Sửa chữa sai lầm 20 năm ở ĐBSCL

Nam Nguyên, phóng viên RFA, 2016-09-23Một cánh đồng lúa khô hạn tại một tỉnh phía Nam vùng đồng bằng Sông Cửu Long hôm 2/3/2016.

Một cánh đồng lúa khô hạn tại một tỉnh phía Nam vùng đồng bằng Sông Cửu Long hôm 2/3/2016.  AFP photo

RFA – Biến đổi khí hậu, thủy điện các nuớc thượng nguồn làm giảm lưu lượng nước sông Mekong về Việt Nam. Nhưng việc phát triển đê bao ồ ạt ở đồng bằng sông Cửu Long để tăng diện tích sản xuất lúa, đặc biệt làm lúa vụ ba trong mùa lũ, đã làm cho khả năng chống hạn mặn ở khu vực này bị hạn chế, nếu chưa phải là vô hiệu hóa.

Các nhà khoa học đã nhiều năm liên tục báo động về việc hệ thống đê bao, bờ bao dài 13.000 km đã phá vỡ thiên nhiên, làm mất vùng trữ lũ khổng lồ ở khu vực tứ giác Long Xuyên. Ngày 20/9/2016 tại Đồng Tháp, trong cuộc tọa đàm với chủ đề ‘Tái cơ cấu nông nghiệp trong điều kiện thích nghi với biến đổi khí hậu”, Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ đã hé lộ một chút hy vọng, khi ông đề cập tới việc phải nhất quyết giữ lại Đồng Tháp Mười. Tiếp tục đọc “Sửa chữa sai lầm 20 năm ở ĐBSCL”

Đê bao khép kín làm nông dân thèm… lũ

An Giang

Năm 1995, đê bao chống lũ được hình thành đầu tiên ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ đó, các địa phương khác như Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ cũng đua nhau làm đê bao. Từ vài ngàn hécta đê bao chống lũ của Chợ Mới đến nay đê bao đã khép kín ở ĐBSCL và đã vọt lên khoảng 300.000 ha. Cũng từ đây, chuyện đê bao khép kín bộc lộ nhiều vấn đề bất cập…

  • Khi nông dân nhớ… lũ?
Nông dân vùng đê bao  không vui vì năng suất lúa giảm.

Tiếp tục đọc “Đê bao khép kín làm nông dân thèm… lũ”

Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn

1. Cà phê “vợt” bình dân

Trong cõi nhân sinh đầy triền phược, bất công này lại có một điều bình đẳng thật hay ho là mọi người chúng ta, bất kể giàu hay nghèo, đều có thể uống cà phê. Từ những người nghèo, thật nghèo hèn như anh xe ôm, cậu sinh viên, dân lượm ve chai cho đến những người giàu, thật giàu có như ngài tổng giám đốc ngân hàng, ông chủ hãng xe hơi, vị trưởng phòng kinh doanh công ty nước ngoài…, đến cơn ghiền hay khi chợt nghĩ mình nên đi uống cà phê, hoặc vào bất cứ lúc nào đó rảnh rang, đều có thể đi một mình hay cùng bạn bè, đồng nghiệp ghé một quán cóc thật xập xệ bên đường hay một quán cà phê giá vửa phải hoặc một quán máy lạnh thật sang trọng, để mỗi người có thể nhâm nhi, thưởng thức món cà phê theo ý mình. Tiếp tục đọc “Vài trang biên sử về cà phê Sài Gòn”