Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu

English: World Bank warns of ‘learning crisis’ in global education

Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018 kêu gọi những giải pháp hữu hiệu, hành động rõ ràng.

Hàng triệu học sinh, sinh viên ở những nước có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với nguy cơ bị tước đoạt các cơ hội hoặc chỉ nhận được mức lương thấp bởi ngay từ bậc tiểu học và trung học, trường lớp đã không dạy chúng thành công trong cuộc sống. Trong cảnh báo về khủng hoảng giáo dục toàn cầu, báo cáo cho rằng trường học mà không đi đôi với học tập và giáo dục thì không chỉ làm lãng phí cơ hội phát triển con người, mà còn là thiệt thòi lớn cho trẻ em và người trẻ nói chung toàn cầu.

Theo Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2018: “Hiện thực hóa lời hứa Giáo dục” nhận định, nếu không có học tập và giáo dục, giáo dục sẽ không thể thực hiện mục tiêu xóa nghèo, tạo ra cơ hội và sự phồn vinh cho tất cả mọi người. Ngay cả khi đã được đào tạo ở trường nhiều năm, hàng triệu đứa trẻ vẫn không thể đọc, viết hay làm những con toán đơn giản. Khủng hoảng giáo dục đang nới rộng khoảng cách xã hội thay vì thu hẹp lại.  Những trẻ em vốn chịu thiệt thòi vì nghèo đói, xung đột vũ trang, phân biệt giới tính hay khuyết tật cơ thể nay trở thành những người trưởng thành trẻ tuổi không có cả những kỹ năng sống cơ bản nhất.

“Cuộc khủng hoảng giáo dục này đồng thời cũng là cuộc khủng hoảng đạo đức và kinh tế” Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nhấn mạnh. “Nếu đi đúng hướng, giáo dục tốt sẽ cho người trẻ một công việc tốt, thu nhập tốt hơn, sức khỏe tốt và một cuộc sống không còn nghèo khó.”
Với cộng đồng, giáo dục thúc đẩy sự đổi mới, củng cố tổ chức, và tăng liên kết xã hội. Nhưng tất cả lợi ích này có được nhờ việc học tập và giáo dục, và và trường học mà không có giáo dục chỉ làm ta bỏ lỡ những cơ hội. Hơn thế, đây là điều bất công tại các xã hội có khủng hoảng, trẻ em càng cần được hưởng nền giáo dục tốt để thành công trong cuộc sống sau này.
Tiếp tục đọc “Ngân hàng thế giới cảnh báo về “khủng hoảng giáo dục” toàn cầu”

Mỹ “bắt nạt ” các quốc gia đang phát triển phải chấp nhân sinh vật biến đổi gen GMOs

English: USA “bullying’ developing nations to accept genetically modified organisms
Công nhân Javier Alcantar chăm sóc vụ mùa ngô tại các cánh đồng thử nghiệm của Monsanto ở Woodland, California, Mỹ, vào ngày 10 tháng 8, năm 2012. Công ty Monsanto, một tập đoàn đa quốc gia về công nghệ sinh học nông nghiệp Mỹ, là nhà sản xuất dẫn đầu thế giới của các loại thuốc diệt cỏ glyphosate và là nhà sản suất lớn nhất của hạt giống biến đổi gen bằng kỹ thuật. PHOTO: Bloomberg
Công nhân Javier Alcantar chăm sóc vụ mùa ngô tại các cánh đồng thử nghiệm của Monsanto ở Woodland, California, Mỹ, vào ngày 10 tháng 8, năm 2012. Công ty Monsanto, một tập đoàn đa quốc gia về công nghệ sinh học nông nghiệp Mỹ, là nhà sản xuất dẫn đầu thế giới của các loại thuốc diệt cỏ glyphosate và là nhà sản suất lớn nhất của hạt giống biến đổi gen bằng kỹ thuật. PHOTO: Bloomberg

Thứ Tư 29 Tháng 5, 2013

Monsanto đang phải đối mặt với sự chống đối toàn cầu, nhưng Việt Nam lại chào đón những nhà sản xuất chất độc da cam và công nghệ đáng hoài nghi này.

Chị Thủy cau mày và gần như ngay lập tức lắc đầu khi được hỏi nếu có loại thực phẩm nào được bán tại siêu thị của chị mà có mang nhãn biến đổi gen(GM).

“Dán nhãn không phải là chính sách công ty của chúng tôi,” các nhân viên của đại lý siêu thị Co.opmart tại Tp Hồ Chí Minh, quận 1 nói. “Nhưng tại sao anh phải bận tâm về việc dán nhãn? Có phải vì các loại thực phẩm biến đổi gen GM thì tốt hơn?” Tiếp tục đọc “Mỹ “bắt nạt ” các quốc gia đang phát triển phải chấp nhân sinh vật biến đổi gen GMOs”

Sau 55 năm, Monsanto nhà sản xuất chất độc da cam lại phát triển thịnh vượng tại Việt Nam.

English:  55 Years After Agent Orange Was Used In Vietnam, One Of Its Creators Is Thriving Here

Monsanto đang bành chướng ở Việt Nam nơi họ đã góp phần tàn phá.

Hình 1: Một người lính Việt Nam bảo vệ khu vực bị nhiễm độc ở rìa sân bay Đà Nẵng ngày 1 tháng 7  năm 2009 tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã tàng trữ hơn 4 triệu gallon thuốc diệt cỏ, trong đó có chất độc da cam tại căn cứ quân sự mà hiện nay là căn cứ không quân nội địa và quân sự.

Cách đây 50 năm, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu phun hàng triệu gallon chất độc được biết với tên chất da cam trên cácvùng rộng lớn phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, thay vì oán giận và cô lập với Hoa Kỳ, Việt Nam lại tràn ngập hội chứng sính Mỹ – Americanophilia. Tiếp tục đọc “Sau 55 năm, Monsanto nhà sản xuất chất độc da cam lại phát triển thịnh vượng tại Việt Nam.”