Vì sao thiếu điện mà EVN chưa mua điện gió?

vietnamnet.vn

Để các dự án năng lượng tái tạo được sớm phát lên lưới, trách nhiệm không chỉ nằm ở EVN mà còn của Bộ Công Thương, UBND các tỉnh và nhất là các chủ đầu tư.

Được mở đường, nhà đầu tư vẫn lừng khừng

Đến nay có 85 dự án điện tái tạo (gồm 8 dự án điện mặt trời và 77 dự án điện gió), với tổng công suất hơn 4.700MW đã và đang đầu tư, xây dựng và lỡ hẹn giá ưu đãi vì giá FiT cho điện gió kết thúc vào tháng 31/10/2021 và điện mặt trời kết thúc vào tháng 12/2020.

Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời lỡ hẹn giá FiT. Ảnh: Thạch Thảo

Mãi đến ngày 7/1/2023, Bộ trưởng Công Thương mới ban hành quyết định về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Sự chậm trễ này rõ ràng có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Nhưng từ đó đến giữa tháng 5/2023, rất ít chủ đầu tư gửi hồ sơ đàm phán đến Công ty mua bán điện thuộc EVN (EPTC) vì nhà đầu tư “chê” mức giá đó là quá thấp.

Căn cứ mức giá trần này, mỗi kWh điện mặt trời mặt đất có giá tạm tính là 592,45 đồng; điện mặt trời nổi là 754,13 đồng; điện gió trong đất liền là 793,56 đồng; điện gió trên biển là 907,97 đồng.

Tiếp tục đọc “Vì sao thiếu điện mà EVN chưa mua điện gió?”

Competitive market key to expanding Electric Vehicle charging network

renewableenergymagazine.com

Electric vehicle (EV) charging stations will better serve EV owners if lawmakers and regulators enable a level playing field for competitive providers, concludes a new report entitled “Serving Customers Best: The Benefits of Competitive Electric Vehicle Charging Stations.”

New report finds competitive market key to expanding EV charging network

Courtesy of Ernest Ojeh, Unsplash.

The 52-page report addresses a key aspect of the clean energy transition, finding that utility ownership of EV charging stations is generally not in the public interest and that allowing monopoly utilities to own charging stations will deliver less efficient, lower-quality service and choice to EV owners. This will result in unfair cost shifting to other electricity consumers.

“Regulators and legislators will serve the EV charging public best if they provide for a competitive and nondiscriminatory environment for public charging stations” said Rob Gramlich, President of Grid Strategies and one of the four co-authors of the study. “We should enable the market to work if we want to build-out EV charging infrastructure and give drivers the best prices and services possible along the way.”

The report stresses that extending the monopoly position of utilities into the EV charging sector would hurt the EV charging public and, by extension, the overall effort to electrify transportation.

Frank Lacey, a co-author, emphasises a key finding in the study: “Regulators should proclaim EV charging to be a competitive service and then focus on policies to support the development of the charging network. Competition in charging will lead to the best results for the build-out of EV charging, for consumer pricing of electricity, and for service of EV drivers. The time to make these policy choices is now, before charging becomes monopolised.”

The report makes the following recommendations:

Regulated Rate Policies – Regulators need to consider the impact of regulated rates and rate design on EV charging stations and station owners.

Utility Ownership – Regulators should ban or disfavor utility ownership of charging stations.

Distribution Planning – Regulators should support an increased focus on planning using state-of-the-art tools and should allow for proactive, rather than reactive, development of the distribution systems.

Interconnection Policies – Regulators should support the development of dedicated interconnection personnel, work with utilities to standardise and streamline timelines and processes, allow more flexible policies with respect to inventory and supply chain issues, and ensure that nonutility owners of charging stations receive fair and equal service from the utility when developing charging stations.

Private Sector Access – Regulators should work with utilities to develop, train, and certify third parties to work with private investors to build out the distribution network, where feasible.

Cost Allocation – Regulators should create cost-allocation policies fair to all parties to recover the costs of developing the infrastructure required for robust EV charging.

Meeting Public Need at the Lowest Cost – If a public need arises, regulators should look for solutions other than a utility to meet the need.

Divestiture of utility-owned charging stations – Regulators should have utilities sell any utility-owned EV charging stations to nonutility entities.

The report was sponsored by the National Association of Convenience Stores (NACS), which represents a business sector with considerable investment in robust distribution and service networks designed to meet the motoring public’s needs. Convenience stores sell an estimated 80 percent of the fuels purchased by drivers.

For additional information:

Grid Strategies

Report: “Serving Customers Best: The Benefits of Competitive Electric Vehicle Charging Stations.”

Những người vá đường xuyên đêm

VNE – Thứ ba, 23/5/2023, 12:07 (GMT+7)

HÀ NỘI – 22h, trên đoạn đường giao với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhóm 7 thanh niên hối hả bê từng bao nhựa đường đổ xuống ổ gà dài gần 3 m.

Sau khi đổ nhựa đường, 5 thành viên của nhóm dùng búa đập nhỏ và dàn đều, hai người khác được phân nhiệm vụ chốt chặn, phân luồng phương tiện bởi càng về khuya, lượng ôtô di chuyển lớn.

Thấy một xe tải đến gần, Phạm Văn Hiếu ra hiệu cho tài xế đánh lái đi qua vị trí vừa đổ nhựa đường. Dường như đã quen với việc này, chiếc xe cán qua rồi cài số lùi để cán thêm lần nữa. “Chắc rồi, cảm ơn anh. Chúng tôi đỡ phải dùng nhiều sức để đầm cho chặt”, bà Chiến (57 tuổi), một thành viên trong nhóm nói.

Sau gần hai tiếng trong đêm 17/5, đoạn sụt lún được san phẳng, các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn. Đây là một trong hàng nghìn buổi vá đường nhóm anh Phạm Văn Hiếu (32 tuổi) ở huyện Thường Tín làm hơn mười năm qua.

Một điều phối viên hướng dẫn tài xế xe tải cán qua đoạn vừa rải nhựa đường để ép phẳng, tạo kết cấu bền chắc, tối 17/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Tiếp tục đọc “Những người vá đường xuyên đêm”

Mỗi tuần một chuyện: Tre Campuchia thật là dẻo…

HUY THỌ – 13/05/2023 09:58 GMT+7

TTCTĐã hơn nửa đường SEA Games 32 trôi qua, và điều đọng lại lớn nhất trong tôi chính là chủ nhà!

Campuchia là một quốc gia nghèo trong khu vực Đông Nam Á. Tính thu nhập bình quân đầu người, trong khu vực họ chỉ đứng trên Myanmar và Đông Timor.

Ảnh: Inside The Games

Vậy mà lần đầu tiên tổ chức SEA Games, một sự kiện phải chăm sóc cả chục ngàn con người tham gia, chưa tính du khách, họ đã làm rất tốt. 

Tiếp tục đọc “Mỗi tuần một chuyện: Tre Campuchia thật là dẻo…”

TPHCM Công trình chống ngập chục ngàn tỷ, chậm ngày nào dân thiệt ngày đó

vovgiaothong.vn

Bùi Trọng Điển: Thứ ba 04/04/2023, 09:16 (GMT+7)

Nếu dự án ngăn triều chống ngập được hoàn thành, nỗi lo ngập nước vì triều cường và mưa lớn ở thành phố sẽ cơ bản được giải quyết. Việc tháo gỡ những vướng mắc về vốn đã tồn tại gần 7 năm qua là điều lãnh đạo thành phố cần quan tâm.

Nhiều vật liệu, máy móc công trình nằm phơi mưa, phơi nắng trong suốt thời gian dài.
Nhiều vật liệu, máy móc công trình nằm phơi mưa, phơi nắng trong suốt thời gian dài.

Tái khởi công dự án chống ngập, đừng chỉ hứa

Trong bối cảnh TP.HCM mỗi ngày thêm ngập, dự án chống ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu lên đến 10.000 tỷ đang dừng thi công là một lực cản rất lớn cho nỗ lực giải quyết bài toán ngập lụt của thành phố. Nếu công trình còn chậm ngày nào, người dân nhiều khu vực của thành phố còn tiếp tục trầm mình với nước ngập ngày đó; nhất là những hộ dân xung quanh công trình, cống đập đang được xây dựng.

Liên quan đến dự án này đã có nhiều cuộc làm việc, giải quyết của các bên nhưng đến nay dù công trình đã đạt hơn 95% khối lượng nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Lý do cơ bản vẫn là chưa được đầu tư vốn bổ sung để hoàn thành do các bên liên quan không thống nhất được cách thức triển khai cũng như bố trí nguồn lực.  Đây chính là những vướng mắc khiến công trình trì trệ, chậm tiến độ kéo dài suốt từ năm này sang năm khác. Người dân thì khắc khoải đợi chờ và hy vọng.

Hiện nay, chủ đầu tư, đơn vị thi công đang tìm cách tháo gỡ các khắc mắc để công trình tái khởi động trở lại vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là với các công trình hàng ngàn tỷ, liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh hàng ngày thế này, nếu các bên không tận tâm, tận lực; không” sốt ruột” để giải quyết sẽ khiến cả hàng triệu người bị ảnh hưởng. Gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Điều này cũng cần được nhìn nhận, đánh giá khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc để sau này không lặp lại trong việc triển khai đầu tư dự án.Từ khâu quy hoạch, thiết kế, tư vấn giám sát dự án đến việc lựa chọn nhà thầu thi công; cũng như cách thức hỗ trợ để nhà thầu hoàn thành dự án đúng tiến độ; kịp thời phục vụ đời sống. Tránh chưa làm thì hết vốn hoặc liên tục rơi vào “lùm xùm” các tranh cãi khác nhau; khiến dự án thì cứ nằm im, không sao chuyển động được. Chậm ngày nào dân thiệt ngày đó.

Do vậy, ngay lúc này, các cơ quan quản lý cần tạo ra các cơ chế rõ ràng, hỗ trợ tối đa cho nhà thầu để dự án thi công trở lại, đảm bảo đúng hạn định. Nhà thầu cũng phải thấy được phần trách nhiệm của mình, đẩy nhanh tiến độ; làm dứt điểm các hạng mục đã triển khai; tránh tình trạng để dây dưa kéo dài, khiến người dân ở khu vực lân cận lâm cảnh nước tù đọng, bủa vây, gây xáo trộn cuộc sống.

Việc chống ngập của TP.HCM hay Hà Nội và nhiều địa phương khác không chỉ trông chờ vào một hoặc vài ba công trình mà phải là giải pháp tổng thể. Từ cơ sở hạ tầng với các dự án công trình hàng ngàn tỷ đến các biện pháp mềm, phi công trình. Bởi nếu các công trình chống ngập, hồ chứa nước được xây dựng liên tiếp nhưng cộng đồng vẫn tiếp tục xả rác vào cống rãnh; lấn chiếm sông ngòi, kênh rạch; làm cản trở dòng chảy. Hay độ bê tông hóa ngày càng nhiều sẽ khiến cho tình trạng ngập lụt của đô thị ngày càng trầm trọng.

Do vậy, ngay lúc này,các phong trào không xả rác; bảo vệ hàng lang kênh rạch; chủ động tiêu thoát nước tại khu đô thị, tổ dân phố, hộ dân cư tiếp tục được duy trì. Việc đô thị hóa đảm bảo tuân thủ các điều kiện quy hoạch về xây dựng; đấu nối tiêu thoát nước đầy đủ.

Đây chính là những cơ sở quan trọng để đảm bảo cho các đô thị không bị ngập lụt nghiêm trọng mỗi khi triều cường và mưa xuống. Để làm được điều này, cần sự thực thi đến nơi đến chốn có kiểm tra, giám sát của các các cấp chính quyền và mỗi người dân ở TP.HCM, Hà Nội nói riêng và từng đô thị khác trong cả nước nói chung.

TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – 3 bài

TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – Bài 1: Dấu ấn tiên phong

SGGP – 10/04/2023 13:03 (GMT+7)

Nhờ “cú hích” từ Quyết định 02/2003/QĐ-UB ngày 3-1-2003 (Quyết định 02) của UBND TPHCM, mỗi đầu năm học, thành phố có thêm hàng chục ngôi trường mới đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết nhu cầu về chỗ học, đồng thời tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh chuẩn hóa trường lớp tại TPHCM.

Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10 được xây dựng theo mô hình tiên tiến hội nhập. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tiếp tục đọc “TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – 3 bài”

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ”: Kỳ 1: Những hệ lụy khi mê muội

Báo Sơn La – thứ hai, ngày 19/12/2022 – 11:10

Năm 2017, tại bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, xuất hiện một tổ chức tôn giáo lạ mang tên “Bà cô Dợ”. Tổ chức này đã lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào, tuyên truyền, tập hợp lực lượng thành lập “Nhà nước Mông”, gây phức tạp về an ninh, trật tự và tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, xã hội của một bộ phận quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Bản Huổi Luông, xã Mường Lèo.
Tiếp tục đọc “Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ”

Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?

Tiasang – Thu Quỳnh

Việt Nam cần cả nguồn lực lao động có kỹ năng cao và năng lực công nghệ để vượt qua ngã rẽ mới về tự động hóa và dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất công nghiệp. Nhưng chúng ta đang thiếu cả hai.

Nguồn ảnh: jobsgo.vn/

Làn sóng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong thời gian gần đây khiến cuộc cách mạng lần thứ tư thực sự đến gần. Nếu như ở các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, chủ yếu chỉ có lao động tay chân, làm công việc giản đơn lặp đi lặp lại mới bị thay thế thì cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ còn lấy đi cả các công việc vận hành máy móc, văn phòng. Dù mới ở buổi mình minh của trí tuệ nhân tạo, những ví dụ điển hình như ChatGPT có khả năng trả lời lưu loát như người, có tiềm năng ứng dụng trở thành trợ lý ảo, tích hợp vào những ứng dụng văn phòng cho đến AI thiết kế nhanh chóng như Midjourney, Dall.E cho công chúng thấy rõ ràng hơn về cách một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế lao động “cổ cồn trắng”.

Trên thế giới đã có nhiều ước tính về tác động của những công nghệ đơn lẻ dạng trợ lý ảo AI như ChatGPT và AI nói chung đến năng suất lao động, thị trường lao động. Ngay sau khi ChatGPT – 3 xuất hiện trên thị trường, đã có ước tính1, chỉ riêng ChatGPT có thể hỗ trợ 80% lao động ở Mỹ xử lý 10% công việc hằng ngày, và 20% sử dụng ChatGPT để xử lý tới 50% công việc hằng ngày. Ước tính, đến 2030, năng suất trên toàn cầu có thể tăng lên 14% so với 2016 nhờ AI (mức tăng bằng quy mô sản xuất của cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay cộng lại)2.

Việt Nam có thể được hưởng lợi từ làn sóng này?

Tiếp tục đọc “Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?”

Cuộc đua Liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Lào, Thái Lan

An Thanh 08:01 11/02/2023

Kinhtedothi Ngày 7/2, đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan sau hành trình dài 55 giờ. Chiều về, đoàn tàu Liên vận quốc tế sẽ chở hoa quả Thái Lan nhập vào Trung Quốc.

Ngày 7/2/2023 đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Bangkok Post.
Ngày 7/2/2023 đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Bangkok Post.

Đã từ lâu vận tải đường sắt luôn được xem là giải pháp quan trọng để giảm giá thành hàng hóa xuất khẩu. Sau 5 năm thi công, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào – Trung quốc, dài 414 km từ thị trấn biên giới Boten giáp Vân Nam tới thủ đô Vientiane đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2021. Mới đây, tuyến đường sắt này đã được nối với đường sắt Thái Lan, tạo nên cuộc đua liên vận quốc tế (LVQT) trong tương lai hứa hẹn quyết liệt.

Tiếp tục đọc “Cuộc đua Liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Lào, Thái Lan”

Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất”

09/03/2023 – 13:53

AGO – Hơn 6 năm qua, Đội vá đường thiện nguyện huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã đóng góp nhiều công sức, tiền của nâng cấp các tuyến đường; vá lại các “ổ gà”, “ổ voi”, giúp người dân đi lại an toàn.

Đằng sau những cung đường phẳng là những tấm lòng thiện nguyện vô tư

Họ là những đảng viên, lão nông đang ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy” vẫn “máu lửa” xông xáo trộn xi măng, khuân vác…, rồi lấp đá, vá lại những đoạn đường hư hỏng, rải nhựa những tuyến đường đất gồ ghề, trơn trợt. Hễ thấy con đường nào loang lổ là đội tự nguyện đến làm, góp sức hoàn thiện hệ thống giao thông thành những cung đường nhựa phẳng phiu…

Tiếp tục đọc “Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất””

Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’ – 4 bài

NN – Thứ Hai 27/03/2023 , 11:36 (GMT+7)

Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’: [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp

Gần 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng bị thu hồi trắng làm kênh thoát nước thải khu công nghiệp. Nhiều hộ dân lo lắng mất kế sinh nhai.

Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi (áo xanh), một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.

LTS: Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Đằng sau hai Quyết định này là số phận của hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ đã đầu tư tiền bạc, công sức để khai phá, cải tạo vùng sình lầy, bãi triều hoang hoá… thành những đầm bãi trù phú, nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu.

Tiếp tục đọc “Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’ – 4 bài”

Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số


phunuvietnam – 15/03/2023 09:00

Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án AWEEV – “Nâng cao Quyền năng Kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” tại Hà Giang và Lai Châu chia sẻ.

Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao. 

Sự phân bổ theo giới của công việc chăm sóc không được trả công cũng khác nhau tùy theo hộ gia đình và cộng đồng, trong đó các yếu tố như tôn giáo, văn hóa và mức thu nhập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đan xen nhiều nhất. Khi không có phụ nữ trong độ tuổi lao động chăm sóc, gia đình thường giao cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ lớn tuổi đảm nhận vai trò này.

Tiếp tục đọc “Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số”

Chợ Rẫy Hospital launches affordable guesthouse for patients’ carers

VNN – December, 02/2022 – 15:28

Chợ Rẫy Hospital patients now enjoy better peace of mind thanks to a new guesthouse. Initiated by the hospital, a bed here costs as little as VNĐ30,000 a day. There is also a charity kitchen, free residence ward and free clothing. Instead of travelling long distances or facing high rent in the city, patients and their carers now have an affordable place to stay in between treatment sessions.

Thấy gì từ các công trình nước sinh hoạt tập trung ở Tây Nguyên? (2 bài)

Bài 1 – Hàng trăm công trình không hiệu quả

Báo dân tộc – Lê Hường – 12:08, 08/06/2021

Những năm qua, vùng nông thôn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư, xây dựng; nhưng, hiện nay số công trình hoạt động hiệu quả, chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Thực trạng này, gây lãng phí ngân sách nhà nước, đồng thời đời sống sinh hoạt của người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

Công trình nước sạch ở xã Ea Pô bỏ hoang

Nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã ngưng hoạt động, nhiều công trình khác hư hỏng không được sử chữa dẫn đến bỏ hoang gây lãng phí… Trong khi đó, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo để ăn uống, sinh hoạt. Đó là thực tế tồn tại lâu nay tại nhiều vùng nông thôn, miền núi của khu vực Tây Nguyên.

Tiếp tục đọc “Thấy gì từ các công trình nước sinh hoạt tập trung ở Tây Nguyên? (2 bài)”