What’s behind the decision to close Yale-NUS College?(Singapore’s first liberal-arts college)

NUS said the best elements of Yale-NUS and its own University Scholars Programme will form the basis of a yet-to-be-named new college.NUS said the best elements of Yale-NUS and its own University Scholars Programme will form the basis of a yet-to-be-named new college.ST PHOTO: CHONG JUN LIANG

straitstimes.com

Sandra DavieAng Qing and Ng Wei Kai PUBLISHEDSEP 5, 2021, 5:00 AM SGT

SINGAPORE – More than a week since the shock announcement that Yale-NUS College will close its doors in 2025, students and alumni are still wondering if they will get a more detailed explanation of the decision.

Tiếp tục đọc “What’s behind the decision to close Yale-NUS College?(Singapore’s first liberal-arts college)”

Đề nghị đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

ratruong

Đề nghị sau đây là một khung tư duy gồm những nguyên tắc chính để đổi mới hệ thống giáo dục Đại học VN. Mỗi nguyên tắc chính đều có nhiều chi tiết cần thực hành khi khai triển thành hành động cụ thể.

1. Cạnh tranh trong thị trường tự do: Khi có cạnh tranh tự do thì sản phẩm (giáo dục) tăng chất lượng và giá cả thấp xuống.

2. Đại học tự trị: Đại học là nơi dạy người ta suy nghĩ và sáng tạo, và nơi sản xuất chất xám cho đất nước. Đại học phải được tự trị, để có thể tự do dạy bất kì môn gì, dạy bất kì kiểu nào, nghiên cứu bất kì đề tài nào, tự do tuyển chọn và quản lý giáo chức và sinh viên, và độc lập tài chính, để tự do phát triển tri thức. Tiếp tục đọc “Đề nghị đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”

Dạy tài chính căn bản cho trẻ em

English: Teaching financial literacy to kids

Bài cùng chuỗi:

– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em 
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm

Tài chính căn bản tập trung vào những kiến thức và kĩ năng bạn cần để ra quyết định quản lý tiền bạc hiệu quả và có lý. Hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm một chuỗi các chủ đề về tiền bạc, từ kĩ năng hàng ngày như cân bằng chi tiêu, lên kế hoạch dài hạn cho nghỉ hưu. Trong khi – biết đọc và viết – là phần cơ bản trong hệ thống giáo dục, thì tài chính căn bản thường bị bỏ qua. Tại Mỹ, chỉ có 17 bang yêu cầu học sinh trung học phổ thông tham gia khóa học tài chính cá nhân.

Mặc dù có đã có làn sóng ủng hộ để đưa các khóa học tài chính liên quan vào môi trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cha mẹ và người bảo hộ  là những người thầy đầu tiên về tiền bạc cho các em và dạy những kĩ năng nền tảng về kĩ năng tài chính dài hạn.

Tuy nhiên có nhiều người lớn lại tránh nói chuyện tiền bạc với trẻ (hoặc nói không đúng cách) – thường là vì họ thiếu tự tin về kĩ năng tài chính của chính mình. Thật không may, người lớn có hai điều trẻ em không có khi nói về tài chính là: kinh nghiệm và nhận thức.

Bố mẹ không cần phải là một ngôi sao trong lĩnh vực tài chính mới dạy được con trẻ về kĩ năng quản lý tài chính cơ bản hay để bắt đầu cuộc hội thoại về chủ đề này. Nói tới đây, bạn nên nghĩ là tình hình tài chính của mình có thể ngăn nắp hơn, hãy nói chuyện với con để bạn trở thành tấm gương cho con trẻ.
Tiếp tục đọc “Dạy tài chính căn bản cho trẻ em”

Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu: những bài học quan trọng

English: The 5 Most Important Money Lessons To Teach Your Kids

Chúng ta đều thấy tầm quan trọng của các kĩ năng tài chính trong việc điều hướng cuộc đời ra sao, nhưng thật bất ngờ là trường học của chúng ta không dạy trẻ về tiền bạc.

Tuy nhiên, là cha mẹ, chúng ta có thể dạy cho con mình những bài học tài chính quan trọng – và chúng ta nên làm như vậy.

“Tại Mỹ, nhìn vào cuộc khủng hoảng thế chấp và bao nhiêu gia đình đã mất nhà cửa – 3,9 triệu căn nhà bị tịch thu. Nhìn vào số tiền – 1,1 nghìn tỷ đô-la mà chúng ta nợ trong khoản nợ vay sinh viên. Con số – 845 tỷ đô la – chúng ta nợ trong nợ thẻ tín dụng. Rõ ràng là người lớn không biết nhiều về tiền bạc. Để giúp thế hệ tiếp theo tránh những sai lầm của người đi trước, và có cuộc sống phù hợp về mặt tài chính, trẻ em cần được dạy những điều thiết yếu về tiền bạc”, Beth Kobliner – tác giả cuốn sách bán chạy của New York Times “Get a Financial Life” và là một thành viên của Hội đồng Cố vấn của Tổng thống về Năng lực Tài chính, người dẫn đầu việc tạo ra chương trình “Money as You Grow” trang bị các bài học về tiền phù hợp với lứa tuổi cho trẻ em. Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu: những bài học quan trọng”

Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

English: Teaching Kids to Argue—Respectfully

>>  Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên

Khi các vấn đề nóng hổi đang tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội, trong tin tức hàng đêm và trong cả lớp học, là giáo viên bạn nên làm gì cho đúng? Bạn sẽ bỏ qua, vùi dập tất cả các lý lẽ, tranh luận vì sợ mất kiểm soát trong cuộc thảo luận? Hay bạn tìm kiếm cơ hội để học hỏi giữa những ồn ào đang diễn ra?

Tạo điều kiện tốt cho những cuộc thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi đưa ra “những cơ hội mang tính đòn bẩy cao để giúp học sinh mài giũa kỹ năng tư duy phản biện “, ông Sperry Sox từ dự án Project Look Sharp, một dự án phi lợi nhuận tại Ithaca College, New York đang đẩy mạnh các nhận thức trong truyền thông.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên không chắc phải làm thế nào để tạo ra không gian an toàn cho các tranh luận một cách công bằng và có tinh thần tương kính. Trong một cuộc khảo sát của Tuần Giáo dục – Education Week survey, gần đây, hơn một nửa giáo viên cho biết trong quá trình đào tạo họ không được chuẩn bị cho việc xử lý các cuộc thảo luận có khả năng gây tranh cãi.

“Câu hỏi đặt ra không phải là Có nên hay không nên dạy học sinh trở thành người tư duy tốt và công dân tốt hơn”, mà là “chúng ta làm điều đó như thế nào?” ông Chris Sperry, người lãnh đạo chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho Look Sharp dự án cho biết.

Nhiệt huyết nhưng không mang tính cá nhân Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính”

Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

Nhóm Cánh Buồm

Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sái nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.

Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức” Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.

Cánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết. Tiếp tục đọc “Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

Tải tài liệu về hoạt động giảng dạy  tại đây 

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP HỌC

Các hoạt động sau đây minh họa cách đưa những vấn đề gây tranh cãi vào các giờ học cho mọi lứa tuổi và trong các chương trình học, hỗ trợ học sinh phát triển một số yếu tố then chốt trong giáo dục công dân toàn cầu. Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động vòng tròn theo quy định hay các bài khởi động cho nói và nghe rất hữu ích để tạo ra không gian phù hợp nơi học sinh có thể khám phá các vấn đề gây tranh cãi.

Hoạt động 1 – Sự đa dạng

Những gì về bản thân tôi (lứa tuổi nhỏ)
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)”

Sách giáo khoa và sự độc quyền của NXB Giáo dục

Kết quả hình ảnh cho Sách giáo khoa

vusta – Thứ tư – 30/08/2006 07:31 –

Cái điều rõ nhất là quá trình đổi mới chương trình và nội dung SGK không có một tổng công trình sư đủ tài và đủ tâm để chỉ huy. SGK là pháp lệnh, là linh hồn của giáo dục phổ thông, phải do đích thân Bộ trưởng làm tổng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ cũng như chất lượng. Thế nhưng nó đã bị xé nhỏ ra thành nhiều dự án, mỗi vị Thứ trưởng nắm một cục tiền và ê kíp triển khai. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa và sự độc quyền của NXB Giáo dục”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Khi thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi, người trẻ sẽ đem theo những kinh nghiệm từ ngoài lớp học. Các em có thể có quan điểm cụ thể dựa trên giá trị văn hóa hoặc tôn giáo của mình trong cuộc sống ở nhà, trong cộng đồng địa phương mình và từ kinh nghiệm cá nhân. Đôi khi những giá trị này có thể xung đột với quyền con người và bình đẳng, trong trường hợp này nhà trường có nghĩa vụ làm rõ. Do đó, thật hữu ích khi trường học có thể phát triển mối quan hệ mở với cha mẹ về tầm quan trọng của việc trẻ em được thảo luận các vấn đề gây tranh cãi (theo cách phù hợp với độ tuổi).

KẾT NỐI VỚI TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC “TIN GIẢ”

Khi giảng dạy các vấn đề gây tranh cãi, chúng ta cần khuyến khích người trẻ tham gia phản biện với các phương tiện truyền thông và suy nghĩ về ảnh hưởng của truyền thông trong việc nắm bắt tư duy và ý tưởng cũng như hình thành các giá trị và thái độ của mình.

Ngày nay nhiều người trẻ có khả năng truy cập 24/7 các tin tức và góc nhìn toàn cầu trên các nền tảng trực tuyến khác nhau. Ngay cả trẻ em cũng được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và truy cập nội dung trực tuyến. Việc định hướng phạm vi của các kênh truyền thông xã hội dễ tiếp cận có thể tạo ra những thách thức mới cho giới trẻ và cha mẹ hay người giám hộ của các em.

“Tin giả” đặt ra một thách thức đáng kể bởi ngày ngày càng khó để xác định nguồn gốc của thông tin, đặc biệt là khi thông tin được tiếp cận trực tuyến. Thậm chí còn khó khăn hơn để phân biệt các thông tin được kiểm chứng từ những điều không đúng sự thật hay “thông tin thay thế”. Bản thân người trẻ nhận ra tầm quan trọng của giáo dục để hiểu tin tức giả và nội dung truyền thông xã hội. Tuy nhiên, các em có thể phải vất vả để tham gia phản biện về các nội dung truyền thông mà mình đang tiêu thụ, thường tự cho rằng tin tức trên các trang mạng xã hội của mình là từ các nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, có nguy cơ là người trẻ khước từ những tin tức có giá trị vì các em bắt đầu coi tất cả nội dung là “giả mạo”. Những vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải đề cập đến cách đánh giá nội dung truyền thông cho giới trẻ và tăng các luận điểm thảo luận về tầm quan trọng của sự thật. Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Tại sao cần giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi?

Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bạn trẻ học giao tiếp với nhau bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các bạn  có quan điểm khác nhau. Bằng việc tổ chức thảo luận trong một không gian an toàn, các bạn có thể thu được kiến ​​thức và hiểu biết về các chủ đề, và đánh giá một cách nghiêm túc những giá trị và thái độ của riêng mình. Qua đó, người trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để các em xây dựng năng lực đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống riêng và trong cộng đồng của chính mình.:

GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn này sẽ đề cập:

  • Các chủ đề gây tranh cãi là gì
  • Vì sao nên giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi
  • Giá trị của cách tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu
  • Hướng dẫn và các chiến lược trên lớp để nắm bắt và khám phá các chủ đề gây tranh cãi
  • Một vài hoạt động thực hành để giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi.

Chúng ta có thể không biết tương lai của người trẻ ngày nay có gì, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng người trẻ sẽ phải đối mặt với những quyết định về hàng loạt các vấn đề gây ra những phản ứng mạnh mẽ, đa dạng và thường mâu thuẫn nhau. Nếu người trẻ trở thành những công dân địa phương và toàn cầu hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới bình đẳng không nghèo đói, thì tất cả người trẻ nên có cơ hội tham gia vào các chủ đề gây tranh cãi một cách thích hợp.
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)”

Tại sao nhà khoa học công nghệ và kỹ thuật cần học về nhân văn nghệ thuật: STEAM thay vì STEM

English: STEAM not STEM: Why scientists need arts training

Hệ thống giáo dục của chúng ta cần kết nối sinh viên với các vấn đề đạo đức và trách nhiệm trong khoa học và công nghệ. Chúng ta không nên coi các môn học đại cương nhân văn nghệ thuật (VD: các môn nhân văn, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa…) chỉ là để thử “mở rộng đầu óc” một cách hời hợt mà hơn thế, phải coi đó như là nội dung học tập cần thiết về đạo lý, các giá trị, các vấn đề đạo đức và trách nhiệm.

Vào năm 1959, nhà vật lý kiêm tiểu thuyết gia C.P.Snow đã giảng một bài giảng gây tranh cãi nổi tiểng ở đại học Cambridge. Ông mô tả một sự chia tách thành hai nhóm người thời hậu chiến — nhóm các nhà khoa học và nhóm theo đuổi các lĩnh vực nhân văn nghệ thuật nghệ thuật (VD: lịch sử, văn học, ngôn ngữ…).

Snow chỉ ra rằng sự chia tách này chỉ mới xuất hiện, trong đó, mỗi bên không ngừng chế giễu lẫn nhau: Nhóm khoa học gia đầy tự hào không thể trích nổi một câu của Shakespeare, còn nhóm nhân văn nghệ thuật thì lúng túng với định luật thứ hai của nhiệt động lực học. (về sự mất nhiệt và hỗn độn)

Hiện nay sự chia rẽ này trong các trường đại học dường như đã bám rễ sâu sắc hơn bao giờ hết. Và những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và nhân văn nghệ thuật đang phải đối diện với nhóm đối lập thứ ba trong xã hội: Nhóm chủ nghĩa dân túy[1], cùng với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với những nhà trí thức.
Tiếp tục đọc “Tại sao nhà khoa học công nghệ và kỹ thuật cần học về nhân văn nghệ thuật: STEAM thay vì STEM”

Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập

English: Guiding Students to Be Independent Learners

Ba chiến lược giúp học sinh tự thúc đẩy và chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Ước tính học sinh ở Hoa Kỳ dành gần 20.000 giờ để học tại trường trước tuổi 18, và phần lớn những gì được dạy bị lãng quên trong một thời gian ngắn. Và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng biết cách áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả khi vào đại học.

Về bản chất, nhiều học sinh đã không biết cách giữ lại và áp dụng kiến thức. May mắn thay, nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về năng lực của bộ não để học ở cấp cao hơn khi các chiến lược học tập hiệu quả được sử dụng.

Trong môi trường làm việc phát triển nhanh và vào thời điểm khi sinh viên tốt nghiệp đang cạnh tranh vì công việc và nghề nghiệp với người khác trên toàn thế giới, khả năng thay đổi nhanh chóng và áp dụng các kỹ năng mới là điều tối quan trọng. Điểm mấu chốt: Học cách học là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và không bao giờ là quá sớm để dạy học sinh làm sao để bắt đầu học tập một cách độc lập hơn.
Tiếp tục đọc “Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập”

Tại sao quốc gia đang phát triển không nên bỏ qua giáo dục khai phóng

English: Why Developing Countries Should Not Neglect Liberal Education

Tác giả: David E. Bloom and Henry Rosovsky

Giá trị và tinh hoa từ đó được tìm thấy trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, và hoàn toàn được chuẩn bị bằng giáo dục để chống lại tranh chấp vị thế và quyền lực vì tín thác của cộng đồng…

(Lời của Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, về nền giáo dục khai phóng giải quyết những lợi ích cho xã hội, trong một lá thư gửi John Adams năm 1813)

Giới thiệu

Văn minh phương Tây là cái nôi lâu đời của truyền thống giáo dục khai phóng, được định nghĩa là giáo dục nhấn mạnh vào sự phát triển toàn diện của một cá nhân ngoài việc đào tạo ngành nghề nghiệp (một cách hẹp hơn). Sự khởi đầu của triết lý này có thể được bắt nguồn từ bộ ba – trivium – các khoá học cơ bản của trường đại thời trung đại (gồm ngữ pháp, hùng biện, và tư duy logic) và bộ tứ – quadrivium (số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc). Truyền thống đó vẫn tiếp tục, và ngày nay giáo dục khai phóng là một phân khúc quan trọng của giáo dục đại học ở tất cả các nước phát triển. Vai trò của giáo dục khai phóng trong việc nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo và những công dân hiểu biết được công nhận trong cả lĩnh vực công và tư nhân. Không dễ để có con số thống kê toàn cầu nhưng dường như sự quan tâm đến giáo dục khai phóng đang phát triển ở nhiều nơi ở phương Tây.

Sự đối lập với các nước đang phát triển khá rõ ràng. Đặc biệt là khi những quốc gia này chỉ vừa giành được độc lập sau thế chiến thứ II, giáo dục khai phóng được coi như một sự xa xỉ và không cần thiết. Điều này được phản chiếu trong chương trinh giáo dục phổ thông và đại học thường gắn với đào tạo nghề hơn. Giáo dục khai phóng bị các chính phủ nước đang phát triển xa lánh như tầng lớp quý tộc, biểu tượng của những giá trị của Thực dân phương Tây đáng ghét, và quá đắt đỏ. Gần đây, có một vài biểu hiện rằng những thái độ này đang dần thay đổi, nhưng nhận thức về giáo dục khai phóng và giáo dục nói chung vẫn còn chưa được phổ biến. Tiếp tục đọc “Tại sao quốc gia đang phát triển không nên bỏ qua giáo dục khai phóng”

STEAM not STEM: Why scientists need arts training

From biotech to climate change, advances in technology raise significant moral questions. To engage responsibly, our next generation of scientists need training in the arts and ethics. 

In 1959, the British physicist and novelist C.P. Snow delivered a famously controversial lecture at Cambridge University. He described a post-war schism between two groups — scientists and the literary world.

Snow identified this as a newly emergent divide, across which each party was more than happy to sneer at the other: Scientists proudly unable to quote a phrase of Shakespeare, and literary types untroubled by the second law of thermodynamics. Tiếp tục đọc “STEAM not STEM: Why scientists need arts training”

Why Developing Countries Should Not Neglect Liberal Education

AACU

By: David E. Bloom and Henry Rosovsky

Worth and genius would thus have been sought out from every condition of life, and completely prepared by education for defeating the competition of wealth and birth for public trusts….
(Thomas Jefferson, addressing the benefits to society of a liberal education, in an 1813 letter to John Adams)

Introduction

Western civilization is home to a long tradition of liberal education, defined as an emphasis on the whole development of an individual apart from (narrower) occupational training. The beginnings of this philosophy can perhaps be traced back as far as ancient Greece and more clearly to the trivium (grammar, rhetoric, and logic) and quadrivium (arithmetic, geometry, astronomy, and music) of medieval times. That tradition has continued, and today liberal education is an important segment of higher education in all developed countries. Its role in nurturing leaders and informed citizens is recognized in both the public and private sectors. Global statistics are difficult to obtain, but our impression is that interest in liberal education is growing in many parts of the West. Tiếp tục đọc “Why Developing Countries Should Not Neglect Liberal Education”