(TBTCO) – 66 quốc gia được đánh giá là yếu kém hoặc không thể kiểm soát được ngành công nghiệp khai khoáng. Dưới 20% trong tổng số 81 quốc gia được đánh giá đạt kết quả tốt hoặc đạt yêu cầu. Trong đó Việt Nam được xếp trong những nước có chỉ số quản trị yếu kém.
Khai thác đá trắng tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, tháng 12/2014. Ảnh: Dương Văn Thọ/PanNature
Chỉ số quản trị tài nguyên của Việt Nam xếp thứ 48/100
Ngày 30/1/2018, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Liên minh Khoáng sản và Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên (NRGI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thúc đầy quản trị hiệu quả ngành công nghiệp khai thác hướng đến sự phát triển toàn diện của Việt Nam” tại Hà Nội.
Tác giả Saleem Ali và Jamie Kneen, đối mặt với một câu hỏi thường trực, phải chăng khai thác khoáng sản vốn là không thể bền vững?
Ngày nay, rõ ràng “bền vững” là điểm cần chú ý của mọi doanh nghiệp, từ cửa hàng nhỏ cho đến các công ty đầu tư đa quốc gia. Khái niệm thực tế về bền vững có thể thay đổi, tuy nhiên các khái niệm bền vững đều đề cập về vấn đề việc đáp ứng các nhu cầu (mong muốn) hiện tại mà không gây ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Khai thác khoáng sản mà bản chất là việc sử dụng nguồn nguyên liệu không thể tái chế đang là vấn đề thu hút nhiều cuộc tranh luận về khả năng bền vững. Khai thác khoáng sản có thể thực hiện một cách bền vững? Saleem H. Ali, Giám đốc Trung tâm Trách nhiệm xã hội trong khai thác mỏ Đại học Queensland, Úc và Jamie Kneen, điều phối viên truyền thông và điều phối viên cho cơ quan giám sát khai khoáng MiningWatch Canada, đưa ra hai quan điểm về câu hỏi hóc búa này. Tiếp tục đọc “Liệu khai khoáng có thể bền vững được không?”→
Khoáng sản là chất vô cơ tự nhiên xảy ra với thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể xác định. Một số khoáng sản phổ biến là thạch anh, fenspat và mica. Con người sử dụng khoáng sản không chỉ để làm các vật dụng gia đình như dụng cụ đun nấu không gỉ, kính mắt, thậm chí cả đồ trang sức quý giá, mà còn là vật liệu để xây dựng nhà và tàu vũ trụ.
Với sự phát triển của ngành khai thác mỏ và các kỹ thuật chiết xuất tiên tiến, ngày càng có nhiều khu vực được phát hiện và lựa chọn để khai thác khoáng sản. Điều này dẫn đến mối quan ngại về tác động của việc khai thác mỏ đối với sức khoẻ của môi trường sinh thái và của người dân sống trong khu vực khai thác.
Ngành công nghiệp tài chính đang đẩy các đòi hỏi ISDS mới mà các nước không bao giờ có thể ngờ tới – các đòi hỏi, màtrong một số vụ, sẽ bị cấm tại các tòa án Hoa Kỳ và toà ở các nước phát triển khác, hoặc đánh vào các quyết định khẩn cấp mà quốc gia thực hiện để đối phó với khủng hoảng. Khi Tây Ban Nha, trong đau đớn của khủng hoảng kinh tế, tuyên bố sẽ giảm trợ cấp cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, hơn 20 doanh nghiệp – phần nhiều là các quỹ đầu tư gắn với ngân hàng lớn hoặc công ty đầu tư mạo hiểm – đưa ra đòi hỏi ISDS, cáo buộc rằng chính phủ đã phá lời hứa và khiến các khoản đầu tư của họ không có lợi nhuận. Tiếp tục đọc “Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên (Phần 3.2)”→
Các công ty tài chính đã tìm ra cách để biến một hệ thống pháp lý toàn cầu gây tranh cãi trở thành lợi thế rất có lợi nhuận cho riêng họ. Kỳ 3 của một chuỗi điều tra bởi BuzzFeed News – đọc toàn bộ loạt bài điều tra ở đây.
Năm 2006, gần cao điểm của cơn sốt đầu cơ tai hại của Wall Street, một vài ngân hàng lớn nhất thế giới đánh hơi thấy một cơ hội.
“Hệ thống ISDS đã vượt quá xa ý định ban đầu của nó,” Cơ quan thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc viết trong một báo cáo gần đây. Hệ thống hiện nay đang chịu một sự “thiếu chặt chẽ, thiếu thống nhất và thiếu khả năng dự báo” và “làm tăng mối quan ngại mang tính hệ thống”, cơ quan này viết trong một báo cáo khác.
Hai tháng sau khi các vụ bạo lực đập vỡ ý chí của dân làng, các đe dọa từ ISDS tiếp đó đã đập tan ý chí của chính phủ Indonesia.
Tổng thống đã ban hành một nghị định khẩn cấp, mà kết hợp với một sắc lệnh tiếp theo, miễn trừ cho công ty Newcrest và 11 công ty khai mỏ khác khỏi luật môi trường mới.
Soetisna Prawira, luật sư hàng đầu của Bộ khai thác mỏ tại thời điểm đó, cho biết ông đã giúp soạn thảo nghị định để tránh các chi phí thảm họa tiềm tàng bởi tuyên bố ISDS.
“Đây là tình trạng đặc biệt khẩn cấp: thực tế là các công ty sẽ đưa vụ án ra trọng tài quốc tế,” Soetisna nói. “Trọng tài là lý do duy nhất” mà Indonesia đã ban hành Nghị định này. Tiếp tục đọc “Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la (Phần 2.3)”→
Các công ty quốc tế muốn đe doạ các nước có quyền đến một hệ thống pháp lý riêng được thiết kế chỉ cho họ. Và để mở khóa cho quyền lực của công ty, đôi khi chỉ cần một đe dọa. Phần hai của cuộc điều tra của BuzzFeed News – đọc toàn bộ loạt bài điều tra ở đây.
Bài cùng chuỗi:
1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới