Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu: những bài học quan trọng

English: The 5 Most Important Money Lessons To Teach Your Kids

Chúng ta đều thấy tầm quan trọng của các kĩ năng tài chính trong việc điều hướng cuộc đời ra sao, nhưng thật bất ngờ là trường học của chúng ta không dạy trẻ về tiền bạc.

Tuy nhiên, là cha mẹ, chúng ta có thể dạy cho con mình những bài học tài chính quan trọng – và chúng ta nên làm như vậy.

“Tại Mỹ, nhìn vào cuộc khủng hoảng thế chấp và bao nhiêu gia đình đã mất nhà cửa – 3,9 triệu căn nhà bị tịch thu. Nhìn vào số tiền – 1,1 nghìn tỷ đô-la mà chúng ta nợ trong khoản nợ vay sinh viên. Con số – 845 tỷ đô la – chúng ta nợ trong nợ thẻ tín dụng. Rõ ràng là người lớn không biết nhiều về tiền bạc. Để giúp thế hệ tiếp theo tránh những sai lầm của người đi trước, và có cuộc sống phù hợp về mặt tài chính, trẻ em cần được dạy những điều thiết yếu về tiền bạc”, Beth Kobliner – tác giả cuốn sách bán chạy của New York Times “Get a Financial Life” và là một thành viên của Hội đồng Cố vấn của Tổng thống về Năng lực Tài chính, người dẫn đầu việc tạo ra chương trình “Money as You Grow” trang bị các bài học về tiền phù hợp với lứa tuổi cho trẻ em. Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em về tiền bạc và chi tiêu: những bài học quan trọng”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

Tải tài liệu về hoạt động giảng dạy  tại đây 

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP HỌC

Các hoạt động sau đây minh họa cách đưa những vấn đề gây tranh cãi vào các giờ học cho mọi lứa tuổi và trong các chương trình học, hỗ trợ học sinh phát triển một số yếu tố then chốt trong giáo dục công dân toàn cầu. Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động vòng tròn theo quy định hay các bài khởi động cho nói và nghe rất hữu ích để tạo ra không gian phù hợp nơi học sinh có thể khám phá các vấn đề gây tranh cãi.

Hoạt động 1 – Sự đa dạng

Những gì về bản thân tôi (lứa tuổi nhỏ)
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P3)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Khi thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi, người trẻ sẽ đem theo những kinh nghiệm từ ngoài lớp học. Các em có thể có quan điểm cụ thể dựa trên giá trị văn hóa hoặc tôn giáo của mình trong cuộc sống ở nhà, trong cộng đồng địa phương mình và từ kinh nghiệm cá nhân. Đôi khi những giá trị này có thể xung đột với quyền con người và bình đẳng, trong trường hợp này nhà trường có nghĩa vụ làm rõ. Do đó, thật hữu ích khi trường học có thể phát triển mối quan hệ mở với cha mẹ về tầm quan trọng của việc trẻ em được thảo luận các vấn đề gây tranh cãi (theo cách phù hợp với độ tuổi).

KẾT NỐI VỚI TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC “TIN GIẢ”

Khi giảng dạy các vấn đề gây tranh cãi, chúng ta cần khuyến khích người trẻ tham gia phản biện với các phương tiện truyền thông và suy nghĩ về ảnh hưởng của truyền thông trong việc nắm bắt tư duy và ý tưởng cũng như hình thành các giá trị và thái độ của mình.

Ngày nay nhiều người trẻ có khả năng truy cập 24/7 các tin tức và góc nhìn toàn cầu trên các nền tảng trực tuyến khác nhau. Ngay cả trẻ em cũng được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và truy cập nội dung trực tuyến. Việc định hướng phạm vi của các kênh truyền thông xã hội dễ tiếp cận có thể tạo ra những thách thức mới cho giới trẻ và cha mẹ hay người giám hộ của các em.

“Tin giả” đặt ra một thách thức đáng kể bởi ngày ngày càng khó để xác định nguồn gốc của thông tin, đặc biệt là khi thông tin được tiếp cận trực tuyến. Thậm chí còn khó khăn hơn để phân biệt các thông tin được kiểm chứng từ những điều không đúng sự thật hay “thông tin thay thế”. Bản thân người trẻ nhận ra tầm quan trọng của giáo dục để hiểu tin tức giả và nội dung truyền thông xã hội. Tuy nhiên, các em có thể phải vất vả để tham gia phản biện về các nội dung truyền thông mà mình đang tiêu thụ, thường tự cho rằng tin tức trên các trang mạng xã hội của mình là từ các nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, có nguy cơ là người trẻ khước từ những tin tức có giá trị vì các em bắt đầu coi tất cả nội dung là “giả mạo”. Những vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải đề cập đến cách đánh giá nội dung truyền thông cho giới trẻ và tăng các luận điểm thảo luận về tầm quan trọng của sự thật. Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P2)”

Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)

English: Teaching Controversial Issues: A guide for teachers

Tại sao cần giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi?

Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bạn trẻ học giao tiếp với nhau bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các bạn  có quan điểm khác nhau. Bằng việc tổ chức thảo luận trong một không gian an toàn, các bạn có thể thu được kiến ​​thức và hiểu biết về các chủ đề, và đánh giá một cách nghiêm túc những giá trị và thái độ của riêng mình. Qua đó, người trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để các em xây dựng năng lực đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống riêng và trong cộng đồng của chính mình.:

GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn này sẽ đề cập:

  • Các chủ đề gây tranh cãi là gì
  • Vì sao nên giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi
  • Giá trị của cách tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu
  • Hướng dẫn và các chiến lược trên lớp để nắm bắt và khám phá các chủ đề gây tranh cãi
  • Một vài hoạt động thực hành để giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi.

Chúng ta có thể không biết tương lai của người trẻ ngày nay có gì, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng người trẻ sẽ phải đối mặt với những quyết định về hàng loạt các vấn đề gây ra những phản ứng mạnh mẽ, đa dạng và thường mâu thuẫn nhau. Nếu người trẻ trở thành những công dân địa phương và toàn cầu hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới bình đẳng không nghèo đói, thì tất cả người trẻ nên có cơ hội tham gia vào các chủ đề gây tranh cãi một cách thích hợp.
Tiếp tục đọc “Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên (P1)”

Vì sao học sinh gian lận – và cần phải làm gì?

English: Why Students Cheat—and What to Do About It

Một giáo viên tìm kiếm lý giải từ các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học.

Một nghiên cứu trong sinh viên học viện quân sự từ năm 1959 đến 2002 cho thấy rằng ở những cộng đồng mà gian lận được chấp nhận thì học sinh dễ dàng nhượng bộ trước áp lực từ bạn bè, và thấy khó khăn hơn khi mà các em không gian lận vì sợ mất địa vị xã hội của mình.

“Vì sao em gian lận ở trường trung học?”, tôi đã đặt câu hỏi này cho rất nhiều cựu học sinh.

“Em muốn được điểm tốt và em không muốn phải học”, Sonya nói, em muốn tốt nghiệp vào tháng Sáu. [Tên học sinh trong bài viết đã được thay đổi để bảo vệ sự riêng tư.]

Các học sinh của tôi hiện nay thì không thẳng thắn như Sonya. Để biện hộ cho bài luận ăn cắp Cannery Row, Erin, một học sinh lớp 9 luôn được điểm A, đã than phiền một cách hờ hững và không thuyết phục về áp lực quá tải. Khi bị bắt gặp đang sao chép một bài tóm tắt về phim tài liệu Hypernormalism, Jeremy, một học sinh trung học, nói em đã “làm việc chăm chỉ” và rằng việc buộc tội của tôi làm tổn thương em.

Các trường hợp như vụ bê bối gian lận năm 2012 được công bố rộng rãi (và lâu dài) tại trường trung học Stuyvesant có thành tích cao ở thành phố New York xác nhận rằng việc không trung thực trong học tập đang lan tràn và chạm đến ngay cả những trường có uy tín nhất. Dữ liệu cũng xác nhận điều này. Báo cáo từ Trung tâm Đạo đức Thanh thiếu niên của Viện Josephson (Josephson Institute’s Center for Youth Ethics) năm 2012 đã tiết lộ rằng hơn một nửa số học sinh trung học thừa nhận đã gian lận trong một bài kiểm tra, trong khi 74% cho biết đã sao chép bài tập về nhà của bạn bè. Và cuộc khảo sát 70.000 học sinh trung học trên khắp Hoa Kỳ giữa các năm 2002 và 2015 cho thấy 58% đã có bài đạo văn, trong khi 95% thừa nhận gian lận trong một số phần.
Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh gian lận – và cần phải làm gì?”

Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập

English: Guiding Students to Be Independent Learners

Ba chiến lược giúp học sinh tự thúc đẩy và chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Ước tính học sinh ở Hoa Kỳ dành gần 20.000 giờ để học tại trường trước tuổi 18, và phần lớn những gì được dạy bị lãng quên trong một thời gian ngắn. Và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng biết cách áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả khi vào đại học.

Về bản chất, nhiều học sinh đã không biết cách giữ lại và áp dụng kiến thức. May mắn thay, nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về năng lực của bộ não để học ở cấp cao hơn khi các chiến lược học tập hiệu quả được sử dụng.

Trong môi trường làm việc phát triển nhanh và vào thời điểm khi sinh viên tốt nghiệp đang cạnh tranh vì công việc và nghề nghiệp với người khác trên toàn thế giới, khả năng thay đổi nhanh chóng và áp dụng các kỹ năng mới là điều tối quan trọng. Điểm mấu chốt: Học cách học là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và không bao giờ là quá sớm để dạy học sinh làm sao để bắt đầu học tập một cách độc lập hơn.
Tiếp tục đọc “Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập”

Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P4)

P1 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc 

P2 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc

P3 –  Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc

Ảnh hưởng đến doanh thu của chính quyền tiểu bang

Tất cả các tiểu bang dùng lợi nhuận từ hoạt động xổ số nhà nước như một nguồn thu nhập. Trung bình, một đô la đặt cược vào trò chơi xổ số nhà nước trả về 50 xu cho người chơi dưới hình thức giải thưởng và 30 xu lợi nhuận cho tiểu bang, phần còn lại trả cho chi phí hành chính. Đóng góp của xổ số vào ngân sách nhà nước thực sự là khá khiêm tốn. Năm 2001, các quỹ xổ số nhà nước đóng góp cho tổng doanh thu chung của nguồn thu trung bình 0,71% trên 37 tiểu bang có xổ số. Mức đóng góp dao động từ 0,28% ở Montana đến 8,27% tại Delaware (Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, 2004).

Trong số 40 bang có xổ số nhà nước, doanh thu từ 10 bang được đóng góp vào quỹ chung và doanh thu từ 18 bang được dành tổng bộ hoặc một phần cho giáo dục. Các mục đích sử dụng khác dao động từ rộng (công viên và cứu trợ, giảm thuế, phát triển kinh tế) đến hẹp (Sân vận động Mariner ở Washington và cảnh sát và lương hưu lính cứu hỏa ở Indiana). Với khả năng có thể dùng thay thế cho tiền, nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi liệu tiền được phân bổ cho mục đích riêng có thực sự làm tăng chi tiêu cho khoản chi đã định hay không. Tuy nhiên, đã có một văn bản đồ sộ về tài chính công tài liệu hóa cái gọi là “hiệu ứng giấy dính ruồi”, theo đó tiền “dính vào nơi nó chạm vào”. Nghiên cứu gần đây đã điều tra liệu điều này có đúng với doanh thu xổ số được phân bổ riêng hay không. Tiếp tục đọc “Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P4)”

Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P3)

Bài liên quan Mở sòng bạc casino, thêm việc làm Nhưng cũng tạo ra tội phạm, gây phá sản và thậm chí tự tử – Nghiên cứu đã chỉ ra

P1 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc 

P2 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc


XỔ SỐ NHÀ NƯỚC

Doanh thu xổ số đạt tổng cộng 41,4 tỷ USD trong năm 2003, mang lại tổng doanh thu cho liên bang là 19,9 tỷ đô la (Christiansen Capital Advisors, 2004). Điều này thể hiện doanh số trung bình hàng năm là $212 cho mỗi người lớn sống trong tiểu bang có phát hành xổ số, hay $372 cho mỗi hộ gia đình trên toàn quốc. Vào năm 1998, mỗi tiểu bang trong lục địa không có xổ số tiếp giáp với ít nhất một tiểu bang có xổ số, khiến cho việc chơi xổ số ngoài tiểu bang trở nên khả thi với một nhóm lớn người trưởng thành. Tuy nhiên, việc tham gia và chi tiêu vào xổ số trung bình hàng năm cao của tiểu bang có phát hành xổ số cao hơn rất nhiều và đáng kể so với các tiểu bang không có xổ số (Kearney).

Thời đại của xổ số nhà nước hiện đại bắt đầu vào năm 1964 ở New Hampshire. Sau khi New Hampshire đi đầu, New York và New Jersey sớm giới thiệu xổ số nhà nước tại các bang này. Xổ số lan rộng trên khắp đất nước chủ yếu theo trật tự địa lý, bắt đầu trên khắp Đông Bắc, sau đó về phía Tây, và cuối cùng đến Trung Đông và phía Nam. Năm 2004 Tennessee đã trở thành bang thứ 39, ngoài DC, vận hành xổ số nhà nước. Ở từng trường hợp, tiểu bang đã chấm dứt việc cấm xổ số trước đây và thành lập một đại lí cấp tiểu bang là nhà cung cấp duy nhất các sản phẩm xổ số. Bảng 1 liệt kê các thời gian thực thi. Tiếp tục đọc “Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P3)”

Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P2)

Phần lớn các nghiên cứu kinh tế điều tra những lợi ích kinh tế bổ sung của sòng bạc tập trung vào các sòng bạc trên sông. Sòng bạc trên sông là một sự thiết lập độc đáo của người Mỹ. Các cơ sở bắt đầu được mở ra ở Iowa vào năm 1991 và nhanh chóng lan rộng khắp vùng Trung Tây. Đến năm 1998, hơn 40 sòng bạc trên sông đã hoạt động ở Illinois, Indiana, Missouri và Iowa. Có gần 50 sòng bạc trên sông và bến cảng ở Louisiana và Mississippi (NGISC, 1999).Không thấy xuất hiện những bằng chứng thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế đến từ phát triển các sòng bạc trên sông. Về mặt du lịch địa phương, các tàu thuyền dường như đã thành công nhất ở những nơi như Galena, Illinois, nơi mà ngành du lịch đã có từ trước. Các nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng một lượng lớn khách hàng quen của sòng bạc trên sông là du khách đi trong ngày, những người hầu như không có thời gian ở các sòng bạc địa phương (NGISC, 1999). Do đó, dường như rất ít, nếu có, tín hiệu kinh tế tích cực cho công nghiệp khách sạn hoặc nhà hàng địa phương. Để hỗ trợ giả thuyết “ăn thịt người”, Siegel và Anders (1999) cung cấp bằng chứng thực tế cho thấy đánh bạc trên sông ở Missouri dẫn đến sự chuyển đổi doanh thu từ các ngành công nghiệp được thay thế bởi chơi đánh bạc, chẳng hạn như dịch vụ giải trí. Tiếp tục đọc “Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P2)”

Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P1)

English: The economic winners and losers of legalized gambling 

> Bài liên quan Mở sòng bạc casino, thêm việc làm Nhưng cũng tạo ra tội phạm, gây phá sản và thậm chí tự tử – Nghiên cứu đã chỉ ra

P2 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc

TÓM TẮT

Nghiên cứu này xem xét vai trò của chính phủ trong việc hợp pháp hoá đánh bạc và đề cập đến những vấn đề lớn liên quan tới bất kì phân tích có tính quy chuẩn nào về vai trò cần thiết của chính phủ. Cụ thể, bài viết nghiên cứu các bằng chứng chỉ ra “kẻ được” và “người mất” về mặt kinh tế liên quan tới ba khu vực lớn nhất của ngành công nghiệp đánh bạc: các sòng bạc thương mại, xổ số nhà nước, và các sòng bạc của người Mỹ bản địa. Bài viết cũng thảo luận về công nghiệp đánh bạc qua internet đang phát triển. Bên cạnh việc xem xét các tài liệu và chứng cứ, bài viết đưa ra các câu hỏi liên quan và những vấn đề chính sách chưa được bàn luận đủ trong các tài liệu kinh tế học.

Tác giả: Melissa S. Kearney
Andrew W. Mellon Chương trình nghiên cứu kinh tế Viện 
 Brookings,1775 Massachusetts Avenue, NW Washington, DC 20036
and NBER mkearney@brookings.edu

GIỚI THIỆU Tiếp tục đọc “Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P1)”