5.600 văn bản trái luật: Bộ, tỉnh ký sai, ai phải bồi thường

VNNSố lượng văn bản trái pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh. Nội dung văn bản trái luật nếu không được xử lý kịp thời sẽ tác động tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thế nhưng, pháp luật chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây thiệt hại.

5.600 văn bản trái luật: Bộ, tỉnh ký sai, ai phải bồi thường
Có tới hơn 5.600 văn bản trái pháp luật được ban hành. Ảnh: L.Bằng

Tiếp tục đọc “5.600 văn bản trái luật: Bộ, tỉnh ký sai, ai phải bồi thường”

Ai đang “chia chác” hồ Đại Lải? – 3 bài

***

Ai đang “chia chác” hồ Đại Lải?: Đua tranh lấn chiếm ‘hòn ngọc giữa thiên nhiên’

24/09/2018, 08:41 (GMT+7) Trên địa giới hành chính, hồ Đại Lải hiện thuộc quản lý của xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tuy nhiên, từ nhiều năm nay, ngay cả những cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ diện tích chính xác của hồ còn lại bao nhiêu?

Từ năm 1959, hàng triệu ngày công của lực lượng chủ yếu là thanh niên xung phong đã biến hồ Đại Lải trở thành hồ nhân tạo lớn hàng đầu miền Bắc để phục vụ mục đích sản xuất. Hồ Đại Lải trở thành công trình biểu tượng lao động của con người. Tuy nhiên, kể từ khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc qui hoạch thêm mục đích du lịch, dịch vụ, hàng loạt dự án đổ bộ, xâm lấn đang biến “hòn ngọc giữa thiên nhiên” trở thành “chiếc bánh” vô cùng hấp dẫn… Những chủ đầu tư các dự án đã và đang tìm đủ mọi cách “xẻ thịt” lòng hồ nhằm trục lợi.

15-48-12_dl1
Hàng loạt công trình đang được xây dựng trong khu vực lòng hồ Đại Lải

Trên địa giới hành chính, hồ Đại Lải hiện thuộc quản lý của xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tuy nhiên, từ nhiều năm nay, ngay cả những cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ diện tích chính xác của hồ còn lại bao nhiêu. Nguyên nhân bởi có quá nhiều dự án xây dựng ở khu vực xung quanh và hàng loạt hành vi xâm lấn… Tiếp tục đọc “Ai đang “chia chác” hồ Đại Lải? – 3 bài”