Dạy tài chính căn bản cho trẻ em

English: Teaching financial literacy to kids

Bài cùng chuỗi:

– Dạy tài chính căn bản cho trẻ em 
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Tiền là gì?
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Kiếm tiền
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Hàng hoá và dịch vụ
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Cần và Muốn
– Dạy trẻ em kĩ năng tài chính: Lựa chọn trong chi tiêu
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính : Tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn
– Dạy trẻ em kỹ năng tài chính: Tài khoản tiết kiệm

Tài chính căn bản tập trung vào những kiến thức và kĩ năng bạn cần để ra quyết định quản lý tiền bạc hiệu quả và có lý. Hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm một chuỗi các chủ đề về tiền bạc, từ kĩ năng hàng ngày như cân bằng chi tiêu, lên kế hoạch dài hạn cho nghỉ hưu. Trong khi – biết đọc và viết – là phần cơ bản trong hệ thống giáo dục, thì tài chính căn bản thường bị bỏ qua. Tại Mỹ, chỉ có 17 bang yêu cầu học sinh trung học phổ thông tham gia khóa học tài chính cá nhân.

Mặc dù có đã có làn sóng ủng hộ để đưa các khóa học tài chính liên quan vào môi trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cha mẹ và người bảo hộ  là những người thầy đầu tiên về tiền bạc cho các em và dạy những kĩ năng nền tảng về kĩ năng tài chính dài hạn.

Tuy nhiên có nhiều người lớn lại tránh nói chuyện tiền bạc với trẻ (hoặc nói không đúng cách) – thường là vì họ thiếu tự tin về kĩ năng tài chính của chính mình. Thật không may, người lớn có hai điều trẻ em không có khi nói về tài chính là: kinh nghiệm và nhận thức.

Bố mẹ không cần phải là một ngôi sao trong lĩnh vực tài chính mới dạy được con trẻ về kĩ năng quản lý tài chính cơ bản hay để bắt đầu cuộc hội thoại về chủ đề này. Nói tới đây, bạn nên nghĩ là tình hình tài chính của mình có thể ngăn nắp hơn, hãy nói chuyện với con để bạn trở thành tấm gương cho con trẻ.
Tiếp tục đọc “Dạy tài chính căn bản cho trẻ em”

Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu: những bài học quan trọng

English: The 5 Most Important Money Lessons To Teach Your Kids

Chúng ta đều thấy tầm quan trọng của các kĩ năng tài chính trong việc điều hướng cuộc đời ra sao, nhưng thật bất ngờ là trường học của chúng ta không dạy trẻ về tiền bạc.

Tuy nhiên, là cha mẹ, chúng ta có thể dạy cho con mình những bài học tài chính quan trọng – và chúng ta nên làm như vậy.

“Tại Mỹ, nhìn vào cuộc khủng hoảng thế chấp và bao nhiêu gia đình đã mất nhà cửa – 3,9 triệu căn nhà bị tịch thu. Nhìn vào số tiền – 1,1 nghìn tỷ đô-la mà chúng ta nợ trong khoản nợ vay sinh viên. Con số – 845 tỷ đô la – chúng ta nợ trong nợ thẻ tín dụng. Rõ ràng là người lớn không biết nhiều về tiền bạc. Để giúp thế hệ tiếp theo tránh những sai lầm của người đi trước, và có cuộc sống phù hợp về mặt tài chính, trẻ em cần được dạy những điều thiết yếu về tiền bạc”, Beth Kobliner – tác giả cuốn sách bán chạy của New York Times “Get a Financial Life” và là một thành viên của Hội đồng Cố vấn của Tổng thống về Năng lực Tài chính, người dẫn đầu việc tạo ra chương trình “Money as You Grow” trang bị các bài học về tiền phù hợp với lứa tuổi cho trẻ em. Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu: những bài học quan trọng”

Để nói chuyện với trẻ em về chủ đề tình dục/giới tính

English : How to talk to kids about sex

“Em biết trẻ con được sinh ra thế nào nhé,” con trai 8 tuổi của tôi nói với cô chị gái 13 tuổi của nó. Bé gái lờ đi, quay sang tôi “Mẹ, em con chẳng thực sự biết đâu nhỉ”. “Mẹ nên dạy em ấy trước khi em nghe chuyện từ các anh chị lớn ở trường.” Bé nói đúng. Tôi đã dạy con về tình yêu hàng năm nay, tuy nhiên lại bỏ qua phần cơ học.

Theo Deborah Roffman, một giáo viên, tác giả cuốn “Talk to Me First: Everything You Need to Know to Become Your Kids’ (Nói với con: Những điều cần biết để tạo nên trẻ con). Tôi đã muộn trong trò chơi này. “Nếu trẻ được giáo dục về sinh hoạt tình dục một cách có ý thức, gần như tất cả mọi thứ các em học được sau đó sẽ trở thành liều thuốc đề kháng cho các em”, cô nói. “Nói về việc quan hệ tình dục trong chức năng sinh sản hoàn toàn là những kiến thức phù hợp với trẻ 6 tuổi.”

Không lâu sau khi tôi hướng dẫn con trai mình hiểu được vấn đề, tôi đã lần đầu tiên dạy cho học sinh trung học về sức khoẻ và y tế. Tôi thấy rằng, không lượng kiến thức nào đủ sẵn sàng để dạy cho một lớp toàn các em 13 tuổi với con mắt tò mò. Ngài hiệu trưởng đã chuẩn bị cho tôi những câu hỏi của các em trước đó. “Con có thể mời một cô gái đi chơi với con bao nhiêu lần trước khi điều này trở thành một hành động quấy rối tình dục?” “Có thể nào một cậu bé đưa cậu nhỏ của mình vào sai nơi?” “Sự khác biệt giữa các tư thế là gì?” Tiếp tục đọc “Để nói chuyện với trẻ em về chủ đề tình dục/giới tính”

Các nhà giáo dục liệt kê danh sách những thái độ vô lý của cha mẹ Việt Nam

English:  Educators compile list of complaints about parents’ irrational attitudes

nhà giáo dục những người là chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục ở Hà Nội và TP HCM đã phàn nàn về thái độ và thái độ vô lý của cha mẹ ở Việt Nam . Sau đây là một số mối quan tâm của họ:

1. Cha mẹ Việt Nam giáo dục trẻ em như là thú cưng. Họ muốn một con cá leo cây và một con khỉ bơi được dưới nước. Và họ có xu hướng tức giận khi con của mình không thể làm những việc mà con người khác có thể làm được.

2. Chu cấp cho các con một cách mù quáng. Kênh truyền hình quốc gia VTV vài ngày trước cho biết một người cha già ở tỉnh Nam Định làm việc cật lực tại Hà Nội để kiếm tiền cho con trai học đại học.

Con trai ông hơn 18 tuổi không kiếm được tiền để mua thức ăn cho bản thân và người cha già của mình, mà vẫn sống với số tiền khiêm tốn của cha ông. Đáng ngạc nhiên là cha mẹ Việt Nam nghĩ rằng làm tất cả những điều có thể cho con cái của họ và phục vụ con cái là điều cần thiết. Tiếp tục đọc “Các nhà giáo dục liệt kê danh sách những thái độ vô lý của cha mẹ Việt Nam”

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?

Washingtonpost – By Amy Joyce July 18, 2014

Click vào link để xem video

Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học của Đại học Harvard, tốt nghiệp ngành giáo dục, và Dự án “Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường” đã đưa ra lời khuyên làm thể nào để nuôi dạy những đứa trẻ khi trưởng thành sẽ trở thành người biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm (The Washington Post).

Đầu năm nay, tôi đã viết – dạy về “Biết cảm thông, liệu bạn có phải một phụ huynh như vậy”. Ý tưởng đằng sau điều này là từ Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học tốt nghiệp ngành giáo dục của đại học Harvard, người vận hành Dự án ” Making Caring Common Project – Quan tâm là lẽ thông thường “, mục tiêu hướng đến là dạy trẻ em trở nên tốt bụng.

Tôi biết, bạn sẽ nghĩ các cha mẹ đang dạy hoặc đang tự dạy những đứa trẻ những điều đó, phải không? Không hẳn vậy – theo một nghiên cứu mới của nhóm. Tiếp tục đọc “Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ hướng thiện?”