Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục

English: Motives unclear in Vietnamese companies’ new gig as educators

Bên cạnh việc được hưởng ưu đãi thuế, liệu chính trị có phải là yếu tố thúc đẩy hàng loạt công ty đua nhau mở trường học?

Ảnh: Khoảng 13.000 học sinh đang theo học tại các trường do tập đoàn bất động sản khổng lồ Vingroup mở.

Có nhiều đồn đoán về mục tiêu thật sự của các công ty lớn Việt Nam đang lấn sân kinh doanh giáo dục. Các công ty này vốn không hoạt động trong các ngành liên quan đến đào tạo hay giáo dục, vì thế, nhiều người cho rằng động cơ của các công ty khi kinh doanh giáo dục phải chăng có liên quan đến chính trị?

Khoảng 1 tá tòa tháp trắng nằm trong tổ hợp nhà ở Vinhomes Times City ở trung tâm Hà Nội là nơi tập trung của một khu thương mại, một sân chơi lớn và thậm chí cả một bệnh viện, cũng như một trường học Vinschool trải dài trên khuôn viên 2 héc ta đã đi vào hoạt động từ năm 2013. Ba trường học của thương hiệu Vinschool tại Hà Nội đã đón 13.000 học sinh vào học từ cấp mầm non tới trung học phổ thông. Tập đoàn Vingroup sẽ mở một trường nữa ở Thành phố Hồ Chí Minh và cũng đang đề xuất mở một trường cao đẳng y khoa quanh Hà Nội.

Một phụ nữ 34 tuổi, là phụ huynh của một học sinh nữ, cho biết các trường học này có “đội ngũ giáo viên giỏi và chương trình học bằng tiếng nước ngoài phong phú, vì thế mà tôi cảm thấy rất hài lòng”. Nhiều học sinh theo học ở đây đang sinh sống ngay trong khu nhà ở Times City gần đó. Thực tế, hầu hết các trường Vinschool được đặt gần khu tổ hợp nhà ở của Vingroup với mục tiêu rõ ràng là làm tăng giá trị của các bất động sản này.

TH Group, nhà sản xuất sữa được biết đến với thương hiệu TH True Milk, cũng mở cửa trường học TH School ở khu trung tâm Hà Nội vào tháng trước. Trường học quốc tế này sẽ chính thức bắt đầu năm học đầu tiên vào tháng 9. Nhà sản xuất xi măng Xuân Thành cũng hợp tác với Đại học Chuo của Nhật Bản để mở Trường Quốc tế Nhật Bản tháng 9 vừa rồi. Viện Hà Nội sử dụng một chương trình giảng dạy kiểu Nhật Bản.

Các trường học này thu một mức học phí cao ngất ngưởng. Học phí của Vinschool là 6-7 triệu đồng (263-307 USD)/tháng, trong khi học phí ở TH School là 20-30 triệu đồng còn ở Trường quốc tế Nhật Bản là 23 triệu đồng. Những con số này đều lớn hơn mức học phí ở các trường quốc tế khác ở Việt Nam, và vượt xa học phí ở các trường công (khoảng 100.000 đồng) – mặc dù không thể so sánh một cách đơn giản như vậy bởi vì các trường này có chương trình học khác biệt.

Với mức học phí cao như vậy, giáo dục bỗng trở thành ngành kinh doanh béo bở. Hơn thế nữa, việc mở các trường học trong thành phố còn có nhiều lợi ích khác.

Một dự án xây dựng cơ sở giáo dục sẽ được hưởng cắt giảm hoặc miễn trừ thuế đối với việc sử dụng đất. Mức thuế nhìn chung là khoảng 2% đơn giá mua trên một mét vuông, mặc dù con số này dao động tùy theo quy mô đất đai và địa điểm.

Công ty mở trường học cũng được miễn trừ thuế thu nhập trong 4 năm đầu tiên và được hưởng ưu đãi giảm trừ thuế lên đến 50% trong các năm sau đó.

Các công ty mở trường học cũng được cho là dễ nhận được phê duyệt đất đai hơn so với các công ty xây nhà ở hoặc các công trình khác.

Là các công ty lớn của Việt Nam, Vingroup, TH và Xuân Thành đều có các mục đích riêng trong việc đào tạo thế hệ các nhà lãnh đạo mới. Đồng thời, các tập đoàn này cũng được cho là có quan hệ với các chính trị gia.

Vingroup được cho là có quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn Tập đoàn TH quen biết với cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Một lãnh đạo của Xuân Thành thì được cho là họ hàng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Không rõ điều gì đã kết nối các tập đoàn lớn và các chính trị gia này với giáo dục: quyền lợi được đảm bảo, vấn đề chính trị hay điều gì khác nữa. Các tập đoàn này có lẽ sẽ muốn tiết lộ nhiều điều hơn với dư luận để đập tan những đồn đoán vô căn cứ về mình.

Advertisement

1 bình luận về “Động cơ mập mờ khi đại công ty Việt Nam lấn sân kinh doanh giáo dục

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s