Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?

Bài cùng chuỗi:

Dạy tài chính căn bản cho trẻ em

English: Teaching financial literacy to kids

Bài cùng chuỗi:

– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em 
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm

Tài chính căn bản tập trung vào những kiến thức và kĩ năng bạn cần để ra quyết định quản lý tiền bạc hiệu quả và có lý. Hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm một chuỗi các chủ đề về tiền bạc, từ kĩ năng hàng ngày như cân bằng chi tiêu, lên kế hoạch dài hạn cho nghỉ hưu. Trong khi – biết đọc và viết – là phần cơ bản trong hệ thống giáo dục, thì tài chính căn bản thường bị bỏ qua. Tại Mỹ, chỉ có 17 bang yêu cầu học sinh trung học phổ thông tham gia khóa học tài chính cá nhân.

Mặc dù có đã có làn sóng ủng hộ để đưa các khóa học tài chính liên quan vào môi trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cha mẹ và người bảo hộ  là những người thầy đầu tiên về tiền bạc cho các em và dạy những kĩ năng nền tảng về kĩ năng tài chính dài hạn.

Tuy nhiên có nhiều người lớn lại tránh nói chuyện tiền bạc với trẻ (hoặc nói không đúng cách) – thường là vì họ thiếu tự tin về kĩ năng tài chính của chính mình. Thật không may, người lớn có hai điều trẻ em không có khi nói về tài chính là: kinh nghiệm và nhận thức.

Bố mẹ không cần phải là một ngôi sao trong lĩnh vực tài chính mới dạy được con trẻ về kĩ năng quản lý tài chính cơ bản hay để bắt đầu cuộc hội thoại về chủ đề này. Nói tới đây, bạn nên nghĩ là tình hình tài chính của mình có thể ngăn nắp hơn, hãy nói chuyện với con để bạn trở thành tấm gương cho con trẻ.
Tiếp tục đọc “Dạy tài chính căn bản cho trẻ em”

Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 18: Đạo Phật trong đời Nho học độc tôn

langmai

SỰ SUY YẾU CỦA ĐẠO PHẬT VỀ PHƯƠNG DIỆN LÃNH ĐẠO TRÍ THỨC

Cuối thế kỷ XIV, chúng ta đã đặt vấn đề tại sao Phật Giáo bắt đầu suy đồi vào giữa thế kỷ thứ mười bốn. Suy đồi ở đây không có nghĩa là sự giảm thiểu số lượng tự viện và tăng sĩ. Số lượng tự viện và tăng sĩ trong thời đại mà ta gọi là suy đồi vẫn tiếp tục lớn lên. Suy đồi đây cũng không có nghĩa là mất ảnh hưởng trong quần chúng. Cuối đời Trần và trong suốt đời Lê nữa, những chiếc rễ đạo Phật vẫn càng ngày càng ăn sâu thêm trong nếp sống tình cảm và tín ngưỡng của giới đại chúng bình dân. Suy đồi ở đây có nghĩa là đánh mất vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị. Tiếp tục đọc “Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 18: Đạo Phật trong đời Nho học độc tôn”

Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị trục xuất về Bắc – Thích Quảng Độ là ai?

  • Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị trục xuất về Bắc
  • Thích Quảng Độ là ai?

***

TIN VỀ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ 
BỊ TRỤC XUẤT VỀ BẮC

thich quang do

Thư viện Hoa sen – Theo tin mới nhất từ Hội Ái Hữu Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại cho biếtĐại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN đã rời Saigon vào sáng thứ Năm  5 tháng 10, năm 2018 vào lúc 9 giờ bằng tàu hoả về quê cũ ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, miền Bắc, sau khi bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện.

Nguyên nhân ra đi này, đến từ áp lực của Hoà thượng Thích Thanh MinhViện chủ Thanh Minh Thiền Viện, toạ lạc tại số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon, không còn muốn cho Đức Tăng Thống tiếp tục tá túc vì lý do chính trị cũng như kinh tế của Thiền Viện. Tiếp tục đọc “Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị trục xuất về Bắc – Thích Quảng Độ là ai?”