Người tái hiện “huyền thoại làng chài”

Trong Diễn đàn Kinh tế Miền Trung mới đây tại Đà Nẵng, có diễn giả cho rằng lâu nay “du khách đến miền Trung chủ yếu để đi tắm. Chúng ta có gì hơn đi tắm đâu?”. Cùng thời điểm đó, vở ca vũ nhạc kịch “Fishermen Show” trên sân khấu nhạc nước hiện đại đầu tiên ở Việt Nam tại Mũi Né-Phan Thiết bắt đầu công diễn, cho thấy đã có nguồn vốn đầu tư chảy vào văn hóa, giúp du khách đến đây không chỉ “để tắm” và còn thấy được những vẻ đẹp tinh tế khác.

Hình ảnh ấn tượng của Fishermen Show- Ảnh Kinh Luân

Tiếp tục đọc “Người tái hiện “huyền thoại làng chài””

Ngày tháng nào hồn nhiên

Truyện ngắn  PHẠM NGA

1.

Đầu những năm 60, không rõ được cất từ thời nào mà một dãy phố trệt ở gần cuối đường Trần Quang Khải, khu Tân Định, trông rất cũ kỹ. Chiều chiều, quanh quẩn bên những gốc cây dầu, cây sao trên vỉa hè, bọn trẻ khu phố kéo nhau ra chơi đủ thứ trò. Có nhiều trò con gái con trai chơi chung như: trốn tìm, nhảy dây, lò cò, đánh đáo…, vài trò khác thì tụi con gái thường chỉ đứng xem mà rất hiếm khi tham gia, như: đá banh, bắn bi, bắn ná, u bắt mọi…

Cứ thế, hai đứa bạn hàng xóm lâu năm, chơi với nhau rất thân là hai tên nhóc ngang tuổi nhau, Hòa và Quan. Cũng hay đi chung, chơi chung với cặp bài trùng này còn có Kim, chị kề của Quan và chỉ lớn hơn 1 tuổi. Hòa cũng xem chị Kim như bạn học, do cả ba đứa đều học chung trường, chỉ khác lớp. Tiếp tục đọc “Ngày tháng nào hồn nhiên”

Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại

Download để đọc “Thầy Lazaro Phiền” >>

Nhân 130 Năm Ngày Xuất bản Truyện “Thầy Lazaro Phiền”

Lại Nguyên Ân

IMG_6936

Cách nay tròn 130 năm, vào năm 1887, một cuốn truyện viết bằng văn xuôi tiếng Việt nhan đề “Thầy Lazaro Phiền” của tác giả Nguyễn Trọng Quản, do nhà J. Linage, đường Catina, Sài Gòn, xuất bản, ra mắt công chúng.

Cuốn sách này, thay vì nổi tiếng từ đầu, đã suýt bị quên lãng. Suốt trong hàng chục năm từ sau khi nó ra đời, không thấy báo chí đương thời nhắc gì đến cuốn truyện này.

Hồi năm 1934, nhà in Nguyễn Văn Của ở Sài Gòn in thành sách một bản dịch nhan đề “L’ Histoire de Lazaro Phiền”, do con trai tác giả là Nguyễn Trọng Đắc dịch từ nguyên bản truyện tiếng Việt sang tiếng Pháp, có lời giới thiệu của P. de Midan, (1) cũng hầu như không gây tiếng vang gì.

Tiếp tục đọc “Truyện “Thầy Lazaro Phiền” – Dấu mốc khởi đầu của văn xuôi tự sự hư cấu tiếng Việt thời hiện đại”