Bài cùng chuỗi:
– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm
Mối quan hệ giữa cần và muốn là một khái niệm quan trọng cho trẻ em. Cần là những thứ chúng ta phải có để tồn tại – những thứ chúng ta thực sự không thể thiếu. Mặt khác, muốn là những thứ chúng có muốn có nhưng không quá thiết yếu theo kiểu buộc phải có mới tồn tại được. Một số thứ chúng ta cần và muốn không phải trả tiền – ví dụ ta cần không khí, nhưng ta không phải trả tiền để mua nó. Tương tự, tất cả chúng cần tập thể dục để có sức khỏe và ta có thể ra ngoài chạy miễn phí. Tuy nhiên rất nhiều thứ cần và muốn ta phải trả tiền.
Học sự khác biệt về Cần và Muốn
Những thứ cần bao gồm:
-Quần áo (cơ bản như áo phông, tất)
-Thuốc
-Thức ăn đủ dinh dưỡng
-Nhà cửa
-Phương tiện đi lại
-Vật dụng cơ bản (như : nhiệt sưởi ấm và nước)
-Tiền tiết kiệm (dùng cho trường hợp khẩn cấp và khi nghỉ hưu)
Những thứ muốn gồm:
-Thiết bị điện tử (iPad, iPod)
-Trang sức
-Quần áo (không thiết yếu – ví dụ như giày sneaker thiết kế)
-Sách báo và truyện tranh
-Phim ảnh
-TV
-Đồ chơi
-Trò chơi điện tử
-Kẹo
Hầu hết mọi người có công việc để có tiền trả cho những thứ họ cần và một số thứ họ muốn. Trừ khi bạn có một số tiền không giới hạn, bạn phải hiểu sự khác biệt giữa thứ cần và thứ muốn để tiêu tiền một cách thông thái. Bạn hãy bắt đầu một cuộc hội thoại bằng việc hỏi con mình: chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhà mình tiêu toàn bộ số tiền có được để mua đồ chơi trong 1 tuần, và chẳng còn tiền cho thức ăn và trả tiền điện nước. Bạn giải thích rằng, dù ai cũng muốn có đồ chơi, nhưng chúng ta phải chi tiêu cho những thứ cần nữa như đồ ăn, chỗ ở và điện cho sưởi ấm– trước khi mua thứ mình muốn. (Đọc thêm: Hướng dẫn lên kế hoạch chi tiêu năm – Cần va Muốn)
Cần và muốn, đôi khi hai khái niệm này sẽ dễ nhầm lẫn. Gia đình bạn dùng xe chở con tới trường, đi làm, tới cửa hàng tạp hóa,… Hầu hết trường hợp, chúng ta cần xe đi lại. Nhưng trong rất nhiều trường hợp khác, chúng ta thích có một chiếc xe lớn hơn, đắt hơn vượt nhu cầu cần thiết. Vì vậy, mặc dù xe cộ là thứ cần nhưng một chiếc xe thời thượng thì đúng là thứ muốn thôi. Tiền thừa được dùng mua xe ấy có thể được tiết kiệm hay dùng vào việc khác. (Tham khảo How to Manage Lifestyle Inflation)
Thức ăn là một ví dụ khác. Tất cả chúng ta đều cần thức ăn bổ dưỡng để lớn lên và khỏe mạnh. Ví dụ, chúng ta cần ăn protein, hoa quả và rau để có năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết để tồn tại. Chúng ta cũng cần uống nhiều nước để sống. Nhưng chúng ta có cần kem không? Chúng ta có cần nước ngọt không? Mặc dù chúng ta cần thực phẩm và nước để tồn tại, chúng ta không cần kem, nước ngọt như Cô ca hay Mountain Dews, vì vậy những thứ này đều là muốn.
Thứ cần hay muốn cũng thay đổi tùy vào mỗi người hoặc mỗi gia đình nhu cầu này cũng khác nhau – điều này có thể gây nhầm lẫn cho trẻ em. Ví dụ, một gia đình có hai người lớn và một trẻ em có thể phù hợp với một chiếc xe hơi nhỏ. Tuy nhiên, gia đình hàng xóm có thể có hai người lớn và sáu đứa con. Gia đình này cần một chiếc xe lớn hơn, và có thể đắt hơn vẫn phù hợp. Nhà cũng vậy: một gia đình có nhiều trẻ em sẽ cần một ngôi nhà lớn hơn.
Nấu ăn qua các tạp chí và hỏi xem liệu mọi thứ có cần hay muốn. Khi bạn ra ngoài mua sắm, hãy nhờ con bạn chỉ ra các vật dụng cần hoặc muốn. Để minh họa rằng có một số tiền hữu hạn để chi tiêu mỗi tuần hoặc một tháng, vẽ một vòng tròn và chia thành các phần, chỉ ra các chi phí như nhà ở, thực phẩm và quần áo và số tiền còn lại cho các mục tùy chọn (muốn). Con bạn có thể chơi trò tô màu với hình vẽ đó. Biểu đồ của bạn có thể trông giống như sau:
Ở giai đoạn này, trẻ em ít cần biết về mọi thứ đi vào ngân sách gia đình (biểu đồ hình tròn ở trên được đơn giản hóa quá mức). Chúng chỉ cần hiểu rằng có một nguồn cung tiền hữu hạn để trả cho hàng hóa và dịch vụ mà gia đình bạn cần và muốn – và tất cả bạn đều phải lựa chọn chi tiêu.