Vườn rau sạch của học sinh bán trú

VNE – Chủ nhật, 24/1/2021, 02:00 (GMT+7)

THANH HÓA – Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú.

Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến vườn rau trước sân trường. Nữ sinh mặc chiếc váy trang phục truyền thống của người Mông, thoăn thoắt hái những đọt rau xanh xếp ngay ngắn vào rổ.

Đám học trò vừa hái rau vừa cười nói rôm rả. Chừng mươi phút, rổ rau đã đầy ắp. Bên cạnh, một nhóm khác đang cuốc đất, tay chân lấm lem…

Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.
Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.

Tiếp tục đọc “Vườn rau sạch của học sinh bán trú”

Thầy trò Pa Kô, Vân Kiều tự trồng rau nuôi gà, cơm bán trú ngon hơn cơm nhà

 27/07/2020 06:21 Tùng Dương

GDVNKhông những tự trồng rau xanh sạch, học sinh còn dùng tiền bán rau để mua gà, vịt giống…về chăn nuôi cải thiện vào bữa ăn của các em hàng ngày tại trường bán trú.

“Tôi thấy ở địa phương xung quanh khu vực trường học có tình trạng ô nhiễm môi trường do bã cà phê được các hộ dân ở đây đổ ra dọc hai bên đường sau khi xay thu hoạch, số lượng bã khá lớn nên gây mùi hôi thối và còn làm ô nhiễm nguồn nước.

Xuất phát từ suy nghĩ như vậy và thấy trong chương trình phổ thông có hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, nên tôi và một số giáo viên của trường đã hướng dẫn các em đưa ra hướng xử lý bã cà phê đó, biến chúng thành những giá thể có ích để trồng rau”, trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, thầy Đinh Anh Công – Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cho biết.

Các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang chăm sóc những giá thể trồng rau xanh. Ảnh: Thầy Công cung cấp.

Tiếp tục đọc “Thầy trò Pa Kô, Vân Kiều tự trồng rau nuôi gà, cơm bán trú ngon hơn cơm nhà”

Giáo dục với thấu hiểu đồng cảm và yêu thương trong trường học

UNESCO.org

Ý kiến của Ines Kudo, Chuyên gia Giáo dục và Joan Hartley, chuyên gia Giáo dục  cảm xúc xã hội

Các kỹ năng cảm  xúc xã hội (SES) là thiết yếu cho một nền giáo dục toàn diện. Điều này làm tăng kết quả học tập và sức khoẻ toàn diện, và cần được giảng dạy một cách rõ ràng thông qua các chương trình giảng dạy được thiết kế tốt với các hoạt động có trình tự và tập trung

Cảm xúc là điều ở trong DNA của các trải nghiệm con người. Các mối quan hệ xã hội đóng một vai trò quan trọng trong để giúp chúng ta trở thành con người hoàn thiện. Sự kết nối là một nhu cầu thiết yếu đối với loài người chúng ta. Vì vậy, chúng ta có xu hướng cho rằng nó đến một cách tự nhiên và do đó, không cần thiết phải giảng dạy trong trường học.
Tiếp tục đọc “Giáo dục với thấu hiểu đồng cảm và yêu thương trong trường học”

How to Teach Consent Across the Curriculum

Edutopia.org

Studying the concept of consent outside the confines of health classes may leave students better equipped to apply what they learn.By Laura McGuireJune 16, 2021

DGLimages / Alamy Stock Photo

In 2018, when I first wrote about consent education and the role that schools play in preventing sexual misconduct, my focus was on getting consent education into the schools. Unfortunately, the need for deterring gender-based interpersonal violence is still very much the reality across the country. While a few states have begun creating mandates for consent education at some point in a student’s high school years, most states have either ignored the issue entirely or disregarded the enforcement of these standards. Students, staff, and communities continue to feel the impact of not having consent infused into their school culture.

Tiếp tục đọc “How to Teach Consent Across the Curriculum”

Kiến nghị về việc chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam

***

boxitvn – 19/06/2012

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2012

KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

 

Kính gửi:

– Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam,

– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

 

Chúng tôi ký tên dưới đây trân trọng gửi đến quý vị lãnh đạo Quốc hội, Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về nội dung nêu ở trên với những lý do sau đây: Tiếp tục đọc “Kiến nghị về việc chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam”

Hướng Đạo Việt Nam qua dòng lịch sử của dân tộc

Kết quả hình ảnh cho Hướng Đạo Việt Nam đà lạt

***

giupich.- Ngày đăng: 23/10/2015

Mỗi khi nghe đến bốn chữ “Hướng Đạo Việt Nam”, nhiều người Việt vẫn thường nghĩ ngay đến một tổ chức đoàn thể thanh thiếu niên đã có mặt trong nước từ rất lâu và luôn được sự quý mến của mọi tầng lớp xã hội Việt Nam, mà đặc biệt là tại các tỉnh thành miền Nam trong suốt hơn hai thập niên trước ngày 30 tháng Tư 1975.

Hướng Đạo là phong trào áp dụng một phương pháp giáo dục bổ túc cho gia đình và học đường, nhằm đào tạo thanh thiếu niên trở thành hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tiếp tục đọc “Hướng Đạo Việt Nam qua dòng lịch sử của dân tộc”

Hướng Đạo Sinh Việt Nam họ là ai?

Nguyễn Văn Khoan – Xưa và Nay – số 6 (16) tháng 6 – 1995

12:14′ CH – Thứ hai, 10/08/2015

Logo của hướng đạo Việt Nam
Logo của hướng đạo Việt Nam

Lời tòa soạnScoutisme là một phương pháp rồi trở thành một phong trào tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên trên thế giới. Sự ra đời của nó gắn với tên tuổi của Huân tước Baden Powell, bắt đầu từ nước Anh rồi lan ra nhiều nước khác; đến năm 1930 thì thâm nhập vào thanh thiếu niên Việt Nam với công sức của thế hệ đầu tiên như Hoàng Đạo Thúy, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân, Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu… với tên gọi Hướng Đạo.

Do những nguồn gốc lịch sử và các khuynh hướng phát triển trên thế giới nên sự đánh giá về phong trào này còn khác nhau. Việc tiếp thu những mặt tích cực của các phong trào tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên trong quá khứ là cần thiết. Vừa qua, Viện nghiên cứu Thanh niên thuộc TƯ Đoàn TNCSHCM đã tổ chức một cuộc tọa đàm với mong muốn có thể thấy được những nét đặc trưng của phong trào Hướng đạo ở Việt Nam và khai thác những mặt tích cực, nhất là trong phương pháp giáo dục thiếu niên. Việc nghiên cứu vấn đề này còn cần phải tiếp tục. Tiếp tục đọc “Hướng Đạo Sinh Việt Nam họ là ai?”

Hoài niệm buồn về những rừng dương đã mất ở ven biển Đà Nẵng

Từng là nơi cắm trại hè lý tưởng cho thanh thiếu nhi, những rừng dương Thọ Quang, Mân Thái, Mỹ Khê, Sao Biển, Non Nước, Xuân Thiều… trải ngút ngàn dọc ven biển Đà Nẵng giờ chỉ còn là hoài niệm!

Chuyện xưa kể rằng…

Có dịp đến bãi biển Đại Lãnh (Khánh Hòa) cách đây ít hôm, càng ấn tượng với rừng dương ở đây bao nhiêu, chúng tôi càng tiếc quay, tiếc quắt những rừng dương Thọ Quang, Mân Thái, Mỹ Khê, Sao Biển, Non Nước, Xuân Thiều… trải ngút ngàn trên bãi biển Đà Nẵng. Nếu còn đến bây giờ, chắc cũng cổ thụ không kém gì rừng dương Đại Lãnh. Cách đây hơn 10 năm về trước, những rừng dương ấy là nơi thanh thiếu nhi Đà Nẵng mở hết đợt trại này đến đợt trại khác, nhất là vào dịp hè.

Hoài niệm buồn về những rừng dương đã mất ở ven biển Đà Nẵng - ảnh 1
Càng ấn tượng với rừng dương ven biển Đại Lãnh (Khánh Hòa) hiện nay bao nhiêu… (Ảnh: HC)

Tiếp tục đọc “Hoài niệm buồn về những rừng dương đã mất ở ven biển Đà Nẵng”

Tại sao nhà khoa học công nghệ và kỹ thuật cần học về nhân văn nghệ thuật: STEAM thay vì STEM

English: STEAM not STEM: Why scientists need arts training

Hệ thống giáo dục của chúng ta cần kết nối sinh viên với các vấn đề đạo đức và trách nhiệm trong khoa học và công nghệ. Chúng ta không nên coi các môn học đại cương nhân văn nghệ thuật (VD: các môn nhân văn, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa…) chỉ là để thử “mở rộng đầu óc” một cách hời hợt mà hơn thế, phải coi đó như là nội dung học tập cần thiết về đạo lý, các giá trị, các vấn đề đạo đức và trách nhiệm.

Vào năm 1959, nhà vật lý kiêm tiểu thuyết gia C.P.Snow đã giảng một bài giảng gây tranh cãi nổi tiểng ở đại học Cambridge. Ông mô tả một sự chia tách thành hai nhóm người thời hậu chiến — nhóm các nhà khoa học và nhóm theo đuổi các lĩnh vực nhân văn nghệ thuật nghệ thuật (VD: lịch sử, văn học, ngôn ngữ…).

Snow chỉ ra rằng sự chia tách này chỉ mới xuất hiện, trong đó, mỗi bên không ngừng chế giễu lẫn nhau: Nhóm khoa học gia đầy tự hào không thể trích nổi một câu của Shakespeare, còn nhóm nhân văn nghệ thuật thì lúng túng với định luật thứ hai của nhiệt động lực học. (về sự mất nhiệt và hỗn độn)

Hiện nay sự chia rẽ này trong các trường đại học dường như đã bám rễ sâu sắc hơn bao giờ hết. Và những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và nhân văn nghệ thuật đang phải đối diện với nhóm đối lập thứ ba trong xã hội: Nhóm chủ nghĩa dân túy[1], cùng với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với những nhà trí thức.
Tiếp tục đọc “Tại sao nhà khoa học công nghệ và kỹ thuật cần học về nhân văn nghệ thuật: STEAM thay vì STEM”

Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập

English: Guiding Students to Be Independent Learners

Ba chiến lược giúp học sinh tự thúc đẩy và chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Ước tính học sinh ở Hoa Kỳ dành gần 20.000 giờ để học tại trường trước tuổi 18, và phần lớn những gì được dạy bị lãng quên trong một thời gian ngắn. Và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng biết cách áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả khi vào đại học.

Về bản chất, nhiều học sinh đã không biết cách giữ lại và áp dụng kiến thức. May mắn thay, nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về năng lực của bộ não để học ở cấp cao hơn khi các chiến lược học tập hiệu quả được sử dụng.

Trong môi trường làm việc phát triển nhanh và vào thời điểm khi sinh viên tốt nghiệp đang cạnh tranh vì công việc và nghề nghiệp với người khác trên toàn thế giới, khả năng thay đổi nhanh chóng và áp dụng các kỹ năng mới là điều tối quan trọng. Điểm mấu chốt: Học cách học là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và không bao giờ là quá sớm để dạy học sinh làm sao để bắt đầu học tập một cách độc lập hơn.
Tiếp tục đọc “Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập”

TS Bùi Trân Phượng: ‘Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?’

NDT –   23:13 | Thứ bảy, 16/04/2016

Cùng với những thông tin về việc học sinh không phân biệt được danh nhân trong nước được truyền thông phản ánh vừa qua, lại khiến nhiều người cám cảnh cho tình hình dạy và học môn lịch sử.  TS sử học Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen nhận định về vai trò của môn sử (nói chung) và những hệ luỵ của cách dạy và học sử như hiện nay. Trò chuyện với Người Đô Thị, TS Phượng mở đầu từ câu chuyện nhầm lẫn kiến thức, bà nói:

TS Bùi Trân Phượng

Tiếp tục đọc “TS Bùi Trân Phượng: ‘Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?’”

Chuyện ở ngôi trường chỉ dành cho học sinh hư tại Sài Gòn

VNM – 14:12 | 26/09/2016
Học sinh trong ngôi trường này đều là những thanh, thiếu niên đã từng một thời lầm lỡ, sa đà vào những tệ nạn xã hội nhưng sau đó đã được cảm hóa thành công.
chuyen o ngoi truong chi danh cho hoc sinh hu tai sai gon
Giờ học võ thuật của các em học sinh trường IVS

Những em học sinh nghiện game, hiếu động, bỏ nhà đi bụi…, khiến gia đình bất trị sẽ được mang và gửi tại trung tâm để nhờ các thầy cô ở đây đào tạo. Ở đây, nhiều em học sinh từ nơi “bóng tối cuộc đời” đã được các thầy cô đào tạo và cảm hóa nên người… Tiếp tục đọc “Chuyện ở ngôi trường chỉ dành cho học sinh hư tại Sài Gòn”

Chữa lành các mối quan hệ

25/04/2018 08:38 GMT+7

TTCTVấn đề cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay là chữa lành các mối quan hệ giữa thầy – trò; giáo viên – phụ huynh; các cấp quản lý giáo dục – nhà giáo bởi các mối quan hệ này đang chịu nhiều tác động nên bị méo mó, không còn tuân theo những quy luật bình thường như trước.

mh

Muốn chữa bệnh phải chẩn bệnh. Căn bệnh lớn nhất của nền giáo dục là nhầm tưởng về một nghịch lý: thế giới bên ngoài đánh giá khá cao nền giáo dục Việt Nam, trong khi người trong nước tin chắc nền giáo dục đang có vấn đề và muốn con em mình thoát ra khỏi môi trường giáo dục đó. Tiếp tục đọc “Chữa lành các mối quan hệ”

Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi

 English – Curiosity: The Force Within a Hungry Mind

Kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách khuyến khích các em câu hỏi có giá trị, tìm kiếm những khoảnh khắc có thể dạy-học được, xây dựng các bài học dựa trên môi trường thực tế và tư duy phê phán.

Điều gì làm cho trẻ  muốn học? Theo nghiên cứu, đó là niềm vui thích của việc khám phá – nguồn năng lượng tiềm ẩn thúc đẩy học tập, tư duy phản biện và lý luận. Chúng tôi gọi đây là khả năng/năng lực tò mò, và chúng tôi nhận ra năng lực này ở trẻ em khi thấy chúng khám phá môi trường xung quanh, nghiền ngẫm sách và thông tin, đặt câu hỏi, khám phá các khái niệm, thao tác dữ liệu, tìm kiếm ý nghĩa, kết nối với con người và thiên nhiên, và tìm kiếm kinh nghiệm học tập mới.

Tiếp tục đọc “Tò mò: Lực đẩy bên trong một tâm trí khao khát học hỏi”

Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn

TS – 07/03/2018 08:00 – Ann Hibner Koblitz*

Gần như tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có những nữ khoa học, nữ bác sĩ và nhà phát minh nữ nhưng vì nhiều lí do, tên tuổi của những người phụ nữ này vẫn bị khuất lấp hoặc không được ghi nhận. Đến thời kì “làn sóng nữ quyền lần thứ hai” trỗi dậy vào giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1980, những nhà sử học theo chủ nghĩa nữ quyền đã khôi phục lại tên của vô vàn những người phụ nữ vĩ đại trong quá khứ, bao gồm các nhà khoa học và phát minh nữ. Những học giả này đã thách thức các định kiến giới trong những trang sử của hàng thế kỉ đã xóa đi những đóng góp của người phụ nữ trong rất nhiều lĩnh vực bởi các nhà sử học nam.


Nhà toán học Miryam Mirakhani. Ở Iran, quê hương cô, nghiên cứu toán học được coi là một nghề nữ tính. Trong ảnh là bìa của một tờ báo ngày tại Iran vinh danh Mirakhani sau khi cô qua đời. Tiếp tục đọc “Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn”