Dạy tài chính căn bản cho trẻ em

English: Teaching financial literacy to kids

Bài cùng chuỗi:

– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em 
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm

Tài chính căn bản tập trung vào những kiến thức và kĩ năng bạn cần để ra quyết định quản lý tiền bạc hiệu quả và có lý. Hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm một chuỗi các chủ đề về tiền bạc, từ kĩ năng hàng ngày như cân bằng chi tiêu, lên kế hoạch dài hạn cho nghỉ hưu. Trong khi – biết đọc và viết – là phần cơ bản trong hệ thống giáo dục, thì tài chính căn bản thường bị bỏ qua. Tại Mỹ, chỉ có 17 bang yêu cầu học sinh trung học phổ thông tham gia khóa học tài chính cá nhân.

Mặc dù có đã có làn sóng ủng hộ để đưa các khóa học tài chính liên quan vào môi trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cha mẹ và người bảo hộ  là những người thầy đầu tiên về tiền bạc cho các em và dạy những kĩ năng nền tảng về kĩ năng tài chính dài hạn.

Tuy nhiên có nhiều người lớn lại tránh nói chuyện tiền bạc với trẻ (hoặc nói không đúng cách) – thường là vì họ thiếu tự tin về kĩ năng tài chính của chính mình. Thật không may, người lớn có hai điều trẻ em không có khi nói về tài chính là: kinh nghiệm và nhận thức.

Bố mẹ không cần phải là một ngôi sao trong lĩnh vực tài chính mới dạy được con trẻ về kĩ năng quản lý tài chính cơ bản hay để bắt đầu cuộc hội thoại về chủ đề này. Nói tới đây, bạn nên nghĩ là tình hình tài chính của mình có thể ngăn nắp hơn, hãy nói chuyện với con để bạn trở thành tấm gương cho con trẻ.

Cũng giống như những chủ đề khó nhằn khác, tiền là thứ trẻ em nghe được từ thế giới bên ngoài căn nhà của mình – ở trường, khi tập thể thao, ở nhà bạn bè và trên mạng xã hội. Điều này nghe có vẻ vô hại (những gì các em có thể nghe thấy lại có hại đến vậy?), các em có thể nhận được thông điệp sai lầm về tiền bạc nếu bạn bè là nguồn thông tin duy nhất dạy các em có được. Ví dụ, con bạn có thể nghe từ bạn cùng lớp nói rằng: người giàu thật may mắn. Nếu bé tin rằng giàu có là kết quả của sự may mắn, thì động lực nào sẽ khiến các em quản lý tài chính một cách có trách nhiệm? Quan trọng là giúp các em hiểu rằng giàu có không phải kết quả của sự may mắn – mà hầu hết mọi người đều phải làm việc chăm chỉ và có những quyết định thông minh để “làm giàu”. Ngay cả nếu bạn không biết về khác biệt giữa khái niệm khoản hỗ trợ và khoản đóng góp trong kế hoạch nghỉ hưu, bạn vẫn có thể cung cấp thông tin chính xác, giới thiệu ý tưởng, bắt đầu quan tâm, có ý thức và khuyến khích trẻ tự quản trị tài chính của mình.

Dạy con cái về tiền bạc cũng có nghĩa bạn đang giúp con bạn khám phá mối quan hệ giữa việc kiếm tiền để chi tiêu và tiết kiệm. Nhờ đó trẻ bắt đầu hiểu được giá trị của tiền.  Bạn có thể dạy con mình kĩ năng tài chính từ nhỏ với những khái niệm giản dị như đếm đồng xu hay thay đổi danh sách mua hàng.  Trẻ lớn hơn có thể tìm hiểu về tài khoản tiết kiệm, cân bằng sổ chi tiêu và tạo quỹ cá nhân. Quan trọng là bạn dạy trẻ một khái niệm cùng lúc để cho trẻ thử làm, có thể dành chút thời gian trong cửa hàng đồ chơi kiên nhẫn nhìn đứa con nhỏ của bạn cần mẫn đếm từng đồng xu lấy từ con lợn đất. (Đọc thêm Cách Dạy Con trẻ về Tiền Bạc.)

Dưới đây là loạt bài hướng dẫn giới thiệu về những khái niệm tài chính quan trọng phù hợp với trẻ nhỏ, bao gồm các cách giúp trẻ suy nghĩ và hiểu các chủ đề về tiền bạc. Để biết thông tin hướng tới trẻ em lớn tuổi hơn, hãy xem Giảng dạy tài chính cho thanh thiếu niên.

Bài Liên hệ Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu

Các chủ đề “khó” nói với trẻ em

Nói chuyện với con về chủ đề tình dục, giới tính

Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

Dạy trẻ em các các chủ đề gây tranh cãi 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s