Mặt trái của toàn cầu hóa – Phần 1

Đọc loạt bài điều tra của Buzzfeed News về lạm dụng ISDS

English: On the Wrong Side of Globalization
Giáo sư Joseph E. Stiglitz(1)

    CVD: Bài này được viết trước khi toàn văn TPP được công khai hóa vào tháng 5/2016. Tuy vậy, mọi phân tích trong bài không bị ảnh hưởng bởi sự công khai hóa này.

Hiệp định thương mại là một chủ đề có thể làm hoa mắt, nhưng tất cả chúng ta nên chú ý. Ngay lúc này, đã có những đề xuất thương mại trong các công trình có nguy cơ đặt phần lớn người Mỹ vào mặt trái của toàn cầu hóa.

Những quan điểm trái ngược nhau về các hiệp định này đang thực sự xé rách cấu trúc của đảng Dân chủ, dù bạn không biết điều đó từ tài hùng biện của Tổng thống Obama. Trong bài diễn văn Tình Trạng Đất Nước của ông, ví dụ, ông ôn tồn quy cho “những quan hệ đối tác thương mại mới” là sẽ “tạo nhiều việc làm”. Đi thẳng vào vấn đề thì đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hay TPP, mà sẽ mang 12 quốc gia dọc theo Vành đai Thái Bình Dương lại với nhau trong cái sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Đàm phán TPP bắt đầu từ năm 2010, nhằm mục đích, theo Đại diện Thương mại Mỹ, là tăng thương mại và đầu tư, thông qua việc giảm thuế và các rào cản thương mại khác giữa các nước tham gia. Nhưng các cuộc đàm phán TPP đã diễn ra trong bí mật, buộc chúng ta phải dựa vào các dự thảo bị rò rỉ để phỏng đoán các điều khoản được đề xuất. Đồng thời, Quốc hội đã giới thiệu một dự luật trong năm nay sẽ trao cho Nhà Trắng quyền fast-track (quyền đàm phán theo thủ tục rút gọn – ND) chống lại filibuster (một thủ tục câu giờ mà nghị sỹ dùng để cản trở việc thông qua một dự luật ở Nghị viện – ND), theo đó Quốc hội chỉ đơn giản là chấp thuận hoặc từ chối bất cứ hiệp định thương mại nào được đưa ra trước đó, mà không duyệt lại hay chỉnh sửa.

Tranh cãi đã nổ ra, và cũng hợp lý thôi. Dựa vào sự rò rỉ – và lịch sử các thoả thuận của các hiệp ước thương mại trong quá khứ – thật dễ suy ra hình dạng của toàn bộ TPP, và trông chẳng hay chút nào. Nguy cơ có thật là nó sẽ có lợi cho một mẩu giàu có nhất của nước Mỹ và giới thượng lưu toàn cầu mà không có lợi cho tất cả mọi người khác. Thực tế thì chỉ việc một kế hoạch như vậy đang được cân nhắc là bằng chứng cho thấy bất bình đẳng đã vang dội sâu sắc thế nào trong chính sách kinh tế của chúng ta.

Tệ hơn nữa, những hiệp định như TPP chỉ là một khía cạnh của vấn đề lớn hơn: cách quản lý yếu kém sờ sờ của chúng ta về toàn cầu hóa.

Hãy bàn về lịch sử trước tiên. Nhìn chung, giao dịch thương mại hôm nay khác rõ rệt so với những [giao dịch] được thực hiện trong các thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà các cuộc đàm phán tập trung vào việc giảm thuế. Khi thuế quan đã hạ thấp trong mọi mặt, thương mại được mở rộng, và mỗi quốc gia có thể phát triển những lĩnh vực có thế mạnh và kết quả là, mức sống sẽ tăng lên. Vài việc làm sẽ bị mất, nhưng việc làm mới sẽ được tạo ra.

Ngày nay, mục đích của các hiệp định thương mại đã khác. Thuế quan trên toàn thế giới đã thấp. Trọng tâm đã chuyển sang “rào cản phi thuế quan(2)”, và quan trọng nhất trong số này – cho các nhóm quyền lợi công ty đang thúc đẩy các hiệp định – là luật lệ. Các công ty đa quốc gia khổng lồ kêu ca là luật lệ không nhất quán khiến việc kinh doanh tốn kém. Nhưng phần lớn luật lệ, ngay cả khi chúng không hoàn hảo, vẫn có lý do: bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, nền kinh tế và môi trường.

Hơn nữa, những luật lệ này thường được đặt đúng chỗ bởi chính phủ đang đáp ứng đòi hỏi dân chủ từ công dân của họ. Những người mới thúc đẩy hiệp định thương mại đã tuyên bố hoa mỹ rằng họ đơn giản là chỉ nhắm vào hài hòa luật lệ, một cụm từ nghe trong sạch hàm ý một kế hoạch vô tội để thúc đẩy hiệu năng. Họ có thể, tất nhiên, có được sự hài hòa luật lệ bằng cách nâng cao luật lệ đến tiêu chuẩn cao nhất ở mọi nơi. Nhưng khi các công ty gọi đó là hài hòa, thực ra ý họ là một cuộc đua chạy xuống đáy.

Khi hiệp định như TPP chi phối thương mại quốc tế –  khi mọi quốc gia đều đồng ý những quy định tối thiểu giống nhau – thì các công ty đa quốc gia có thể trở lại cách hoạt động thông thường trước khi Luật Không khí Sạch và Luật Nước Sạch trở thành luật (vào năm 1970 và 1972, theo thứ tự) và trước khi khủng hoảng tài chính gần đây nhất đánh trúng. Các công ty ở khắp mọi nơi có thể đồng ý rằng xóa bỏ luật lệ sẽ tốt cho lợi nhuận doanh nghiệp. Các đàm phán viên thương mại có thể được thuyết phục rằng các hiệp định thương mại này sẽ tốt cho thương mại và lợi nhuận doanh nghiệp. Nhưng sẽ có vài kẻ thua cuộc lớn – cụ thể, đó là mọi chúng ta còn lại.

Những ảnh hưởng lớn này là lý do tại sao thật đặc biệt nguy hiểm khi tiến hành các đàm phán thương mại trong bí mật. Trên khắp thế giới, các bộ thương mại đã bị bắt giữ bởi những nhóm lợi ích công ty và tài chính. Và khi các cuộc đàm phán là bí mật, thì chẳng có cách nào để tiến trình dân chủ có thể sử dụng kiểm tra và cân bằng để giới hạn những ảnh hưởng tiêu cực của các hiệp định này.

Sự bí mật có lẽ là đủ để gây ra tranh cãi đáng kể cho TPP. Những gì chúng ta biết về chi tiết của TPP chỉ làm cho nó không nuốt được. Một trong những điều tồi tệ nhất là TPP cho phép các công ty đòi bồi thường tại tòa quốc tế, không chỉ vì chiếm đoạt bất chính, mà còn vì cáo buộc giảm lợi nhuận tiềm năng của họ vì hậu quả của luật lệ. Đây chẳng phải là chuyện lý thuyết suông.

[Công ty đa quốc gia] Philip Morris đã dùng thủ đoạn này với Uruguay, tuyên bố các quy định chống hút thuốc của nước này, vốn nhận được giải thưởng của Tổ chức Y tế Thế giới, là gây thiệt hại lợi nhuận một cách gian lận, vi phạm hiệp ước thương mại song phương giữa Thụy Sĩ và Uruguay. Theo hướng này, những hiệp định thương mại vừa qua đã gợi nhớ về cuộc Chiến tranh Nha phiến, trong đó các cường quốc phương Tây đã thành công trong việc buộc Trung Quốc tự mở cửa thuốc phiện vì họ thấy việc này quan trọng trong việc chỉnh sửa sự mất cân bằng thương mại rộng lớn nếu không làm vậy.

Các điều khoản được kết hợp chặt chẽ trong những hiệp định thương mại khác đang được áp dụng ở những nơi khác để làm yếu luật lệ về môi trường và các lãnh vực khác. Các nước đang phát triển trả giá rất đắt khi ký các điều khoản này, nhưng bằng chứng cho thấy các nước này nhận được thêm nhiều đầu tư từ đó thì thật là hiếm và đáng nghi ngờ.

Và mặc dù các nước này là nạn nhân rõ ràng nhất, chuyện tương tự cũng có thể trở thành vấn đề đối với Mỹ. Có thể tin được chuyện các công ty Mỹ thành lập công ty con tại vài quốc gia Vành đai Thái Bình Dương, đầu tư vào Mỹ thông qua công ty con đó, rồi sau đó hành động chống lại chính phủ Mỹ – có những quyền như một công ty “nước ngoài” mà họ sẽ không có khi là công ty Mỹ. Một lần nữa, đây không chỉ là khả năng lý thuyết suông: Đã có vài bằng chứng cho thấy các công ty đang chọn lựa làm thế nào để rót tiền của họ vào các quốc gia khác nhau trên cơ sở nơi nào họ có vị trí pháp lý mạnh nhất trong quan hệ với chính phủ.

Có những điều khoản nguy hại khác. Mỹ đang đấu tranh để giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Nhưng TPP sẽ làm sự giới thiệu thuốc gốc (generic drugs)(3) thêm khó khăn hơn, và do đó sẽ làm tăng giá thuốc. Tại những nước nghèo nhất, điều này không chỉ là chuyển tiền vào két bạc của công ty, mà hàng ngàn người sẽ chết không cần thiết.

Tất nhiên, những người làm nghiên cứu phải được đền bù. Đó là lý do tại sao chúng ta có hệ thống bằng sáng chế. Nhưng hệ thống bằng sáng chế này được cho là cân bằng một cách cẩn thận giữa phúc lợi bảo hộ trí tuệ với mục tiêu xứng đáng khác: đó là làm việc tiếp cận tri thức trở thành sẵn sàng hơn.

Tôi đã viết trước đây về cách hệ thống đã bị lạm dụng bởi những người tìm kiếm bằng sáng chế cho các gen khiến phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Tòa án Tối cao đã từ chối những bằng sáng chế này, nhưng Tòa đã không làm vậy trước khi nhiều phụ nữ đau đớn không cần thiết. Những hiệp định thương mại sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn cho việc lạm dụng bằng sáng chế.

(Còn tiếp)

Chú thích:

1. Joseph Eugene Stiglitz (sinh ngày 9 tháng 2 năm 1943) là nhà kinh tế có ảnh hưởng đứng thứ 4 thế giới hiện nay dựa trên các trích dẫn hàn lâm. Ông nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001 và giải John Bates Clark năm 1979.

Trong khi ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế, ông vẫn cảnh báo về những tác động tiêu cực của nó (xem tác phẩm “Toàn cầu hóa và những mặt trái”). (Xem thêm ở đây)

2. Rào cản phi thuế quan

Là những biện pháp phi thuế do chính phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hoá nhập khẩu/xuất khẩu không vượt quá số lượng đã ấn định, bằng cách giới hạn hàng nhập khẩu, giới hạn thị trường hoạt động trong nước của các nước ngoài để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. 

Các biện pháp phi thuế gồm nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, v.v… 

Một số doanh nghiệp sẽ có lợi và một số khác sẽ bất lợi khi có hàng rào phi thuế quan cũng như khi dỡ bỏ hàng rào này dựa trên các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia. 

(Tham khảo đây)

3. Thuốc generic

Thuốc gốc (generic drug) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược, vì dùng cùng các hoạt chất như biệt dược. Biệt dược là thuốc bán với tên thương mãi mà một công ty đã đặt tên. Ví dụ, biệt dược Tylenol có gốc hóa học là acetaphenomen. Các công ty làm thuốc gốc (generic) sẽ làm viên acetaphenomen, nhưng không được gọi tên nhãn là Tylenol.

Thuốc gốc (generic) là loại thuốc cần thiết cho mọi người (đặc biệt là người nghèo) vì vừa rẻ và vừa có hiệu quả gần như biệt dược. Biệt dược do tốn nhiều tiền vào việc nghiên cứu, quảng cáo… nên cần khoảng 20 năm bản quyền để lấy lại vốn. Sau đó các công ty khác mới được quyền sao chép công thức và tạo ra loại thuốc tương tự, gọi là thuốc generic hay thuốc gốc.

Cơ quan Y tế Quốc tê (WHO) cũng đạt được một thỏa thuận, theo đó các công ty dược phẩm lớn của thế giới bằng lòng cho các nước đang mở mang làm thuốc generic cho các bệnh hiểm nghèo.

Theo Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì với điều khoản sở hữu trí tuệ trong Hiệp định, biệt dược sẽ có thời gian bản quyền lâu hơn 20 năm. Đồng thời, các thỏa thuận WHO đạt được cũng có thể bị xóa bỏ.

Điều đó có nghĩa là mọi người khó có thể mua được thuốc generic. Đối với những bệnh như HIV, ung thư, các loại bệnh điều trị trong thời gian dài…, nếu không có thuốc generic và là nhà nghèo, họ sẽ chết.

(Xem thêm tại đây và tại đây)

(Phạm Thu Hương dịch và chú thích)

 

 ***

 

On the Wrong Side of Globalization

 By JOSEPH E. STIGLITZ

Trade agreements are a subject that can cause the eyes to glaze over, but we should all be paying attention. Right now, there are trade proposals in the works that threaten to put most Americans on the wrong side of globalization.

The conflicting views about the agreements are actually tearing at the fabric of the Democratic Party, though you wouldn’t know it from President Obama’s rhetoric. In his State of the Union address, for example, he blandly referred to “new trade partnerships” that would “create more jobs.” Most immediately at issue is the Trans-Pacific Partnership, or TPP, which would bring together 12 countries along the Pacific Rim in what would be the largest free trade area in the world.

Negotiations for the TPP began in 2010, for the purpose, according to the United States Trade Representative, of increasing trade and investment, through lowering tariffs and other trade barriers among participating countries. But the TPP negotiations have been taking place in secret, forcing us to rely on leaked drafts to guess at the proposed provisions. At the same time, Congress introduced a billthis year that would grant the White House filibuster-proof fast-track authority, under which Congress simply approves or rejects whatever trade agreement is put before it, without revisions or amendments.

Controversy has erupted, and justifiably so. Based on the leaks — and the history of arrangements in past trade pacts — it is easy to infer the shape of the whole TPP, and it doesn’t look good. There is a real risk that it will benefit the wealthiest sliver of the American and global elite at the expense of everyone else. The fact that such a plan is under consideration at all is testament to how deeply inequality reverberates through our economic policies.

Worse, agreements like the TPP are only one aspect of a larger problem: our gross mismanagement of globalization.

Let’s tackle the history first. In general, trade deals today are markedly different from those made in the decades following World War II, when negotiations focused on lowering tariffs. As tariffs came down on all sides, trade expanded, and each country could develop the sectors in which it had strengths and as a result, standards of living would rise. Some jobs would be lost, but new jobs would be created.

Today, the purpose of trade agreements is different. Tariffs around the world are already low. The focus has shifted to “nontariff barriers,” and the most important of these — for the corporate interests pushing agreements — are regulations. Huge multinational corporations complain that inconsistent regulations make business costly. But most of the regulations, even if they are imperfect, are there for a reason: to protect workers, consumers, the economy and the environment.

What’s more, those regulations were often put in place by governments responding to the democratic demands of their citizens. Trade agreements’ new boosters euphemistically claim that they are simply after regulatory harmonization, a clean-sounding phrase that implies an innocent plan to promote efficiency. One could, of course, get regulatory harmonization by strengthening regulations to the highest standards everywhere. But when corporations call for harmonization, what they really mean is a race to the bottom.

When agreements like the TPP govern international trade — when every country has agreed to similarly minimal regulations — multinational corporations can return to the practices that were common before the Clean Air and Clean Water Acts became law (in 1970 and 1972, respectively) and before the latest financial crisis hit. Corporations everywhere may well agree that getting rid of regulations would be good for corporate profits. Trade negotiators might be persuaded that these trade agreements would be good for trade and corporate profits. But there would be some big losers — namely, the rest of us.

These high stakes are why it is especially risky to let trade negotiations proceed in secret. All over the world, trade ministries are captured by corporate and financial interests. And when negotiations are secret, there is no way that the democratic process can exert the checks and balances required to put limits on the negative effects of these agreements.

The secrecy might be enough to cause significant controversy for the TPP. What we know of its particulars only makes it more unpalatable. One of the worst is that it allows corporations to seek restitution in an international tribunal, not only for unjust expropriation, but also for alleged diminution of their potential profits as a result of regulation. This is not a theoretical problem. Philip Morris has already tried this tactic against Uruguay, claiming that its antismoking regulations, which have won accolades from the World Health Organization, unfairly hurt profits, violating a bilateral trade treaty between Switzerland and Uruguay. In this sense, recent trade agreements are reminiscent of the Opium Wars, in which Western powers successfully demanded that China keep itself open to opium because they saw it as vital in correcting what otherwise would be a large trade imbalance.

Provisions already incorporated in other trade agreements are being used elsewhere to undermine environmental and other regulations. Developing countries pay a high price for signing on to these provisions, but the evidence that they get more investment in return is scant and controversial. And though these countries are the most obvious victims, the same issue could become a problem for the United States, as well. American corporations could conceivably create a subsidiary in some Pacific Rim country, invest in the United States through that subsidiary, and then take action against the United States government — getting rights as a “foreign” company that they would not have had as an American company. Again, this is not just a theoretical possibility: There is already some evidence that companies are choosing how to funnel their money into different countries on the basis of where their legal position in relation to the government is strongest.

There are other noxious provisions. America has been fighting to lower the cost of health care. But the TPP would make the introduction of generic drugs more difficult, and thus raise the price of medicines. In the poorest countries, this is not just about moving money into corporate coffers: thousands would die unnecessarily. Of course, those who do research have to be compensated. That’s why we have a patent system. But the patent system is supposed to carefully balance the benefits of intellectual protection with another worthy goal: making access to knowledge more available. I’ve written before about how the system has been abused by those seeking patents for the genes that predispose women to breast cancer. The Supreme Court ended up rejecting those patents, but not before many women suffered unnecessarily. Trade agreements provide even more opportunities for patent abuse.

(To be continue)

Advertisement

2 bình luận về “Mặt trái của toàn cầu hóa – Phần 1

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s