Luật sư hình sự hàng đầu của RizviENGLISH: Inside The Global “Club” That Helps Executives Escape Their Crimes
Bên trong “Câu Lạc Bộ” toàn cầu giúp các giám đốc điều hành thoát khỏi tội ác
Bài cùng chuỗi:
-
- 1. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tòa án thống trị thế giới
1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7
-
- 2. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Tối hậu thư đe doạ hàng tỷ Đô la
-
- 3. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Hãy làm cho họ nghèo đi và ta sẽ giàu lên
-
- 4. Những bí mật về một siêu toà án toàn cầu – Thảm hoạ từ trong nước
Bài liên hệ:
– Các thượng nghị sĩ kêu gọi phải thương lượng lại điều khoản về Siêu toà án toàn cầu
– Mặt trái của toàn cầu hóa: 1,
Nhà tài chính lão luyện người Anh, Rafat Ali Rizvi có vấn đề lớn: Tại Indonesia, nơi ông hoạt động thương mại, ông và một cộng sự kinh doanh đã bị kết tội biển thủ hơn 300 triệu USD từ một ngân hàng của nước này, Ngân hàng thế kỷ – Bank Century. Chính phủ Indonesia đã phải ra tay cứu trợ ngân hàng – việc này làm dấy lên các cuộc biểu tình giận dữ mà cảnh sát đã cố gắng dập tắt bằng hơi cay và vòi rồng – và chính quyền Indonesia đã truy đuổi Rizvi và số tiền họ nói ông ta cất giấu trong các tài khoản khắp thế giới.
Cố thủ ở nước ngoài, Rizvi đã vượt ra ngoài tầm với của nhà chức trách Indonesia. Nhưng bản án đến với một “thông báo đỏ” của Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế), có nghĩa là ông có nguy cơ bị dẫn độ nếu ông đi du lịch ra nước ngoài. Một số tài khoản ngân hàng của ông đã bị niêm phong. Và với vết nhơ trong hồ sơ của mình, ông đã bị cắt đứt phần lớn khỏi thế giới tài chính toàn cầu mà ông đã chơi trong nhiều năm.
Luật sư hình sự hàng đầu của Rizvi đã đe dọa sẽ kiện Interpol nếu cơ quan này không xóa cảnh báo, nhưng cho đến nay điều này đã không xảy ra. Cái Rizvi cần là một loại luật sư hoàn toàn khác. Một ai đó như là George Burn.
Dita Alangkara / AP Cảnh sát và người biểu tình trong các cuộc biểu tình vì các gói cứu trợ cho Ngân hàng thế kỷ.
Burn đã có nhiều năm đại diện cho các doanh nghiệp trong các tranh chấp nhưng cũng như nhiều đồng nghiệp của mình, ông đã được dẫn đến với ISDS khi hệ thống bắt đầu nở rộ vào những năm 1990s. Bây giờ, ông cho biết, các vụ kiện ISDS chiếm phần lớn công việc của ông trong vai trò như là một thành viên quản lý đóng đô tại London của công ty Mỹ Vinson & Elkins.
Chiến lược mà Burn đã gọt đẽo cho Rizvi là biểu hiện cho sự khôn khéo của giới luật sư tinh hoa về ISDS và sự sẵn sàng của các trọng tài – nhiều người trong số họ cũng là những luật sư tranh tụng trong các vụ kiện ISDS – để mở rộng thẩm quyền riêng của chính mình. Đó là một ví dụ rất rõ về cách các luật sư khôn ngoan và táo bạo đến thế nào để vận hành hệ thống, vẽ ra chiến thắng ngay cả khi về mặt kỹ thuật mà nói, thì họ có thể thua. Kẻ bại trận thực sự là: quốc gia của những người nộp thuế.
Sinh ra tại Pakistan và được giáo dục tại Anh, Rizvi đã được quản lý quỹ đầu tư tư nhân thành lập ở các nơi trốn thuế – tax haven – khác nhau khi ông gặp Hesham Al-Warraq, một nhà tài chính Ả rập được đào tạo tại Mỹ.
Rafat Ali Rizvi
Hai vị bắt đầu mua lại cổ phiếu của các ngân hàng Indonesia mà cuối cùng kết hợp để tạo thành Ngân hàng thế kỷ. Hai người nắm vị trí hàng đầu, nhưng Al-Warraq “luôn là người dưới trướng trong liên doanh,” Burn, người đại diện cho cả hai nông này giải thích. Al-Warraq, Burn nói, “thực sự chỉ là đứng ở sai chỗ vào sai thời điểm.”
Ngân hàng lúc đó bị thiếu tiền mặt. Ngân hàng có một lượng lớn trái phiếu và các chứng khoán khác, nhưng ngân hàng không thể chờ đợi để lấy tiền mặt từ chúng. Ngân hàng cần tiền ngay lập tức.
Rizvi và Al-Warraq được các giám đốc điều hành khác của ngân hàng chấp thuận để bán các khoản đầu tư dài hạn hoặc sử dụng chúng như tài sản thế chấp để vay vốn. Bước một là chuyển giao cho các công ty nước ngoài mà Rizvi và Al-Warraq đang kiểm soát.
Nếu có bước hai, về cơ bản bước hai này đã không bao giờ xảy ra; các ngân hàng không bao giờ nhìn thấy đại đa số những tài sản có giá trị của họ một lần nữa, các văn bản pháp lý đã cho thấy.
Hai người này đáng nhẽ là phải trả cho ngân hàng bất cứ khoản nào mà họ không thể bán hay sử dụng được để vay nợ, nhưng hầu hết họ đơn thuần là không trả lại, các tài liệu cho thấy. Trong một số trường hợp, các văn bản cho thấy, họ đã sử dụng các tài sản để vay vốn không phải cho ngân hàng mà là cho chính họ.
Hesham Al-Warraq
Vào thời điểm ngân hàng đã giải cứu năm 2008, Rizvi và Al-Warraq đã bòn rút khoảng 361 triệu USD, một chuyên gia đã kết luận như thế trong phân tích chuẩn bị cho chính phủ Indonesia của Brattle Group, một công ty tư vấn kinh tế có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, và có một người lãnh đạo đoạt giải Nobel kinh tế.
Rizvi và Al-Warraq cho rằng họ thực sự đã thu được ít nhất một vài khoản vay cho ngân hàng và các tài sản đã bị tịch thu bởi chủ nợ sau khi ngân hàng không trả nợ các khoản vay này. Nhưng ngân hàng và các chuyên gia được thuê bởi chính phủ Indonesia cho biết họ không thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào hỗ trợ cho tuyên bố đó.
Các phân tích của Brattle Group đã tổng kết: “Ông Al Warraq và ông Rizvi kiểm soát Ngân hàng thế kỷ, và coi đó như là con lợn trữ tiền (nhà băng) của cá nhân họ.”
Một tòa án hình sự ở Jakarta đã xử án vắng mặt, kết án cả hai người đàn ông tội tham nhũng và rửa tiền, kết án mỗi người 15 năm tù, và ra lệnh cho họ phải hoàn trả số tiền khổng lồ mà toà đã bị phát hiện rằng họ đã đánh cắp.
Họ có thể đã trở về Indonesia và thách thức các cáo buộc họ tại tòa án hoặc cố gắng nộp đơn khiếu nại với cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc được thiết kế để xử lý các loại khiếu nại của họ. Nhưng họ có một lựa chọn hấp dẫn hơn.
Burn vào cuộc. Chiến lược bao quát của Burn, như ông giải thích, đã sử dụng ISDS để tấn công về tính hợp lệ của phiên toà tại Indonesia đối với Rizvi và Al-Warraq, lập luận “rằng họ đã không bao giờ nhận được một phiên xử công bằng và rằng ở phiên xét xử đã có một sự lạm dụng các quá trình ở nhiều giai đoạn.” Tuy nhiên, để nắm được điểm đó, ông đã phải triển khai một trong số các chiến thuật gây tranh cãi nhất mà các luật sư ISDS đã phát triển từ trước đến nay.
Đầu tiên, Burn cần phải tìm một hiệp định áp dụng được với vụ này. Nhóm của ông đã phát hiện ra một thỏa thuận ít ai biết giữa các quốc gia đa phần dân số là Hồi giáo, bao gồm Indonesia, nơi mà các vụ kiện đang diễn ra, và Ả Rập Saudi, nơi Al-Warraq là một công dân. Không có hồ sơ của bất cứ ai trước đó sử dụng hiệp định này để đưa ra một vụ ISDS, nhưng Burn táo tợn đi đầu.
Trong thực tế, một viên chức nhà nước có mặt trong việc hình thành hiệp định này 30 năm trước bảo hội đồng trọng tài là hiệp định này không nhằm cho phép các vụ ISDS chút nào. Các trọng tài viên gạt phăng phản đối này là “không liên quan.”
(Còn nữa)
Loạt bài này hấp dẫn quá Hằng.
Cám ơn Hằng vì giới thiệu và dịch rất hay.
ThíchThích