Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập

English: Guiding Students to Be Independent Learners

Ba chiến lược giúp học sinh tự thúc đẩy và chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Ước tính học sinh ở Hoa Kỳ dành gần 20.000 giờ để học tại trường trước tuổi 18, và phần lớn những gì được dạy bị lãng quên trong một thời gian ngắn. Và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng biết cách áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả khi vào đại học.

Về bản chất, nhiều học sinh đã không biết cách giữ lại và áp dụng kiến thức. May mắn thay, nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về năng lực của bộ não để học ở cấp cao hơn khi các chiến lược học tập hiệu quả được sử dụng.

Trong môi trường làm việc phát triển nhanh và vào thời điểm khi sinh viên tốt nghiệp đang cạnh tranh vì công việc và nghề nghiệp với người khác trên toàn thế giới, khả năng thay đổi nhanh chóng và áp dụng các kỹ năng mới là điều tối quan trọng. Điểm mấu chốt: Học cách học là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và không bao giờ là quá sớm để dạy học sinh làm sao để bắt đầu học tập một cách độc lập hơn.

NUÔI DƯỠNG NHỮNG NGƯỜI HỌC ĐỘC LẬP

Khơi dậy động lực học tập cho học sinh: Động lực học là chìa khóa để thành công ở trường, sau khi tốt nghiệp trong thị trường việc làm toàn cầu, và cho cuộc sống trong một thế giới thay đổi liên tục về công nghệ.

Sử dụng sức mạnh trong mối quan hệ của bạn với học sinh để thể hiện niềm đam mê học tập. Khi ở bạn hiển hiện sự ham học, học sinh của bạn có nhiều khả năng có một kết nối cảm xúc mạnh mẽ, tích cực với việc học, từ đó khơi dậy động lực học tập của các em để tiếp tục học hỏi. Với những giáo viên bộc lộ niềm đam mê học tập của mình, học sinh ở tất cả các bậc học được tự do học các phương pháp học tập mới với động lực và niềm vui. Theo thời gian, mong đợi động lực tự chủ chứ không phải tuân thủ.

Hướng dẫn học sinh tưởng tượng các em sẽ cảm thấy thế nào khi học điều gì đó mới mẻ. Hãy để học sinh tự nguyện mô tả cảm xúc của các em sau khi họ học được điều gì đó. Khi thích hợp, yêu cầu các em hình dung xem một dự án đã hoàn thành sẽ như thế nào.

Khuyến khích học sinh nói với bạn bè mục tiêu học tập của mình và nhận sự hỗ trợ từ họ. Điều này cho phép học sinh nói ra thành lời mục tiêu của họ, điều này sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức. Học Sinh ở mọi lứa tuổi vốn dĩ thích giao thiệp/hòa đồng, và việc nhận được sự hỗ trợ từ một người đồng đẳng sẽ rất thôi thúc.

Luyện tập cho học sinh đặt mục tiêu và phát triển kế hoạch học tập: Hỗ trợ học sinh phát triển các mục tiêu học tập của riêng mình, thực tế nhưng đầy thử thách. Thường thì những mục tiêu kích thích nhất là những mục tiêu cho phép chúng ta sử dụng các thế mạnh cá nhân của mình. Tuy nhiên học sinh thường có những mục tiêu được đặt ra cho họ dựa trên một chương trình học dành-cho-tất-cả hoặc dựa trên sự thiếu hút cá nhân trong học tập— hãy nghĩ đến chương trình giáo dục cá nhân hóa — thường gây chán nản.

Nếu bạn có những học sinh hiện đang thiếu động lực học, hãy cân nhắc giúp các em phát triển các mục tiêu học tập dựa trên thế mạnh học tập cá nhân của họ. Ví dụ: với một số người học, một mục tiêu được cá nhân hóa có thể là thiết kế các giờ nghỉ có vận động cho lớp học. Một học sinh khác có thể đặt mục tiêu hoàn thành bài viết về sự ghi nhận hay lòng biết ơn của mình kèm hình ảnh hoặc hình minh họa. Đối với một học sinh viên, Pinterest sẽ cung cấp những ý tưởng có thể khiến họ tò mò về các chủ đề mới để tìm hiểu. Giáo viên có thể hỗ trợ sinh viên trong việc nhận thức được điểm mạnh của mình và tìm ra cách đặt mục tiêu cá nhân.

Dạy học sinh cách tốt nhất để tổ chức thời gian học độc lập của mình. Bộ não của chúng ta đã không tiến hóa để học vật lý vài giờ liền không nghỉ. Chúng tôi khuyến khích học sinh có kế hoạch nghỉ có chủ đích sau mỗi 20 phút học tập độc lập. Ít nhất mỗi giờ hoặc lâu hơn, họ nên đứng dậy và di chuyển. Khi học tài liệu mới, họ nên tận dụng các địa điểm khác nhau. Ví dụ, chúng tôi dùng một bàn ngoài trời, một chiếc ghế đặc biệt thoải mái, một bàn làm việc trong nhà, và các quán cà phê khác nhau ở địa phương làm nơi làm việc. Bởi vì bộ nhớ về vị trí rất mạnh mẽ, sử dụng một vài địa điểm giúp hỗ trợ trí não học tập.

Khuyến khích học sinh trở thành những người học tự kỷ luật. Hỗ trợ họ trong việc thực hiện một cam kết với chính mình để bắt đầu đạt được mục tiêu của họ. Hỗ trợ các emtrong việc khẳng định cam kết để tổ chức bản thân, quản lý sự tập trung của họ theo thời gian, và hạn chế những gián đoạn làm lãng phí thời gian. Giúp học sinh biết định vị bản thân một cách nhất quán là những người giữ cam kết và đạt được mục tiêu của mình. Có lẽ sẽ cần phải nhắc nhở các em về thời gian và lặp lại rằng trong suốt quá trình học tập, những người thành công tha thứ cho mình khi họ mắc sai lầm và sau đó tiếp tục.

Dạy học sinh tự đánh giá: Mời học sinh viên viết thư cho một học sinh (khác) sẽ tham gia lớp học vào năm sau. Sau khi hoàn thành một dự án, một học phần hoặc một chương, yêu cầu học sinh tóm tắt lại những gì đã học và nói cho học sinh tương lai cách họ đã vượt qua các thử thách học tập. Chiến lược này đem lại một cơ hội cho sinh viên để suy ngẫm lại về hầu như bất kỳ chủ đề nào.

Yêu cầu học sinh ghép cặp và thay phiên nhau chia sẻ những gì các em đã học được. Hoạt động này — chúng tôi gọi đó là “bạn cùng động não” – giúp học sinh có cơ hội học hỏi lẫn nhau. Ví dụ, mỗi người có thể nhớ các khía cạnh khác nhau của một bài học. Và họ có thể có quan điểm khác nhau, vì vậy khi các em chia sẻ, mỗi người có thể tìm hiểu để rõ hơn nhiều quan điểm khác nhau.

Khi học sinh của bạn thực hành việc học tập độc lập, hãy khuyến khích họ chú ý đến những thay đổi. Ví dụ, khi chúng tôi yêu cầu họ thảo luận về những thay đổi trong thành tích, một sinh viên nói, “Bây giờ em có thể hoàn thành bài tập đúng hạn, và điểm số đã được cải thiện.” Một em khác nói, “Giờ đây em thích trường học vì em biết cách giành điểm cao hơn”. Qua thời gian, những tuyên bố như thế này trở thành một phần bản sắc tích cực của học sinh viên trong thành công ở trường học.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s