế hoạch leo lên đỉnh núi và không chịu rời đi.
Công ty khai mỏ Newcrest Mining đã giành được quyền để khai thác khu vực giàu khoáng sản này trong thời gian 30 năm dưới thời cai trị của Suharto, nhà độc tài quân sự ở Indonesia. Nhưng khi các cuộc biểu tình lật đổ quyền lực của Suharto, quốc hội mới đã ra lệnh cấm các phương pháp khai mỏ lộ thiên tàn phá môi trường ở một số khu vực nhất định như ở quần đảo Spice này, nơi mà phương pháp này có thể mang lại mối đe doạ cho các nguồn cung cấp nước.
Công ty Newcrest, tuy nhiên, đã tiến hành khai thác như thể là luật mới đã không áp dụng – bởi vì, về tính hiệu quả, luật mới đã thực không áp dụng được với họ. Công ty của Australia này đã tìm ra cách để nhốt Indonesia vào trong các thương vụ với nhà độc tài đã bị lật đổ (Suharto), và trong quá trình này, gặt được lợi nhuận khổng lồ.
Vũ khí mà Newcrest và các công ty khai thác mỏ nước ngoài khác trang bị được là một đe dọa. Một đe dọa có tính chuyên môn cực cao về mặt pháp lý: Công ty cảnh báo rằng họ có thể đẩy Indonesia đến một loại siêu tòa án toàn cầu riêng biệt. Mặc dù hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói về loại toà án này, hệ thống tư pháp này có sức mạnh làm cho toàn bộ các quốc gia phải miễn cưỡng trả hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đô la cho các công ty với lý do rằng việc kinh doanh của công ty bị bị cản trở một cách không công bằng (tại đất nước đó).
Được biết đến như là điều khoản ISDS (giải quyết tranh chấp đầu tư và nhà nước), hệ thống pháp luật này được viết ở trong một mạng lưới lớn các hiệp định thiết lập các quy tắc thương mại và đầu tư quốc tế. Toà án này cực kỳ ấn tượng bởi quyền lực của toà cũng như bí mật của toà, các thủ tục tố tụng của toà – và trong nhiều vụ kiện những phán quyết của toà – được giữ bí mật đối với công chúng.
Trong tất cả các cách thức mà ISDS được sử dụng, bí mật được cất giấu sâu nhất là những đe dọa, được thốt ra trong các cuộc họp kín hoặc những bức thư hắc ám nhắc đến những tòa án này. Các đe dọa quá quyền lực đến mức mà chúng thường xóa bỏ nhu cầu thực sự theo đuổi một vụ kiện. Chỉ cần ý thức rằng vụ kiện có thể xảy ra là đủ.
Một cuộc điều tra trong 18 tháng của BuzzFeed News về ISDS lần đầu tiên đưa ra lời giải thích rõ ràng về việc sử dụng các đe dọa này. Dựa vào báo cáo từ châu Á, châu Phi, Trung Mỹ, và Mỹ; các cuộc phỏng vấn với hơn 200 người; và điều tra hàng chục ngàn trang tài liệu, có nhiều tài liệu chưa bao giờ được công bố trước đó, loạt điều tra đã phơi bày làm thế nào các giám đốc điều hành bị buộc tội hoặc đã bị kết án phạm tội, quay sang ISDS để giúp họ thoát tội.
Những câu chuyện tiếp theo sẽ phơi bày làm sao một số công ty tài chính đã sử dụng ISDS để bảo vệ những hành vi gây tranh cãi và đầu cơ nhất của họ, và vì sao mà Mỹ, quốc gia chính thúc đẩy hệ thống này, có nguy cơ lớn là sẽ bị mắc vào những vụ kiện ISDS. Câu chuyện hôm nay làm rõ cách các công ty đã biến các đe dọa kiện cáo ISDS thành một vũ khí đáng sợ, một vũ khí hầu như buộc một số các quốc gia nơi những công ty đang hoạt động phải đầu hàng trước những đòi hỏi của công ty.
ISDS ban đầu được đặt ra như một diễn đàn trong đó để giải quyết xung đột giữa các quốc gia và các công ty nước ngoài kinh doanh trong phạm vi biên giới của các nước. Nhưng hệ thống ISDS đặt các quốc gia vào thế bất lợi một cách đáng kinh ngạc.
Chỉ có các công ty có thể đâm đơn kiện. Một quốc gia chỉ có thể tự bảo vệ mình; quốc gia không thể khởi kiện một công ty. Trọng tài là người quyết định các vụ kiện thường được lấy ra từ hàng ngũ các luật sư được trả lương rất cao của công ty và cũng là những người tranh tụng trong các vụ kiện ISDS. Các trọng tài có thẩm quyền rộng để cắt nghĩa các quy tắc theo bất kể cách nào họ muốn, bất chấp tiền lệ, và hầu như không có sự giám sát nào của công chúng. Quyết định của trọng tài mang sức mạnh phi thường. Rất thường, các quốc gia buộc phải chấp hành phán quyết ISDS như thể bản tuyên án đến từ tòa án tối cao của chính đất nước mình. Và không có cách kháng cáo nào có ý nghĩa.
Phán quyết ISDS quá là thiên vị và không thể đoán trước, và mức phạt các trọng tài có thể áp đặt lớn một cách thảm hoạ, đến nỗi làm hài lòng các đòi hỏi của công ty, cho dù các đòi hỏi đó cực đoan đến mức nào, vẫn trông giống như một lựa chọn cẩn trọng. Đặc biệt đối với các quốc gia đang vùng vẫy để thoát khỏi chế độ độc tài tham nhũng hoặc để kéo người dân của họ ra khỏi hàng thập niên nghèo đói, mối đe dọa đơn thuần trong một đòi hỏi ISDS châm ngòi cho một báo động. Một quyết định duy nhất bởi ba luật sư tư nhân không chịu trách nhiệm với ai, họp trong một phòng họp tại một châu lục khác, có thể rút ruột ngân sách quốc gia và làm rung chuyển nền kinh tế của một nước khác đến xương tủy.
Jan Paulsson
ISDS đã từng là một điều khoản mập mờ khác thường của luật quốc tế, nhưng được được bùng nổ trong những năm gần đây, khi các công ty luật tinh hoa đã nghĩ ra những cách thức mới và sáng tạo để triển khai ISDS. Họ đã sử https://cvdvn.wordpress.com/wp-admin/post.php?post=10480&action=editdụng ISDS để trừng phạt các quốc gia hạn chế lợi nhuận (của các công ty) trong thời khủng hoảng kinh tế, cải cách luật lệ thuế và môi trường, hoặc truy tố các giám đốc điều hành bị buộc tội hình sự.
Nhưng đó là những vụ kiện thực sự được tiến hành từ đầu cho đến khi ra toà trọng tài. Thông thường, các luật sư tham gia trong hệ thống nói, các đe dọa đơn thuần trong một đòi hỏi ISDS là đủ để đạt được kết quả. Nó giống như lăm le cây súng trong một cuộc đàm phán căng thẳng – tốt nhất là không nên sử dụng nó, nhưng người đàm phán phía bên kia biết có khẩu súng ngay đó.
“Tôi làm cả tấn công việc liên quan đến đòi hỏi đe dọa mà không bao giờ đi đến toà trọng tài,” Michael Nolan, một luật sư điều hành của văn phòng của Milbank, Tweed, Hadley & McCloy, ở Washington, DC, nói. “Đe doạ phổ biến hơn nhiều,” ông nói. “Sẽ tốt hơn nhiều khi được việc một cách im ắng.”
“Mỗi tháng tôi nhận được một đe dọa,” Marie Talasova, một luật sư hàng đầu cho Bộ Tài chính Cộng hòa Séc cho biết. “Chúng tôi phải xem xét các rủi ro, yêu cầu bồi thường mạnh như thế nào. Chúng tôi cố gắng để giảm thiểu chi phí cho chính phủ. ”
Quyền lực của các đe dọa như vậy là trung tâm của các cuộc tranh luận chính trị về ISDS. Các học giả và các nhà hoạt động cho rằng, đằng sau cánh cửa kín mít, các doanh nghiệp có thể vung ra mối đe dọa của ISDS để ngăn chặn hoặc để rút lại những luật của quốc gia về lợi ích công. Những đe dọa này, họ lập luận, là nguy hiểm hơn nhiều so với một số nhỏ các vụ kiện đi đến toà trọng tài và được công bố.
Những người ủng hộ ISDS phản bác lại, bằng chứng ở đâu ra để nói điều này? Thật khó để có được bằng chứng. Thực tế, một nghiên cứu gần đây cho chính phủ Hà Lan đã cho rằng để tìm bằng chứng như vậy là “gần như không thể”. Các luật sư tham gia vào ISDS gần như luôn luôn cam kết bảo mật với khách hàng, và các chính phủ bị đe dọa – sợ rằng họ xuất hiện yếu thế hoặc gây ra một phản ứng dữ dội từ công chúng trong nước – rất ghét thừa nhận họ đầu hàng. Trong thực tế, nhiều người ủng hộ ISDS thẳng thừng nói rằng điều này [chính phủ thừa nhận đầu hàng] không bao giờ xảy ra.
“Một số người nói rằng các quốc gia luôn bị hãm hiếp hay các sáng kiến về chính sách công của họ đang bị đóng băng vì họ e ngại các trọng tài về đầu tư”, ông Jan Paulsson, một huyền thoại trong giới ISDS đã làm việc như một luật sư hoặc trọng tài trong hàng tá vụ ISDS nói. “Tôi muốn ai đó chỉ ra điều đó cho tôi. Tôi muốn thực sự muốn ai đó chỉ cho tôi một ví dụ đã xảy ra ở đâu. ”
Trong các văn phòng chính phủ và văn phòng công ty tại Jakarta và các khu rừng nhiệt đới ở đảo Spice, BuzzFeed News đã phát hiện ra rằng điều đó không chỉ là có thể xảy ra, nó đã xảy ra. Với hậu quả nghiêm trọng. Và đây là cách thế nào.
Rupert Smissen
(Còn nữa)