Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la (Phần 2.4)

English: The Secret Threat That Makes Corporations More Powerful Than Countries

Kỳ 2: Những đe doạ bí mật khiến cho các công ty quyền lực hơn các quốc gia

Bài cùng chuỗi:

    1. 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới

1.11.21.31.41.51.61.7

    1. 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la

2.12.22.32.4

    1. 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên

3.13.23.33.43.5

    1. 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước

4.14.24.34.4

Bài liên hệ:

– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu

– Điều khoản “Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Quốc gia” (ISDS) của TPP nguy hại đến chủ quyền tài phán quốc gia và làm suy yếu luật pháp quốc gia.

– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,

 

“Hệ thống ISDS đã vượt quá xa ý định ban đầu của nó,” Cơ quan thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc viết trong một báo cáo gần đây. Hệ thống hiện nay đang chịu một sự “thiếu chặt chẽ, thiếu thống nhất và thiếu khả năng dự báo” và  “làm tăng mối quan ngại mang tính hệ thống”, cơ quan này viết trong một báo cáo khác.

Vì vậy, chẳng là điều ngạc nhiên khi chỉ một đe dọa đòi hỏi ISDS có thể làm rung động một chính phủ.

“Một số chính phủ mà tôi đã làm việc cùng đã rất do dự để thúc đẩy thay đổi rất cần thiết bởi vì họ sợ các phán quyết của toà trọng tài”, Lou Wells, một giáo sư lâu năm tại Harvard Business School, người tư vấn cho các nước đang phát triển trên khắp thế giới cho biết.

Trong các ấn phẩm cho các khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng, luật sư tại các công ty luật lớn quảng bá hết lời rằng đe dọa ISDS rất hiệu quả. Ví dụ, một công bố từ công ty luật Crowell & Moring ghi nhận: “Thật vậy, so với mỗi vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước mà đi đến mức cuối cùng, có một số vụ mà các công ty sử dụng các hiệp định đầu tư “như là đòn bẩy để đàm phán với chính phủ sở tại và làm cho chính phủ thay đổi hành động của mình một cách nhanh chóng hơn và ít tốn kém (cho công ty).”

Đến nay tại Indonesia, 18 năm sau khi Suharto từ chức, chính phủ vẫn đang phải cố gắng để gỡ rối cho chính mình ra khỏi những thương vụ của một chế độ đã bị đánh đổ hàng thập kỷ trước, nhưng chính phủ hiện tại vẫn cứ phải đối đầu với ISDS.

Năm 2009, Quốc hội đã bỏ phiếu để thực hiện một quá trình cấp phép (chặt chẽ) cho các công ty khai thác mỏ, sẽ cho Indonesia sánh ngang hàng với các quốc gia phát triển. Khi giấy phép này có hiệu lực, một công ty Mỹ phản ứng bằng cách đâm đơn ISDS; một công ty khác phản ứng bằng cách đưa ra khả năng sẽ đâm đơn kiện.

Hai quan chức hàng đầu của hiệp hội khai thác mỏ – giám đốc điều hành Syahrir, cựu giám đốc điều hành Newcrest, và Martiono Hadianto, chủ tịch của hiệp hội thời đó – khẳng định trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng các hệ thống cũ vẫn nên duy trì như vậy, vì nó làm cho các công ty khai thác khoáng sản và chính phủ thành các đối tác kinh doanh bình đẳng.

Nhưng sau khi nói chuyện với BuzzFeed News trong một giờ, Syahrir và Martiono đã yêu cầu xem bài viết này trước khi xuất bản. BuzzFeed News đã từ chối, và hai người đàn ông bước ra khỏi cuộc phỏng vấn, với tuyên bố của Syahrir: “Anh chưa bao giờ gặp chúng tôi.” Hiệp hội khai thác khoáng sản theo sau đó với một lá thư nói rằng họ đã “quyết định rằng các cuộc phỏng vấn (vớiBuzzFeed News) đã chưa bao giờ xảy ra.”


Một dải băng màu xanh báo hiệu khu mỏ của công ty Newcrest. Chris Hamby /

Đến năm 2012, chính phủ Indonesia đã chứng kiến đủ. Họ đã khởi động một đánh giá về các hiệp ước của chính phủ có chứa ISDS và bắt đầu tham vấn các chuyên gia trên thế giới. Bây giờ Indonesia đã hủy bỏ hơn 20 hiệp định đầu tư với hy vọng đàm phán lại các hiệp định với các điều khoản công bằng hơn, Abdulkadir Jailani, một quan chức của Bộ Ngoại giao, người đứng đầu cuộc đánh giá này đã nói

“Cá nhân tôi nghĩ rằng một chế độ bảo vệ đầu tư là rất cần thiết trong luật pháp quốc tế,” Abdulkadir nói  với BuzzFeed News. “Điều quan trọng là để đạt được sự cân bằng giữa bảo vệ và quản lý bằng luật lệ.”


Abdulkadir Jailani

Indonesia chỉ là một phần của một danh sách ngày càng tăng của các nước đang cố gắng để đàm phán lại hoặc hủy bỏ các hiệp định có chứa ISDS. Một số nước Mỹ Latin, đặc biệt là Ecuador, Venezuela và Bolivia, đã đưa ra những điểm cứng rắn nhất, bác bỏ toàn bộ hệ thống, chấm dứt các hiệp định, hoặc rút thành viên khỏi cơ quan trọng tài của Ngân hàng Thế giới.

Các quốc gia khác đã áp dụng cách tiếp cận ít quyết liệt hơn. Sau một thách thức nhiều tranh cãi về một đạo luật ban hành sau thời kỳ phân biệt chủng tộc để khắc phục tình trạng kỳ thị chống lại người da đen trong kinh doanh, Nam Phi đã chấm dứt các hiệp định của mình và thay thế bằng luật trong nước để hạn chế hơn việc bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài. Ấn Độ đang tìm cách đàm phán lại các hiệp định của mình sau khi bị vấp phải các vụ gây tranh cãi, vài vụ trong số đó liên quan đến các bê bối tham nhũng khét tiếng, những vụ khác liên quan đến những nỗ lực của chính quyền để đánh  trốn thuế.

Các nước phát triển cũng đã tham gia với phản ứng dữ dội từ công chúng. Australia đã từ chối việc đưa ISDS vào một số hiệp định quốc tế gần đây của mình. Ủy ban châu Âu đã đề xuất chuyển ISDS thành một hệ thống tòa án đầu tư với một ban trọng tài viên tiềm năng được lựa chọn trước bởi các chính phủ và quy trình kháng án đúng đắn. Canada gần đây đã đồng ý đề xuất này của EU trong một thỏa thuận thương mại với EU.

Nghị hội Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã từng là một nơi thúc đẩy ISDS, thậm chí đã tổ chức các sự kiện chỉ dành cho các hiệp định quốc tế gặp gỡ một cách chóng vánh, tại đó các nhà ngoại giao sẽ gặp các đối tác của họ từ nước khác, thực hiện các vòng đàm phán, và ra về với nhiều hiệp định mới.


Charles Brower

Trong những năm gần đây, tuy nhiên, Nghị hội đã  lặp đi lặp lại cảnh báo. “Xu hướng đang tiếp diễn về các nhà đầu tư tiếp tục thách thức những chính sách công thông dụng, các quyết định đầy mâu thuẫn của tòa trọng tài, càng ngày càng tăng các ý kiến bất đồng, các những lo ngại về những mâu thuẫn lợi ích tiềm ẩn của trọng tài, tất cả đều minh họa cho vấn đề cố hữu trong hệ thống”, một báo cáo năm 2013 cho biết.

“Câu hỏi đặt ra không phải là việc có cải cách hay không” UNCTAD cho biết trong một báo cáo năm nay, “nhưng là về cải cách điều gì, làm như thế nào và mức độ ra sao cho cải cách như vậy.”

Những người ủng hộ to tiếng nhất của ISDS thường là luật sư và trọng tài. “Hệ thống không sụp đổ,” Charles Brower, người từ lâu là một trong hầu hết các trọng tài theo yêu cầu và hầu như luôn được bổ nhiệm vào ban trọng tài của các doanh nghiệp, cho biết. Những người chỉ trích hệ thống, ông nói, chủ yếu là “giới phi chính phủ và các chính trị gia mị dân, là những người không biết họ đang nói gì cả”


Rupert Smissen for BuzzFeed News

Melaki Sekola nhảy nhẹ nhàng từ một mỏm đá này sang mỏm đá khác, vượt qua con sông gần trang trại của ông trong bóng của ngọn núi mà tổ tiên của ông đã đặt tên Toguraci – “nơi của vàng” trong ngôn ngữ địa phương – rất lâu trước khi công ty khai mỏ Newcrest đến Toguraci .

Qua hàng thế hệ, rừng đã hỗ trợ bộ tộcPagu của ông và làng ông với khoảng 100 người. Ngôi nhà nhỏ mà ông dựng lên – các tấm gỗ chằng với nhau bằng dây cáp và đinh; chủ yếu là nền đất; và mái nhà bằng lá khô – là nhà của vợ ông, sáu đứa con, và ba đứa cháu.


Melaki Sekola

Mang đôi ủng đen lội nước, quần ngắn ngang gối, và một chiếc áo màu vàng lấm bùn, Melaki bám theo một lối đi bằng đá và dừng lại.

Một hồ nước lớn nhuộm màu than đen trải ra trước mặt ông. Nhiều phần của hồ này đã khô nứt nẻ bị nướng nóng bởi mặt trời vùng xích đạo. Nhìn từ xa , một ống đen phun ra một chất lỏng xám đen.

Đây là nơi công ty Newcrest đổ chất thải. Thời gian công ty đào xới mặt đất và vét cạn khu vực Toguraci, công ty dùng chất xianua để tách vàng và đã đổ chất thải ở đây. Và công ty tiếp tục đổ chất thải ở đây từ các hầm mỏ mới dưới lòng đất.

Melaki thoăn thoắt đi xuống bờ kè và đến một con sông. Ông chỉ vào một con lạch chảy vào sông từ hướng cái hồ màu mực đen kịt của công ty Newcrest – một ống dẫn chất thải khai mỏ đi vào nguồn nước của làng, ông nói.

“Chúng tôi đã từng có rất nhiều cá ở đây”, ông nói. “Bây giờ nước ở hồ này làm cho ngứa da mọi người.”

Đây là những than phiền phổ biến của người dân trong cụm làng nơi bị cắt điện thường xuyên, với bệnh sốt rét là đặc hữu, và giao thông trên vài tuyến đường bao gồm chủ yếu là xe tải của các mỏ và các loại xe chiến thuật xập xệ của chính quyền địa phương.

Có vấn đề với nguồn nước, những người sống ở đây nói, và vấn đề này xảy ra khi việc khai thác mỏ bắt đầu. Nhiều người không tắm ở sông  này nữa; nước ở đây gây ngứa phát ban. Hầu hết các loài cá trong sông và vịnh gần đó đã chết, hoàn toàn giết chết ngành công nghiệp đã từng thúc đẩy nền kinh tế địa phương ở đây. Và người dân không dám uống nước từ các con sông như họ đã từng làm.

Sáu năm trước, một nhà nghiên cứu từ một trường đại học danh tiếng của Indonesia đến khu vực xa xôi này và xét nghiệm những con cá vẫn còn sống ở mức nước sâu hơn trong vịnh. Cá chứa nhiều xianua – một hóa chất độc hại mà Newcrest sử dụng trong quá trình khai thác mỏ – và chúng “có thể gây hại cho sức khỏe” của những người ăn cá, nhà khoa học này đã tìm thấy.

Ông Melaki trong cái chòi ở trang trại. Chris Hamby / BuzzFeed News

Said Basalamah, một nhân viên chính phủ chịu trách nhiệm giám sát môi trường cho tỉnh, cho biết văn phòng của ông không có bằng chứng về tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng, nhưng ông thừa nhận rằng “các mẫu của Bộ môi trường là chưa đủ đại diện nếu chúng ta muốn có được những bức tranh thực về điều kiện môi trường xung quanh khu khai thác mỏ.”  Ông nói rằng ông không biết về một nghiên cứu được công bố đã tìm thấy ô nhiễm xyanua nghiêm trọng.

Công ty Newcrest nói rằng chi nhánh của họ ở Indonesia và chính phủ đã điều tra các khiếu nại của dân làng địa phương về sức khỏe và các vấn đề môi trường nhưng “không tìm thấy bằng chứng để hỗ trợ các cáo buộc.” Công ty cũng cho biết họ tuân thủ các quy định về môi trường và chất lượng nước của Indonesia.

Gần trang trại của mình, Melaki ngồi xổm giữa những tảng đá bên cạnh dòng sông. Ngay sau đó, ông nói, sắp tới mùa mưa – sẽ kéo dài hàng tháng, những trận mưa lớn sẽ đưa nước từ sông này tràn qua bờ và ngập nông trại của ông, mà ông cần phải cực kỳ chú ý và tránh tiếp xúc với nước đó.

Khi hỏi ông nơi nào con sông này bắt nguồn, ông chỉ, và ánh mắt ông hướng trở lại lối đi vừa rồi. Nó bắt đầu từ sâu trong rừng, lên đến đỉnh núi – là “nơi của vàng” của bộ tộc ông, bây giờ là một hố sâu khổng lồ.

“Toguraci,” ông nói. ●
________________________________________
Rin Hindryati ở Indonesia đóng góp vào câu chuyện này.

Hết kỳ 2

Kỳ 3: Những ngân hàng lớn hút máu một quốc đảo nhỏ ra sao. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy để cho họ nghèo đi và ta giàu lên 

Chris Hamby là phóng viên điều tra của BuzzFeed News tại Washington, D.C. Trong khi làm việc tại Center For Public Integrity, Hamby đã dành giải thưởng Pulitzer 2014 cho phóng sự điều tra với loạt bài về thợ mỏ than đá  2014 Pulitzer Prize for Investigative Reporting
Liên hệ Chris Hamby: chris.hamby@buzzfeed.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s