English: The Secret Threat That Makes Corporations More Powerful Than Countries
Kỳ 2: Những đe doạ bí mật khiến cho các công ty quyền lực hơn các quốc gia
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Trong nhiều thập kỷ, chính quyền Suharto và các công ty khai thác mỏ lớn đã để cho một thứ diễn ra. Vị tướng trở thành nhà độc tài chẳng lo lắng nhiều về môi trường hoặc người dân tộc thiểu số bản địa, và của cướp của công nghiệp khai thác mỏ đã giúp đổ đầy két bạc của chính quyền Suharto.
Để giữ cho mọi thứ chạy trơn tru, chính phủ Suharto đã tạo ra một kiểu hành chính một cửa để tặng các hợp đồng đầy hấp dẫn: các điều khoản thuận lợi, ít phiền phức. “Nếu anh có một vấn đề”, chẳng hạn như người dân địa phương không hợp tác, Ketut Wirabudi nhớ lại, ông là người làm việc trong công nghiệp khai thác mỏ vào thời kỳ đó, “thì anh tặng một khoản đóng góp cho quân đội, và họ giải quyết vấn đề cho anh.”
Các công ty “đơn giản là làm bất cứ điều gì họ muốn”, Rachmat Witoelar, một bộ trưởng môi trường gần đây cho biết.
Suharto
Vì vậy, khi các chính phủ hậu Suharto thông qua một đạo luật về lâm nghiệp cấm khai thác mỏ lộ thiên ở một số khu vực, các công ty khai thác mỏ đã phản bác lại, lập luận rằng luật này đã vi phạm các hợp đồng mà họ đã ký dưới thời Suharto.
Trong một tuyên bố với BuzzFeed News, công ty Newcrest ban đầu nói công ty “không biết về bất cứ hành động đe dọa hay là ISDS nào được đưa ra liên quan đến việc thực thi luật lâm nghiệp năm 1999.” Nhưng Syahrir AB, một giám đốc điều hành của Newcrest vào thời điểm đó ở Indonesia, đã tuyên bố rõ ràng: “Công ty của tôi, Newcrest,” đã đưa ra đe dọa đó, ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại Jakarta.
Bản thân Syahrir AB đã chuyển “thông điệp của công ty tới chính phủ” trong một cuộc họp với các quan chức của bộ khai thác mỏ, ông nhớ lại. “Nếu chúng tôi không thể khai thác trong khu vực này”, ông nhớ đã nói với họ, “chúng tôi sẽ đoạn tuyệt với Indonesia và đi đến toà trọng tài quốc tế.” Thông điệp rất rõ ràng: Indonesia sẽ bị kiện, có thể tới hàng trăm triệu đô la.
Về những gì Syahrir đã nói, một phát ngôn viên của Newcrest đã viết rằng công ty “không được biết ” Syahrir đã thực hiện các đe dọa, và thêm rằng “đây không phải là điều mà chúng tôi sẽ cho phép.”
Phỏng vấn các quan chức cũ và hiện đang tại chức từ nhiều bộ của chính phủ, bốn công ty khai thác mỏ, và hiệp hội vận động hành lang cho các ngành công nghiệp, cũng như hàng ngàn trang tài liệu điều tra bởi BuzzFeed News cho thấy những gã khổng lồ khai thác mỏ nước ngoài khác cũng âm thầm thực hiện các đe dọa tương tự, cảnh báo rằng họ sẽ kiện Indonesia tới hàng tỷ đô la đền bù thiệt hại nếu quốc gia này cố gắng ép các công ty làm theo luật môi trường mới.
Syahrir AB
Tối hậu thư hàng tỷ đô la của các công ty không phải là mối đe dọa vô nghĩa. Như các công ty khai thác khoáng sản biết rõ, Indonesia vẫn còn đang quay cuồng từ một phán quyết nặng nề khác.
Vụ kiện đó liên quan đến Công ty Bodas Karaha, ký hợp đồng với các công ty thuộc sở hữu của Indonesia, để xây dựng một nhà máy điện địa nhiệt. Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á xảy ra không lâu sau khi thỏa thuận được ký kết, thế nên chính phủ đã đình chỉ dự án đó và nhiều dự án khác.
Nhưng không giống như hầu hết các công ty bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, Karaha Bodas, chủ yếu thuộc sở hữu của hai công ty năng lượng của Mỹ, đã đến với toà trọng tài quốc tế. Tòa án phán quyết 261 triệu USD, mặc dù thực tế công ty thậm chí vẫn chưa từng đưa một nửa số tiền đó vào dự án. Phần lớn phán quyết là bù đắp cho việc thất thoát lợi nhuận trong tương lai – lợi nhuận tiềm năng tương lai, mà không ai có thể chứng minh được nó sẽ thực sự tích luỹ được hay không
Nói cách khác, Indonesia còn nợ một phần tư tỷ đô la cho một công ty tư nhân cho phần điện mà Indonesia sẽ không bao giờ nhận được, từ một nhà máy điện chưa từng được xây dựng, tất cả trong khi quốc gia đang phải chiến đấu với một cuộc khủng hoảng tài chính lịch sử. Khi chính phủ từ chối trả khoản đó, công ty Karaha Bodas đã đệ đơn để tịch thu tài sản của Idonesia trên toàn thế giới. Công ty đã không trả lời với yêu cầu bình luận.
Các công ty khai thác mỏ nhắc đến thảm kịch đau đớn này trong các cuộc họp, các quan chức chính phủ cũ nhớ lại. Chính phủ hiểu ngay. “Bởi vì kinh nghiệm cay đắng này, chúng tôi có xu hướng tìm giải pháp,” M.S. Kaban nói, người đã trở thành bộ trưởng lâm nghiệp năm 2004.
Và lần này, các khoản mất mát tiềm năng lớn hơn rất nhiều – con số tới 22,7 tỉ USD nếu một số công ty khai thác mỏ lớn nhất kiện Indonesia, theo một phân tích của chính phủ mà BuzzFeed News nhận được. Số tiền đó là khoảng một nửa ngân sách năm trước cho toàn bộ chính phủ.
Stuart Gross, một luật sư người Mỹ người tư vấn cho các nhóm môi trường địa phương, cho biết ông tin rằng Indonesia có thể đã thắng được các công ty khai thác mỏ ở tòa trọng tài nhưng ông vẫn không chắc chắn ông sẽ làm gì nếu ông ở vị trí của tổng thống.
“Trách nhiệm pháp lý mà các công ty khai thác mỏ nói đã lên đến hàng tỷ,” ông nói. “Indonesia đơn giản là không có khoản tiền đó. Indonesia đang tê liệt. Mối đe dọa này không có hiệu lực pháp luật, nhưng vì những hậu quả và cách các vụ được xét xử – bởi một nhóm tư nhân mà không được kháng cáo – đe dọa đó là rất hiệu quả “.
Ông nói thêm, “Một đất nước như Indonesia, trừ khi nó có một xương sống của thép, khi phải đối mặt với một trong những đe dọa này, Indonesia phần lớn là đầu hàng.”
Rupert Smissen
Dưới màn đêm bao phủ, dân làng tìm đường đi xuyên qua các rừng nhiệt đới ở quần đảo Spice, bao quanh đỉnh núi mà công ty Newcrest muốn đào khoét ra.
Dân làng đã sống dựa vào ngọn núi đó, cùng với khu rừng và các vùng biển xung quanh núi, qua nhiều thế hệ. Đó là nơi mà họ trồng dừa, sắn, mít, và ca cao; săn bắn hươu và lợn hoang dã; lấy nước và thu hoạch cá; nhặt nhạnh cỏ đinh hương và hạt nhục đậu khấu, thứ mà trước hết đã làm cho lãnh thổ không khoan nhượng này thành một giải thưởng cho các cường quốc thực dân trước đây.
“Những người đi trước của chúng tôi nói với chúng tôi phải bảo vệ khu vực này,” Petrus Kakale, người đã có kinh nghiệm trồng cây đinh hương trên núi trong 40 năm, nói.
Petrus Kakale
Nhưng đêm đó, vào tháng 1 năm 2004, có những người khác đang gác trên núi: các thành viên của nhóm Brimob, cảnh sát bán quân sự nổi tiếng tồi tệ của Indonesia.
Dân làng hy vọng lẻn nhanh qua nhóm Brimob vào giữa đêm bằng cách chia thành các nhóm nhỏ hơn sẽ hội tụ trên đỉnh núi. Nhưng, vào sáng sớm, kế hoạch này đã bị phá vỡ, theo các cuộc phỏng vấn với năm người tham gia vào các cuộc biểu tình và một báo cáo điều tra, chưa bao giờ được công bố trước công chúng, bởi cơ quan nhân quyền độc lập của chính phủ Indonesia.
Hàng chục người dân, dẫn đầu bởi một nông dân trẻ và người biểu tình tên là Fahri Yamin, đã mở một làn đường lên núi khi người của Brimob khua súng ra lệnh cho họ quay lại. Fahri cho biết ông đã từ chối. “Chúng tôi chỉ đòi hỏi quyền lợi của chúng tôi,” ông nhớ lại nói với các sĩ quan như vậy.
Nhóm Brimob ra lệnh cho dân làng hạ xuống đất và đánh đập người dân bằng gậy nặng và báng súng trường. Các sĩ quan đẩy Fahri, hai tay bị trói và một vài cái răng bị đánh gẫy, vào mặt sau của một chiếc xe và phóng về phía văn phòng của Newcrest.
Một nhóm dân làng, dẫn đầu bởi một nông dân khác tên Salmon Betek và linh mục làng Pordenatus Sangadi, đã mở đường xa hơn lên núi trước khi chạm chán với nhóm Brimob. Các sĩ quan dồn nhóm lên đến đỉnh – nơi đã từng một khu rừng, bây giờ bị dọn sạch để chuẩn bị cho khai thác mỏ – và ra lệnh cho họ phải nằm trên mặt đất. Cũng ở đây, nhóm Brimob đánh đập dân làng bằng gậy nặng và báng súng, khiến họ bị gãy xương sườn và bị rạch sâu trên đầu.
Fahri Yamin
Sau đó, người chỉ huy bước lên trước. Ông chĩa khẩu súng lục chỉ cao hơn đầu Salmon một chút và bóp cò súng.
Salmon cho biết ông nghe tiếng đạn thét ngang tai, sau đó là tiếng kêu kinh hoàng của những người láng ghiềng. Ông ngoảnh đầu lại, theo ông nhớ, và thấy người đàn ông đứng ngay sau mình đâm sầm xuống đất, đã bị bắn vào trán.
Lãnh đạo các nhóm bao gồm Fahri và Pordenatus cho biết nhóm Brimob đầu tiên dẫn họ đến văn phòng công ty Newcrest gần đó để thẩm vấn, sau đó cho họ lên máy bay trực thăng của công ty đến một hòn đảo gần đó, nơi họ đã bị bỏ tù mà không được nói tại sao.
Trong tuyên bố của mình, công ty Newcrest nói họ “không có thẩm quyền về việc này” hành động của nhóm Brimob, nhưng việc công ty trả chi phí cho nhóm cảnh sát này là phù hợp với “tiêu chuẩn thực hành ở Indonesia.” Công ty cũng cho biết máy bay trực thăng của công ty không được sử dụng để vận chuyển các thành viên của cộng đồng.
Một số người đã được thả ra sau một vài ngày, nhưng Fahri cho biết ông đã bị tù 44 ngày. Vợ và con trai 2 tháng tuổi của ông đã được phép gặp ông một lần một tuần,di chuyển hàng vài tiếng chỉ để cho vài phút viếng thăm.
Chưa rõ hành vi phạm tội, nếu có, mà những người biểu tình này đã bị cáo buộc. Một quan chức tại văn phòng thư ký tòa án địa phương cho biết cô không thể tìm thấy hồ sơ về bất kỳ buộc tội nào đối với những người biểu tình này.
Nhưng những người bị bắt giữ cho biết, dựa trên thẩm vấn của họ và các tiếp xúc khác với chính quyền, thông điệp rất rõ ràng: Hãy chấm dứt biểu tình.
Một phát ngôn viên của Newcrest nói với các phóng viên tại thời điểm đó công ty lấy làm tiếc rằng vụ nổ súng đã xảy ra, nhưng nói: “Việc này thực sự không có điều gì liên quan tới Newcrest mặc dù nó đã xảy ra trên địa bàn của chúng tôi.”
Và đối với dân làng, Newcrest nói rất nhiều người không biểu tình – họ ăn cắp. “Nhiều người trong số những người biểu tình là những người đã khai mỏ bất hợp pháp,” Newcrest cho biết trong tuyên bố của mình gửi cho BuzzFeed News.
Chỉ huy nhóm Brimob đã bị quản chế sau khi hai người cấp dưới của ông nói với tòa án rằng vụ nổ súng là một tai nạn. Nhưng các nhà điều tra cho cơ quan nhân quyền của chính phủ cho thấy các các quan chức đã giam giữ người bất hợp pháp, tra tấn họ, và giết hại một người. Những phát hiện này cũng nêu lên quan ngại lớn hơn: là chính phủ đã vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân trong việc cho phép Newcrest khai thác diện tích rừng nhạy cảm.
Cơ quan này muốn chính phủ phải đánh giá lại giấy phép khai thác của công ty. Nhưng các cơ quan nhân quyền chỉ có quyền đề xuất. Còn công ty nước ngoài có quyền lực để khởi kiện cho hàng tỷ đô.
Một người dân, anh Melaki Sekola, đang nhìn về hồ chứa chất thải của công ty Newcrest. Chris Hamby /
(Còn nữa)
Cám ơn Hằng dịch các bài này.
Mình đang nghĩ: Nếu vì ISDS mà Indonesia phải nhượng bộ cho các công ty khai thác mỏ nước ngoài làm hủy hoại môi trường thì không biết Indonesia có thể hy vọng vào Tòa Hình sự quốc tế ICC không?
Cách đây gần một tháng, “Tòa Hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) vừa tuyên bố sẽ xem xét và xử phạt các tội ác liên quan tới tàn phá môi trường và tịch thu đất đai.”
“Trong tuyên bố có tên “Change of Focus” (thay đổi trọng tâm), tòa ICC cho biết sẽ ưu tiên xét xử các hành vi “tàn phá môi trường”, “khai thác phi pháp tài nguyên thiên nhiên” và “tước đoạt bất hợp pháp” đất đai. Điều đó có nghĩa là từ nay, các hành vi này có thể bị đưa ra xét xử trước tòa ICC về tội chống lại loài người.”
(Trích Tòa Hình sự quốc tế sẽ xử tội ác môi trường)
ThíchThích