Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước (Phần 4.2)

English: How A Mississippi Funeral Home Showdown Freaked Out The White House

Kỳ 4: Lật tẩy vụ nhà tang lễ Mississippi khiến Nhà trắng hoảng sợ ra sao


 

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 


Luật sư Willie Gary năm 2010. Ảnh của Paul Sancya/AP

Luật sư Willie Gary có khả năng thiên bẩm – ngay cả đối thủ của ông cũng đồng ý với điều đó. Ông ấy thích nói về sự vươn lên của mình từ tuổi thơ bươn chải giữa các khu nông trại phía nam nghèo khó để trở thành một trong số “100 người Mỹ gốc Châu Phi có ảnh hưởng nhất” theo bình chọn của tại chí Ebony. Ông đại diện cho những người yếu thế thấp kém, hạ gục các công ty khổng lồ với lối diễn đạt hùng biện của một thầy giảng đầy sức sống và dành được phán quyết tài chính đầy ấn tượng. Là một diễn giả truyền cảm hứng và một người rộng lượng, ông phô trương toà lâu đài ở Florida, bộ sưu tập xe hơi hạng sang và chiếc Boeing 737 được thiết kế riêng của mình. Ông dùng nghệ thuật thổi phồng đó để hỗ trợ cho vụ O’Keefe và Loewen, vụ việc đã được ông biến thành một cuộc chiến lớn về chủng tộc, bất bình đẳng thu nhập và giá trị Mỹ. Tuy nhiên, bản chất thật sự của vụ việc thì rất thông thường.

Jerry O’Keefe, ảnh của Danilo Agutoli cung cấp cho BuzzFeed News

Tập đoàn Loewen, một công ty nghĩa trang và nhà tang lễ được điều hành bởi một nhân vật có thế lực người Columbia gốc Anh, Raymond Loewen, đang mở rộng nhanh chóng ở Mỹ. Loewen và một doanh nhân ở Mississippi, Jerry O’Keefe, xảy ra tranh chấp, chủ yếu liên quan đến quyền bán bảo hiểm thông qua một nhà tang lễ địa phương. Jerry O’Keefe kiện Loewen, cho rằng Loewen vi phạm hợp đồng và buộc tội công ty Canada này đã cố tình tiến hành một vụ thôn tính thị trường bất hợp pháp. Ban đầu Jerry O’Keefe đòi bồi thường 5 triệu đô.

Tuy nhiên luật sư Gary nói rằng ông nhìn thấy nhiều hơn là một tranh chấp hợp đồng thông thường, một cái gì đó xấu xa hơn nhiều: một mô hình kinh doanh ăn thịt (predatory business model)[1] cần phải bị chấm dứt. “Một cách hợp pháp, tôi đã cố gắng để nghiền nát” Loewen, Gary nói với BuzzFeed News.

Ở phòng xử án Mississippi, Gary diễn tả vụ tranh chấp bằng cách nói nước đôi (Manichaen terms): Loewen là một gã Canada da trắng giàu có, đến Mỹ để làm thịt một doanh nghiệp địa phương của Mỹ, Jerry O’Keefe, người phục vụ người Mỹ da đen khi họ đau buồn nhất. Jerry O’Keefe cũng là người da trắng, nhưng đứng trước bồi thẩm đoàn mà 8 trên 12 thành viên là người da đen, Gary đã tô vẽ cho anh ta trở thành như là một người bạn kiên định của cộng đồng da đen, ông ta viện đến cả những nhà chính trị da đen của địa phương để cho thấy Jerry O’Keefe bản chất không phải là người phân biệt chủng tộc.

Lời dẫn dắt về chủng tộc và tầng lớp quen thuộc đến nỗi vị thẩm phán, cũng là người da đen, nói rằng ông đã nghe đủ về chiếc du thuyền của Loewen và ghi nhớ rằng “lá bài chủng tộc đã được chơi”.

Rayond Loewen, ảnh của Danilo Agutoli cung cấp scho BuzzFeed News

Tương tự là tấm thẻ quốc tịch. Gary nghiêm túc mô tả O’Keefe là một “anh hùng Mỹ”, người đại diện cho cộng đồng của mình chống lại một kẻ ngoại xâm. Gary không ngừng nhắc đến quốc tịch nước ngoài của Loewen.

Gary thậm chí còn viện dẫn đến Trân Châu Cảng. Ông ta nói với các bồi thẩm viên rằng, vào cái ngày sẽ sống mãi trong nhục nhã, “một giọng nói nhỏ” đã bảo O’Keefe chiến đấu, và anh ta đã tình nguyện phục vụ đất nước ngay ngày hôm sau. Tương tự, khi Loewen “nói dối anh ta”, “lừa dối anh ta” và “gây phiền phức cho anh ta”, Gary nói, cũng chính “giọng nói nhỏ bé đó đã bảo: đấu tranh”. “Bồi thẩm đoàn, các vị thấy đấy, giọng nói bé nhỏ đó có một cái tên, và nó được gọi là: niềm tin!, vào Chúa!”, Gary tuyên bố. “Nó được gọi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của nước Mỹ”. Ban bồi thẩm đáp lại với quyết định yêu cầu Loewen bồi thường 260 triệu đô.

“Tôi nghĩ đó là một sự xét xử công bằng”, Gary nói với BuzzFeed News. Ông ta từ chối là đã kích động tâm lý bài ngoại và cho rằng vấn đề chủng tộc chỉ nổi lên trong phiên xét xử sau khi luật sư của Loewen động đến nó. Ông ta nói thêm, ban bồi thẩm “biết rằng tập đoàn Loewen là những kẻ xấu, họ thật sự đúng là như thế”.

BuzzFeed News đã nỗ lực để liên hệ với Loewen thông qua nhiều bên trung gian khác nhau nhưng không thành công. O’Keefe, người mới qua đời gần đây, thì đang ở trong bệnh viện khi BuzzFeed News đề nghị bình luận. Nhưng con trai ông ta, Jefffrey O’Keefe nói rằng cha mình đã thắng kiện một cách công bằng.

Tuy nhiên, rõ ràng vụ việc có nhiều vấn đề trong cách bồi thẩm đoàn ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại lớn như vậy. Trong sự vội vã trừng phạt Loewen, ban bồi thẩm đã trở nên không trung thực và phi đạo đức – và khi thẩm phán [2] kiềm chế họ một chút, họ đã không kết thúc được. Sau khi họ chồng chất các khoản tiền phạt, tổng phán quyết là nửa tỉ đô la. Đây là con số lớn nhất trong lịch sử ở Mississippi và tin tức này nhanh chóng lan truyền trong cả nước.

Sau phiên xét xử, chủ tịch ban bồi thẩm nói rằng Loewen “là một gã chính trị gia Canada giàu có ngu ngốc, người tự cho là có thế đến và lừa đảo những người đàn ông chân chính của Mississippi. Điều đó đã thất bại.”

Đây là một ví dụ tương đối điển hình của cái tương tự như ISDS bài ngoại được cho là dùng để sửa chữa những sai trái. Mặc dù hệ thống toà án Mỹ có thể không hoàn toàn miễn nhiễm khuynh hướng này, nhưng Văn phòng đại diện thương mại nhấn mạnh rằng Mỹ có một loạt các biện pháp bảo vệ có thể sử dụng trước khi một công ty phải dùng tới cứu cánh cuối cùng: ISDS.

Một trong các biện pháp bảo vệ quan trọng đó là quyền kháng cáo đến toà cao hơn ở Mỹ – và đó là những gì Loewen đã cố gắng làm. Nhưng theo luật Mississippi, để kháng án, đầu tiên Loewen cần phải niêm yết một giấy nợ có giá trị bằng 125% khoản hình phạt. Loewen thì không có sẵn 625 triệu đô la. Và mặc dù toà án có thể hạ bớt khoản cam kết mà “sẽ chắc chắn khiến công ty phá sản”, nhưng trong trường hợp này, toà án tối cao của bang đã từ chối làm như vậy.

Với bản án có hiệu lực chỉ trong một vài ngày, và không còn lựa chọn nào tốt để theo đuổi, ban điều hành công ty đã phải ngậm đắng nuốt cay chọn giảng hoà với O’Keefe. Loewen đồng ý trả khoản tiền gây sốc 175 triệu đô la.

Nhà tang lễ Bradford O’Keefe, một công ty gia đình thế hệ thứ năm ở trung tâm Ocean Springs, Mississippi. Ảnh của Willliam Widmer cung cấp cho BuzzFeed News.

ISDS bắt nguồn từ những năm 1950s khi các nước phương Tây lo ngại các thuộc địa mới độc lập của họ sẽ bắt đầu tịch thu nhà máy, hầm mỏ và các mỏ dầu. Ngoài ra một số lãnh đạo phương Tây cũng muốn giúp các nước này và các quốc gia khác đang vật lộn về kinh tế để thu hút được các khoản đầu tư lớn. Giải pháp là: một hệ thống trọng tài công bằng, trung lập để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và công ty đang hoạt động trong phạm vi quốc gia đó.

Tuy nhiên bất chấp việc Ngân hàng thế giới và một số chính phủ Đông Âu khuyến khích hệ thống này, rất nhiều quốc gia đã từ chối gia nhập. Vào năm 1980, khi doanh nghiệp Mỹ bắt đầu đổ tiền vào các dự án tại nước ngoài, các nhà đầu tư bắt đầu đòi hỏi nhiều bảo hộ hơn, và họ tìm thấy một tập thể thính giả dễ lĩnh hội nhu cầu đó trong chính quyền tổng thống Ronald Reagan. Thế là Mỹ bắt đầu phát triển các hiệp định mẫu và thuyết phục một vài quốc gia – chủ yếu là các nước nghèo ở Châu Phi và Mỹ La tinh – ký kết. Rồi đến những năm 1990s. Liên bang Xô Viết sụp đổ, chính sách kinh tế của Mỹ, bao gồm cả ISDS, bành trướng ra nhiều nơi trên thế giới. Theo sáng kiến được thúc đẩy bởi Ngân hàng Thế giớiHiệp hội Luật sư Mỹ, các luật sư đã toả ra khắp thế giới và tư vấn cho các nước đang phát triển ký kết các hiệp định này để họ có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ quan phát triển và thương mại Liên hiệp quốc tài trợ cho các sự kiện, nơi mà các quan chức của nhiều nước tụ họp để thông qua văn bản của các vòng đàm phán vòng tròn (round-robin of negotiations), rồi sau đó trở về nhà với các hiệp định mới được tạo ra.

Số lượng các hiệp định đã bùng tăng, từ ít hơn 400 lên hơn 1800 hiệp định chỉ riêng trong những năm 1990s, và chính điều này đã đặt nền móng cho cơn bùng phát các vụ ISDS hiện nay.

[1] (Chú giải của người dịch) Predatory business model: mô hình kinh doanh ăn thịt: là hình thức cạnh tranh được cho là không lành mạnh của một doanh nghiệp hạ giá sản phẩm ở mức thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất và chịu lỗ để đánh bật các đối thủ khác không có khả năng chịu lỗ lâu bằng ra khỏi thị trường. Hành động này triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường, giảm lợi ích người tiêu dùng.

[2] (Chú giải của người dịch) Thẩm phán và bồi thẩm đoàn có chức năng khác nhau trong một phiên toà. Bồi thẩm đoàn là một tập hợp thường dân được toà án uỷ nhiệm việc xét xử một vụ án. Họ có nhiệm vụ xem xét và cân nhắc các bằng chứng để tuyên án có tội hay không sau khi công tố viên và luật sư của bị cáo dẫn giải và lý luận tại phiên toà. Bồi thẩm đoàn góp sức duy trì quan điểm vô tư, trung thực của người dân thay vì bị cơ cấu chính quyền chi phối nếu quyền xét án chỉ tập trung trong tay vị chánh án. Tuy đồng sự với bồi thẩm đoàn ngồi nghe án nhưng vị chánh án/thẩm phán có nhiệm vụ riêng, nặng phần thủ tục và khía cạnh chuyên môn của luật pháp (theo Wikipedia tiếng Việt)

(Còn nữa)

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com

1 bình luận về “Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước (Phần 4.2)

  1. Trong vụ giữa Loewen và O’Keefe này, ngoài câu chuyện chính về ISDS giữa Loewen và Mỹ thì câu chuyện giữa vụ này và bồi thẩm đoàn khiến em ấn tượng.

    Ban đầu số tiền O’Keefe yêu cầu Loewen bồi thường là 5 triệu đô, nhưng sau khi luật sư của O’Keefe diễn giải, bồi thẩm đoàn đã yêu cầu số tiền bồi thường là 260 triệu đô, quá lớn, đến nỗi có lẽ một phần vì nguyên nhân này mà Loewen quyết định dùng ISDS để kiện Mỹ.

    Vai trò của bồi thẩm đoàn thật quan trọng.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s