Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn

Bài cùng chuỗi:

– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em 
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm

Đến bốn tuổi, hầu hết trẻ em để dành bằng việc bỏ tiền vào lợn tiết kiệm và lờ mờ hiểu đó là tiết kiệm. Khi tiết kiệm tiền, việc hữu ích là ta nên đặt mục tiêu sử dụng số tiền đó. Với một số mục tiêu, ta sẽ không cần phải tiết kiệm quá lâu mới có có đủ tiền. Đó được gọi là mục tiêu ngắn hạn và đây chính là những mục tiêu tiền mà hầu hết trẻ nhỏ đều có.

So sánh với thanh thiếu niên ta có thể thấy chúng có thể có những mục tiêu dài hạn để tiết kiệm cho những thứ lớn hơn như để mua xe, tiền học đại học..v..v..

Học cách chờ đợi

Có thể là khó khăn đối với một vài trẻ nhỏ khi phải chờ đợi để được mua những thứ chúng muốn đây là bài học quan trọng cho bé. Có thể hữu ích để bàn với con vào dịp nào đó khi con bạn phải chờ để có những thứ bé muốn: đứng xếp hàng đợi đến lượt ở sân chơi, đợi đến những ngày lễ yêu thích của bé  hoặc chờ tới lượt phát biểu ở trường. Hãy chờ đợi cho đến khi con có đủ tiền tiết kiệm cho thứ conmuốn; Nếu nó đáng giá trị thì đáng chờ.

Nếu con bạn thực sự muốn một món đồ chơi (hoặc bất cứ thứ gì khác) nhưng không có đủ tiền mua, hãy giải thích rằng tiền có thể được giữ ở một nơi an toàn – như là lợn tiết kiệm hoặc trong một chiếc lọ – cho đến khi chúng ta tiết kiệm đủ để có thể mua món hàng. Điều đó giúp tạo nên một ngân quỹ nhỏ dành cho việc mua bán hoặc giúp trẻ biết được rằng:

·      Bé  đã để dành được bao nhiêu tiền rồi ?

·      Món đồ sẽ tốn bao nhiêu tiền

·      Bé hy vọng sẽ “ kiếm “ được bao nhiêu mỗi tuần

·      Sẽ mất  bao lâu để tiết kiệm

Ví dụ, giả sử con bạn muốn mua một đĩa game giá 20 Đồng. Bé đã có sẵn 5 Đồng tiết kiệm và muốn được trả tiền tiêu vặt 5 Đồng một tuần vì đã làm việc nhà.

Bạn hãy giúp trẻ nhận ra rằng bé cần tiết kiệm thêm 15 Đồng nữa mới đủ tiền để mua đĩa game đó. Với 5 Đồng mỗi tuần, việc tiết kiệm sẽ cần 3 tuần. Bạn có thể sẽ đề nghị với con một cơ hội để kiếm thêm tiền bằng cách làm thêm việc nhà. Ví dụ bé có thể giúp bạn quét vườn với 5 Đồng. Rất quan trọng khi chỉ ra cho con rằng nếu bé tiêu tiền vào bất cứ món đồ nào khác, thời gian tiết kiệm sẽ kéo dài hơn.

Những bước mà phụ huynh có thể làm

Viết tất cả điều này ra có thể sẽ rất hữu ích và tạo động lực. Ví dụ, viết số dư của mỗi tuần  trên lịch và đánh dâú bằng một vòng tròn màu thật to quanh ngày con bạn có đủ tiền để mua đĩa game.

Hãy cưỡng lại sự cám dỗ muốn chi trả cho con những đô la cuối cùng. Điều này nó không chỉ khiến bạn có thể phải cung cấp tài chính cả đời cho con mà còn làm giảm nỗ lực và bất cứ cảm giác thành tựu nào về việc con  đã đạt được bằng chính sức lao động của con.  Bạn có thể đưa ra đề nghị thêm công việc cho con, nhưng tránh đưa cho con “đồ ăn sẵn”.

Tiết kiệm cũng có thể giúp trẻ” bớt đi  một số mong muốn. Ví dụ, rất nhiều trẻ rất  thích một món đồ chơi nào đó và quyết định rằng mình  phải có nó. Tuy nhiên qua thời gian con có thể nhận thấy đồ chơi đó không cần quan trọng chút nào. Chờ đợi để được mua đồ là cách tuyệt vời  để tránh việc mua một cách không có kế hoạch và sự chờ đợi cũng là một công cụ hữu ích để giúp trẻ xác định cái mà chúng thực sự muốn, cái mà chúng không thể thiếu. (Cách này cũng dành cho thanh thiếu niên và cả những người trưởng thành)

Dịch bởi Khánh Linh ĐH Hà Nội

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s