Bài cùng chuỗi:
– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm
Bọn trẻ nhỏ biết bạn lấy tiền từ trong ví và qua máy ATM, nhưng chúng có thể không hiểu rằng bố mẹ phải kiếm tiền trước. Bạn hãy giải thích với trẻ rằng, hầu hết người lớn có một công việc vì vậy họ có thể kiếm tiền, đó gọi là thu nhập. Khi con lớn hơn bạn có thể giải thích là, đôi khi có người được trả một số tiền nhất định cho mỗi giờ họ làm việc (tiền công), còn khi khác họ được trả một khoản tiền [cho định kì, ví dụ 1 tháng] (tiền lương) – Không quan trọng làm việc bao nhiêu giờ. Mỗi công việc cần những kĩ năng nhất định, và mọi người thường chọn một công việc (ngắn hạn) hay sự nghiệp (dài hạn) dựa vào mối quan tâm và những kĩ năng mình có. Một số người khi trưởng hành thì đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc học các kĩ năng (ví dụ: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên); những người khác học kĩ năng thông qua kinh nghiệm.
Công việc và tiền bạc
Giải thích công việc của bạn là gì và bạn được trả lương như thế nào (bạn không cần quá chi tiết về chuyện tiền). Ví dụ bạn có thể nói, “Bố làm việc ở phòng khám nha khoa. Bố được trả lương cho mỗi giờ, bố làm việc khoảng 40 giờ mỗi tuần. Cuối tuần thì bố nhận phiếu lương. Gia đình mình dùng tiền đó để mua những đồ cần thiết và một số đồ chúng ta muốn. Mỗi tuần chúng ta cũng cần tiết kiệm tiền để dùng về sau.”
Giải thích rằng, đôi khi người lớn (và cả thanh niên) dùng tài năng của mình để tự lực kinh doanh. Những người khởi nghiệp ấy được gọi là các doanh nhân. Khi con là một doanh nhân, con sẽ là xếp của mình và phải đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng, và con có thể không kiếm được số tiền tương đương mỗi tuần. Có rất nhiều kiểu doanh nhân, từ những người mở hàng kẹo đến những nhà thám hiểm vũ trụ. (xem thêm tại: Cách cho con bạn trở thành doanh nhân)Học cách tự kiếm tiền
Khi đã hiểu rằng mọi người phải kiếm tiền, các con có thể quan tâm đến việc làm thế nào để kiến tiền – bây giờ và tương lai. Bạn có thể thảo luận về tiền tiêu vặt hay để con làm một công việc quanh sân nhà để kiếm tiền. Thỉnh thoảng chúng có thể kiếm tiền để tiêu vào các sinh nhật hay những ngày nghỉ khác.
Rất thú vị cho trẻ khi các em biết các cách có thể kiếm được tiền. Bạn có thể hỗ trợ con nâng cao tinh thần doanh nhân và khuyến khích sáng tạo qua việc thảo luận mọi ý tưởng kinh doanh nhỏ con có. Ví dụ nếu con bạn muốn mở một gian hàng bán nước chanh, hãy giúp chúng – đương nhiên bạn không làm tất cả mọi việc, bạn cho con hướng đi và những gợi ý dọc đường để biến ý tưởng trở nên những trải nghiệm thú vị. (xem thêm: Khoản tiền tiêu vặt giúp trẻ kiếm tiền thông minh như thế nào)
Không bất ngờ khi hầu hết trẻ nhỏ quý trọng tiền của mình hơn là tiền từ ví bố mẹ. Nói cách khác, thứ đồ chơi ấy có thể là thứ các con phải có nếu đó là tiền của bạn – nhưng con cũng có thể sống mà không có nó nếu chúng phải dùng tiền của mình. Nếu các con biết mình phải đóng góp một phần nhỏ vào giá trị món hàng, chúng có thể quyết định mình không cần món hàng ấy nữa.
“Lớn lên con muốn làm nghề gì?”
Phần lớn trẻ thích nói về công việc yêu thích khi lớn lên. Bạn chỉ ra cho các con thấy là chúng không cần quyết định ngay, để chúng suy nghĩ qua câu hỏi như:
– Con thích môn học nào ở trường?
– Tại sao con thích những môn ấy?
– Con biết có những công việc gì liên quan những môn ấy?
– Sở thích của con?
– Con có cách nào biến những sở thích ấy thành công việc không?
Cha mẹ có thể cảm thấy vui vì con mơ ước trở thành bác sĩ, kĩ sư, nhưng quan trọng là giữ lửa cho con với mọi ý tưởng con có – cả khi những ý tưởng nghe chừng có phần ngớ ngẩn. Hãy nhớ rằng, cho tới khi các con có sự nghiệp của riêng mình, sẽ có rất nhiều điều thay đổi.
Điểm này quan trọng giúp trẻ tự do khám phá thật nhiều ý tưởng mới về sự nghiệp. Thay vì để mình định kiến về một quan tâm cụ thể, bạn nên thảo luận với con về việc làm nghề ấy sẽ thế nào. Một lời không quan tâm kiểu như “Con sẽ không muốn làm vậy. Con có biết là mất bao nhiêu năm học không?” hay “oh, ý tưởng tệ đó. Con sẽ chẳng thể kiếm tiền nhờ làm công việc đó” có thể làm tổn thương lòng tự tin và sáng tạo của trẻ. Bạn hãy lắng nghe, thảo luận và cho phép con vẽ nên kết luận của riêng mình. Ứng xử của bạn có thể ấn tượng dài lâu tới trẻ.
Tiền tiêu vặt
Tiền tiêu vặt hàng tuần có thể trở nên công cụ tuyệt vời giúp trẻ học kĩ năng quản lý tài chính. Vì trẻ nhỏ có ít cơ hội “kiếm” tiền, nên một khoản chi tiêu vậy giúp các bạn có công cụ để luyện tập tiết kiệm và quyết định trong chi tiêu. Số tiền cha mẹ đưa cho bé sẽ phụ thuộc vào, ví dụ như, tình hình tài chính của bố mẹ và số tiền bố mẹ nghĩ con mình có khả năng quản trị được. Nhìn chung bố mẹ có thể cho trẻ 50cents đến 1 dolar cho mỗi năm tuổi. (xem thêm tại: Điều nên và không nên khi cho trẻ tiền tiêu vặt…)
Không kể bạn quyết định cho con bao nhiêu tiền, hãy tập thói quen “trả lương” cho con- ví dụ mỗi Thứ sáu – và tăng số tiền khi con lớn hơn. Ngày sinh nhật là dịp tuyệt vời cho điều này, bởi con bạn đã hoàn thành 1 năm chu trình và được lên mức “lương” mới.
Việc nhà
Có một vài quan điểm khác nhau khi nói tới tiền tiêu vặt và việc nhà. Một số người tin rằng trả “lương” tiêu vặt dựa trên khối lượng việc nhà trẻ hoàn thành là phù hợp bởi như vậy giúp trẻ thấy được mối quan hệ giữa làm việc và được trả lương. Số khác lại tin rằng trẻ nên được giúp đỡ làm việc nhà bất kể đó là gì, và trả tiền để các em làm gì đó rất dễ gây tiền lệ xấu.
Nếu bạn chọn cho con một khoản tiêu vặt, hay quyết định xem mình có muốn trả con tiền làm những công việc vặt hay không. Điều quan trọng là bạn nhất quán – nếu không chọn trả lương cho con qua việc nhà, bạn đừng bắt trẻ đưa lại tiền khi chúng không dọn dường của mình. Nếu con bạn muốn “kiếm” tiền tiêu vặt cho riêng mình qua làm việc nhà, bạn cũng đừng trả lương cho con đến khi chúng làm xong việc, và đúng giờ.
Cha mẹ cũng có thể quyết định trả cho con nhiều hơn khi con làm những công việc khó – như giúp dọn nhà xe, dọn vườn.