ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P1)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P2)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P3)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P4)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P6)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P7)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P8)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P9)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P10)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P11)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P12)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P13)
UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P14)
Đánh giá ảnh hưởng của Báo cáo UNESCO Delors 1996: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn
Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật
Nhìn về phía trước
Một số những phát hiện khoa học đáng kể và đột phá đã được thực hiện trong khoảng thời gian 25 năm qua. Nhiều quốc gia đã nổi lên từ nước kém phát triển, và mức sống đã tiếp tục tăng, mặc dù với các tốc độ khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Tuy vậy, sự vỡ mộng phổ biến đã tạo nên một sự tương phản sắc nét với hy vọng được ra đời trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Do đó, có thể nói rằng, về mặt kinh tế và xã hội, tiến bộ đã mang lại cùng đó một sự vỡ mộng. Điều này là hiển nhiên khi tình trạng thất nghiệp tăng cao và việc hạn chế tăng dân số ở các nước giàu. Điều này được nhấn mạnh bởi sự bất bình đẳng tiếp tục trong sự phát triển toàn cầu. Trong khi nhân loại đang ngày càng nhận thức được mối đe dọa mà môi trường tự nhiên phải đối mặt, các nguồn lực cần thiết để đưa vấn đề đi đúng hướng chưa được hoạch định rõ ràng. Những thách thức này vẫn diễn ra bất chấp một loạt các cuộc họp quốc tế, như Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm 1992, và mặc dù đã có những lời cảnh báo nghiêm trọng về thiên tai, tai nạn công nghiệp lớn. Sự thật là sử dụng toàn lực cho tăng trưởng kinh tế không còn có thể được xem là một cách lý tưởng để hài hòa những tiến bộ về vật chất và sự bình đẳng, tôn trọng các điều kiện sống của con người và tôn trọng tài nguyên tự nhiên mà chúng ta có bổn phận phải chuyển giao lại trong điều kiện tốt cho các thế hệ tương lai.
Chúng ta cũng không thể có đủ phương tiện để nắm bắt tất hậu quả của những tác động này ở hồi kết và tác động trong tương lai của phát triển bền vững cũng như các hình thức mới của sự hợp tác quốc tế. Vấn đề này sẽ tạo thành một trong những thách thức trí tuệ và chính trị lớn nhất của thế kỷ tiếp theo.
Tuy nhiên, những điều này không nên là thứ khiến các nước đang phát triển bỏ qua các lực đẩy cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là về nhu cầu của các nước đang phát triển để bước vào thế giới của khoa học và công nghệ cùng với tất cả các tác động trong sự thích nghi văn hóa và hiện đại hóa về mặt trí lực.
Những người tin rằng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã đưa ra triển vọng về một thế giới tốt hơn và yên bình hơn có một lý do khác cho sự tỉnh ngộ và vỡ mộng. Sự kết thúc chiến tranh đơn giản không đủ an ủi hay là cái cớ để lặp lại lịch sử bi thảm; đó là một điều mọi người đều biết hoặc nên biết. Mặc dù số người chết trong cuộc chiến tranh thế giới cuối cùng là 50 triệu, chúng ta cũng phải nhớ rằng kể từ năm 1945 có khoảng 20 triệu người đã chết trong khoảng 150 cuộc chiến tranh, cả trước và sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Điều này hầu như không còn là vấn đề của những rủi ro mới hay cũ. Căng thẳng cháy âm ỉ và sau đó bùng lên giữa các quốc gia và các nhóm dân tộc hay đó chỉ là kết quả của sự tích tụ những bất công xã hội và kinh tế. Chống lại một nền tảng của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và sự toàn cầu hóa người ra quyết định có trách nhiệm đánh giá những rủi ro này và có hành động ngăn chặn.
Nhưng làm thế nào chúng ta có thể học cách sống chung với nhau trong “ngôi làng toàn cầu” nếu chúng ta không thể quản lý để sống với nhau trong cộng đồng mà chúng ta thuộc về một cách tự nhiên – các quốc gia, khu vực, thành phố, làng, khu phố? Chúng ta có muốn đóng góp vào đời sống công cộng và chúng ta có thể làm như vậy không? Câu hỏi đó là trung tâm của nền dân chủ. Ý muốn tham gia, nên nhớ, phải xuất phát từ nhận thức của mỗi người về trách nhiệm của chính mình. Nhưng trong khi nền dân chủ đã chinh phục được những lãnh thổ mới ở vùng đất trước đây trong sự kìm kẹp của chế độ độc tài cai trị chuyên chế, nên dân chủ này đang có dấu hiệu suy giảm ở các nước đã có thể chế dân chủ trong nhiều thập kỷ. Điều này cho thấy như thể có một nhu cầu thường xuyên cho sự khởi đầu mới và như thể mọi thứ luôn cần phải được làm mới hoặc được tái tạo.
Làm thế nào để những thách thức lớn này không trở thành nguyên nhân cho mối lo ngại trong hoạch định chính sách giáo dục? Làm thế nào Ủy ban [UNESCO] có thể thất bại trong việc làm nổi bật những cách thức mà theo đó các chính sách giáo dục có thể giúp để tạo ra một thế giới tốt hơn, bằng cách đóng góp vào sự phát triển bền vững của con người, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và sự đổi mới của nền dân chủ thực tế?
(còn tiếp)
Reblogged this on Quangloc's Weblog.
ThíchThích