Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?

NGUYỄN VẠN PHÚ 4/12/2020 14:10 GMT+7

TTCTKhông có môn học nào gây ra sự phân biệt đối xử lớn đối với học sinh như môn ngoại ngữ. Không có môn học nào mà cha mẹ phải bỏ ra một khoản tiền lớn trong khoảng thời gian kéo dài có khi hơn chục năm cho con đi học ròng rã ở các trung tâm như môn tiếng Anh. Và kết quả là gì: trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam ngày càng giảm sút.

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này – đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Tiếp tục đọc “Vì sao học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh?”

Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020

vietnam.vnanet.vn – 23/04/2020 09:01 GMT+7

29 tuổi, hiện là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ), cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng mới đây đã được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu”. Đây là những ghi nhận của Tổ chức này với những đóng góp của cô Hà Ánh Phượng khi đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới, mang lại lợi ích học tập cho học sinh nghèo tại 4 châu lục.

Cô Hà Ánh Phượng, giáo viên  trường THPT Hương Cần, Phú Thọ, người được Tổ chức giáo dục toàn cầu Varkey Foundation vinh danh vào “top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu” bởi những đóng góp cho học sinh nghèo tại 4 châu lục. Ảnh: Khánh Long

Với quan điểm “bất cứ học sinh nào, ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất”, cô giáo Hà Ánh Phượng đã tạo nên những lớp học xuyên biên giới cho học sinh nghèo ở cả 4 châu lục. Tiếp tục đọc “Hà Ánh Phượng: Cô giáo dân tộc Mường vào top 50 giáo viên toàn cầu 2020”

English teacher makes dream come true

Update: March, 03/2019 – 09:00
Inspiring: Teacher Trần Thị Thúy (left) talks with one of her students during an English lesson. — Photo baohungyen.vn
Viet Nam News by Mai Khuyên

HƯNG YÊN — Teacher Trần Thị Thúy, 32, from Đức Hợp High School in the northern province of Hưng Yên remembered how her dream started, when she got hold of a bilingual magazine in 1999.

“That was really an unforgettable moment. A new world opened up and I was inspired, so I pledged to study English as a way to help myself realise my dream,” said Thúy. Tiếp tục đọc “English teacher makes dream come true”

Hàng ngàn điểm liệt môn Văn, không thể không buồn

18/07/2019 07:11  NGUYỄN CAO

(GDVN) – Môn Ngữ văn đã “loại trực tiếp” 1.265 em không được xét tốt nghiệp và cũng đồng nghĩa không có cơ hội xét tuyển đại học năm 2019, cho dù các môn khác điểm cao.

So với những môn thi khác thì điểm môn Ngữ văn mấy năm nay vẫn là một môn thi có điểm trung bình chấp nhận được và điểm thi vẫn giữ được tính ổn định trong nhiều năm.

Song, kỳ thi năm 2019 này có tới hàng ngàn thí sinh bị điểm liệt, trong đó có nhiều thí sinh bị điểm 0 là điều đáng lo ngại. Vẫn biết, trong số gần 900 ngàn thí sinh dự thi thì chuyện hơn một ngàn thí sinh bị điểm liệt cũng không phải là chuyện quá lớn.

Thế nhưng, đây là chuyện không thể không buồn bởi chỉ mỗi một mình môn Ngữ văn đã “góp phần” làm cho hơn một ngàn thí sinh rớt tốt nghiệp và không có cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong năm nay.

Kỳ thi năm 2019 đã có hàng ngàn thí sinh bị điểm liệt môn Văn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Tiếp tục đọc “Hàng ngàn điểm liệt môn Văn, không thể không buồn”

Giáo viên tư duy như một huấn luyện viên trong bài tập kỹ năng viết cho học sinh

English: Thinking like a coach

Huấn luyện viên là người hình thành các kỹ và chỉ ra cho vận động viên cách cải thiện kỹ năng bằng thực hành. Các phản hồi về các bài viết của học sinh có thể cũng hiệu quả theo cách tương tự như là cách của một huấn luyện viên.

Các huấn luyện viên dạy các vận động viên cách cải thiện kỹ năng. Nhưng họ không đơn giản chỉ la hét, “ chơi đi tốt hơn phòng thủ”. “Phản hồi” đó thực sự nói cho người chơi cái gì?

Là giáo viên, chúng ta là huấn luyện viên của học sinh trong lớp học. Đưa các nhận xét chất lượng và quan trọng là những điều cần thiết giúp học sinh cải thiện. Cũng giống như một huấn luyện viên phải chỉ ra cho người chơi kỹ thuật phòng thủ dưới rổ ở trên sân bóng rổ, giáo viên phải làm mẫu và giải thích cho học sinh cách để cải thiện công việc của các em.
Tiếp tục đọc “Giáo viên tư duy như một huấn luyện viên trong bài tập kỹ năng viết cho học sinh”

Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính

English: Teaching Kids to Argue—Respectfully

>>  Giảng dạy các chủ đề gây tranh cãi – Hướng dẫn dành cho giáo viên

Khi các vấn đề nóng hổi đang tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội, trong tin tức hàng đêm và trong cả lớp học, là giáo viên bạn nên làm gì cho đúng? Bạn sẽ bỏ qua, vùi dập tất cả các lý lẽ, tranh luận vì sợ mất kiểm soát trong cuộc thảo luận? Hay bạn tìm kiếm cơ hội để học hỏi giữa những ồn ào đang diễn ra?

Tạo điều kiện tốt cho những cuộc thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi đưa ra “những cơ hội mang tính đòn bẩy cao để giúp học sinh mài giũa kỹ năng tư duy phản biện “, ông Sperry Sox từ dự án Project Look Sharp, một dự án phi lợi nhuận tại Ithaca College, New York đang đẩy mạnh các nhận thức trong truyền thông.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên không chắc phải làm thế nào để tạo ra không gian an toàn cho các tranh luận một cách công bằng và có tinh thần tương kính. Trong một cuộc khảo sát của Tuần Giáo dục – Education Week survey, gần đây, hơn một nửa giáo viên cho biết trong quá trình đào tạo họ không được chuẩn bị cho việc xử lý các cuộc thảo luận có khả năng gây tranh cãi.

“Câu hỏi đặt ra không phải là Có nên hay không nên dạy học sinh trở thành người tư duy tốt và công dân tốt hơn”, mà là “chúng ta làm điều đó như thế nào?” ông Chris Sperry, người lãnh đạo chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho Look Sharp dự án cho biết.

Nhiệt huyết nhưng không mang tính cá nhân Tiếp tục đọc “Dạy trẻ em tranh luận với tinh thần tương kính”

Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập

English: Guiding Students to Be Independent Learners

Ba chiến lược giúp học sinh tự thúc đẩy và chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Ước tính học sinh ở Hoa Kỳ dành gần 20.000 giờ để học tại trường trước tuổi 18, và phần lớn những gì được dạy bị lãng quên trong một thời gian ngắn. Và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng biết cách áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả khi vào đại học.

Về bản chất, nhiều học sinh đã không biết cách giữ lại và áp dụng kiến thức. May mắn thay, nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về năng lực của bộ não để học ở cấp cao hơn khi các chiến lược học tập hiệu quả được sử dụng.

Trong môi trường làm việc phát triển nhanh và vào thời điểm khi sinh viên tốt nghiệp đang cạnh tranh vì công việc và nghề nghiệp với người khác trên toàn thế giới, khả năng thay đổi nhanh chóng và áp dụng các kỹ năng mới là điều tối quan trọng. Điểm mấu chốt: Học cách học là một công cụ thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và không bao giờ là quá sớm để dạy học sinh làm sao để bắt đầu học tập một cách độc lập hơn.
Tiếp tục đọc “Hướng dẫn học sinh thành người học độc lập”

Cuộc vượt biên của những đứa trẻ bỏ trường

VNE – Thứ ba, 21/11/2017 | 00:00 GMT+7

Không nhìn thấy tương lai trong những trang sách, nhiều học sinh vùng cao đi thẳng từ lớp học đến biên giới. Chúng trở thành những lao động bất hợp pháp.

Bữa cơm đầu tiên ở bên kia biên giới của Sùng Mí Tú là cái bánh bao nhân thịt với chai nước trắng.

Tú 15 tuổi, nhỏ nhất trong nhóm người Mông xã Sà Phìn vượt biên sang Trung Quốc làm thuê. Mỗi ngày, em nhận được 80 nhân dân tệ cho công đào 160 hố trồng cây bạch đàn.

Tú không biết mình đang ở vùng nào của Trung Quốc, địa hình xung quanh ra sao. 10 người trú ở cái lán nằm sâu trong rừng. Ban đêm, họ rủ nhau đi ngủ sớm. Không ai dám đi quá khu lán một cây số vì sợ lạc đường, hoặc công an biên phòng Trung Quốc truy quét. Bị bắt rồi thì trả về nước, tiền công cũng mất hết.

Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?

English: What I’ve Learned From Special Ed Teachers

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt (khuyết tật, chậm phát triển, rối loạn tâm lý…) có những thấu hiểu rất giá trị để chia sẻ với những đồng nghiệp của họ về nhẫn nại, cảm thông, cách làm việc với phụ huynh, và nhiều điều hơn nữa.

Những giáo viên dạy học sinh đặc biệt được mong đợi làm khá nhiều điều. đánh giá kĩ năng của học sinh, biết đâu là điều các em cần, sau đó mới xây dựng kế hoạch giảng dạy; tổ chức và đưa hoạt động phù hợp với khả năng của từng học sinh; dạy và chỉ dẫn học sinh theo lớp, nhóm, và từng em một; sau đó đề kế hoạch đào tạo cá nhân bằng ngôn ngữ dễ hiểu, thân thiện với cha mẹ. Tiếp tục đọc “Học được điều gì từ những giáo viên dạy học sinh đặc biệt?”

Hong Kong university becomes World Bank consultant for Vietnamese teachers’ professional development

The Education University of Hong Kong will consult for the Vietnamese education ministry in its Enhancing Teacher Education Program

By Tuoi Tre News

November 3, 2017, 15:58 GMT+7

​Hong Kong university becomes World Bank consultant for Vietnamese teachers’ professional development
Project team members meet with officials from World Bank and Vietnam’s education ministry at the World Bank Vietnam Office. Photo: EdUHK

The World Bank has appointed a Hong Kong university as a consultant for Vietnam’s Ministry of Education and Training on a project aimed at promoting the continuous professional development of the Vietnamese teachers.

The appointment of the Education University of Hong Kong (EdUHK) was announced after a rigorous short-listing and selection process for the Vietnamese education ministry’s Enhancing Teacher Education Program (ETEP), during which the Hong Kong institution stood out among top universities and education consultancies from North America, Europe, Asia, and Australia. Tiếp tục đọc “Hong Kong university becomes World Bank consultant for Vietnamese teachers’ professional development”

Vietnamese scholar ranked among Asia’s top scientists

She was praised for research in biofuelBy Tuoi Tre News

October 27, 2017, 15:04 GMT+7

​Vietnamese scholar ranked among Asia’s top scientists
Associate Professor and Doctor Le Kim Phung. Photo: Tuoi Tre

A female Vietnamese scholar has been named among this year’s top 100 scientists in Asia by the Singaporean magazine Asian Scientists. 

Associate Professor and Doctor Le Kim Phung, 42, vice dean of Faculty of Chemical Engineering at the Ho Chi Minh City University of Technology, was included in the Asian Scientist 100 list for her research in producing biofuel from agricultural waste. Tiếp tục đọc “Vietnamese scholar ranked among Asia’s top scientists”

Enrollment declines at pedagogy schools, education reform in danger

Last update 07:10 | 23/08/2017
VietNamNet Bridge – Even after accepting students with low entrance exam scores, pedagogical schools are continuing to see a drop in enrollment.

vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, pedagogical schools, MOET

Dak Lak Pedagogical Junior College (3-year training) plans to enroll 400 students this year. After considering applications, the school decided to convene 294 students who got a 12.25-17.25 entrance exam score. However, only 116 students turned up to confirm their studying.

Students need to get a 10 for three exam subjects to apply for the Ha Tay Pedagogical Junior College. However, only 718 students got a 10 score and higher, and only 247 have confirmed their study. Tiếp tục đọc “Enrollment declines at pedagogy schools, education reform in danger”

Châu Á “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?

TT – Phần Lan, với dân số 5 triệu người, trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới những năm gần đây. Nhiều quốc gia đã cử các học giả, nhà nghiên cứu sang tìm hiểu mô hình giáo dục của đất nước này, nhưng lại không thể áp dụng hiệu quả. Vì sao?

Châu Á "nhập khẩu" mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công? Phóng to

Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp ở Phần Lan – Ảnh: FT

tuoitre.vn_Bí mật thành công của nền giáo dục Phần Lan chính là chất lượng dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và đội ngũ giáo viên được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, chứ không chạy đua theo thành tích.

Tất cả giáo viên đều được đào tạo nghiêm ngặt, phải có bằng thạc sĩ mới được đứng lớp và họ được xem là những chuyên gia giáo dục. Phần Lan lựa chọn và tuyển dụng giáo viên rất kỹ lưỡng. Chẳng hạn trong năm 2010, có 1.258 sinh viên đăng ký chương trình đào tạo giáo viên tiểu học nhưng chỉ 123 người (9,8%) được chấp nhận để tham gia chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trong thời gian năm năm. Mức lương hằng năm của một giáo viên tiểu học từ 40.000-60.000 USD và giáo viên làm việc 190 ngày/năm.

“Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học năm năm rất tốn kém, nhưng đội ngũ giáo viên được đào tạo ra đều có năng lực cao và được xã hội tôn trọng” – Jari Lavonen, trưởng khoa sư phạm tại đại học Helsinki, cho biết.

Chương trình dạy học linh động

Hàn Quốc băn khoăn chuyện học bằng tiếng Anh

Tiếp tục đọc “Châu Á “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?”

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình giáo dục Phần Lan

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình GD Phần Lan
(PLO)- Việt Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về toán, khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, ĐH của Phần Lan…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT vừa có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chứng kiến ký kết 18 biên bản ghi nhớ giữa các trường ĐH và trung học của Việt Nam với các đối tác Phần Lan, mở ra nhiều cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Các biên bản ghi nhớ tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực: Chuyển giao tài liệu về chương trình và sách giáo khoa, chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến, khuyến khích mở thêm trường phổ thông Phần Lan ở Hà Nội (bên cạnh dự án trường phổ thông Phần Lan ở TP.HCM đang trong quá trình hoàn tất); hợp tác ĐH để cùng liên kết đào tạo một số lĩnh vực; phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã hội đàm với bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan. Hai bên đã trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về toán, khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, ĐH của Phần Lan; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, dự án về khởi nghiệp…

TN

Will floor mark policy help improve teacher quality?

Last update 07:40 | 25/08/2017
VietNamNet Bridge – The Ministry of Education & Training (MOET) has vowed to improve the quality of teachers by setting up a floor mark for pedagogical schools, but education experts do not think the measure will help. vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, high school finals, pedagogical schools, MOET
MOET decided to remove the floor mark from the 2018-2019 academic year, but it will set up the floor mark for teacher training facilities in order to ensure teacher quality.

MOET’s Phung Xuan Nha announced the decision at a meeting with presidents of pedagogical schools some days ago. The meeting was scheduled amid worries about the low quality of incoming students at pedagogical schools. Tiếp tục đọc “Will floor mark policy help improve teacher quality?”