Bước đi mới tôn vinh chữ Quốc ngữ

BBC Hoàng Hưng

Nhà thơ Hoàng Hưng, TS Đào Hằng và nhà báo Lưu Trọng Văn tại Thư viện Ajuda, nơi lưu giữ văn bản nghiên cứu CQN đầu tiên của F. de PinaNhà thơ Hoàng Hưng, TS Đào Hằng và nhà báo Lưu Trọng Văn tại Thư viện Ajuda, nơi lưu giữ văn bản nghiên cứu CQN đầu tiên của F. de Pina

Nhà báo Lưu Trọng Văn và tôi, Hoàng Hưng, vừa làm xong một việc có ý nghĩa ở Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, coi như mở đầu cuộc tôn vinh Chữ Quốc Ngữ (CQN) mà một nhóm người yêu tiếng Việt khởi xướng từ tháng 3 năm nay (2018).

Ông Nguyễn Đăng Hưng, nguyên GS Đại học Liege Bỉ, nhiều năm về Việt Nam giúp đào tạo cao học, là người có sáng kiến tôn vinh Cha Alexandre de Rhodes (nguyên cớ trực tiếp là do GS bất bình với “đề án chữ Việt mới” của một vị đã từng gây ồn ào truyền thông hồi đầu năm). Sáng kiến này được ông tung trên Facebook cá nhân và đưa ra trong buổi họp mặt các nhà văn thân hữu của mạng Văn Việt cuối tháng 3/2018. Tiếp tục đọc “Bước đi mới tôn vinh chữ Quốc ngữ”

Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P4)

P1 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc 

P2 – Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc

P3 –  Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc

Ảnh hưởng đến doanh thu của chính quyền tiểu bang

Tất cả các tiểu bang dùng lợi nhuận từ hoạt động xổ số nhà nước như một nguồn thu nhập. Trung bình, một đô la đặt cược vào trò chơi xổ số nhà nước trả về 50 xu cho người chơi dưới hình thức giải thưởng và 30 xu lợi nhuận cho tiểu bang, phần còn lại trả cho chi phí hành chính. Đóng góp của xổ số vào ngân sách nhà nước thực sự là khá khiêm tốn. Năm 2001, các quỹ xổ số nhà nước đóng góp cho tổng doanh thu chung của nguồn thu trung bình 0,71% trên 37 tiểu bang có xổ số. Mức đóng góp dao động từ 0,28% ở Montana đến 8,27% tại Delaware (Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, 2004).

Trong số 40 bang có xổ số nhà nước, doanh thu từ 10 bang được đóng góp vào quỹ chung và doanh thu từ 18 bang được dành tổng bộ hoặc một phần cho giáo dục. Các mục đích sử dụng khác dao động từ rộng (công viên và cứu trợ, giảm thuế, phát triển kinh tế) đến hẹp (Sân vận động Mariner ở Washington và cảnh sát và lương hưu lính cứu hỏa ở Indiana). Với khả năng có thể dùng thay thế cho tiền, nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi liệu tiền được phân bổ cho mục đích riêng có thực sự làm tăng chi tiêu cho khoản chi đã định hay không. Tuy nhiên, đã có một văn bản đồ sộ về tài chính công tài liệu hóa cái gọi là “hiệu ứng giấy dính ruồi”, theo đó tiền “dính vào nơi nó chạm vào”. Nghiên cứu gần đây đã điều tra liệu điều này có đúng với doanh thu xổ số được phân bổ riêng hay không. Tiếp tục đọc “Kinh tế sòng bạc: Kẻ được người mất khi hợp pháp hoá đánh bạc (P4)”

Bàn tay tình báo nước ngoài trong vụ di cư 1954

VN Youtuber – Xuất bản 18 thg 3, 2017

Ngày nay trên nhiều trang mạng, người ta cố tìm cách lý giải sự kiện giáo dân miền Bắc di cư vào miền Nam Việt Nam như là một sự kiện để chứng tỏ là chính quyền Việt Minh tàn nhẫn độc ác. Thế nhưng thực chất sự kiện này có bàn tay của tình báo nước ngoài tác động

Nền kinh tế chia sẻ hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ

English:  The Sharing Economy Isn’t About Sharing at All

Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) đang được ca ngợi rộng rãi là ngành tăng trưởng chủ yếu, theo đánh giá của nhiều nơi, từ tạp chí Fortune đến tổng thống Obama. Ngành này đã làm thay đổi các ngành kinh doanh lâu đời như khách sạn và phương tiện đường bộ, bằng cách cho phép người dùng tiếp cận các nguồn lực này (nhà hay xe) theo cách thuận tiện và hiệu quả về chi phí, đồng thời không tạo ra gánh nặng về tài chính, xúc cảm và xã hội so với cách thức trực tiếp sở hữu. Tuy nhiên, nền kinh tế chia sẻ thật sự không có nghĩa là “chia sẻ”; mà có nghĩa là tiếp cận, nền kinh tế của sự tiếp cận những nguồn lực có sẵn.

Chia sẻ (tiếp cận) là một hành vi đã có từ lâu, và xuất hiện chủ yếu trong một số mảng nhất định của cuộc sống của chúng ta, ví dụ như trong một gia đình. Bằng cách chia sẻ và sử dụng chung không gian nhà ở, các thành viên trong gia đình tạo ra một nhận diện chung. Khi việc chia sẻ được diễn ra trên thị trường – nghĩa là khi một công ty làm trung gian giữa những người dùng không biết nhau – thì đó không còn là chia sẻ nữa. Hơn thế, người dùng đang trả tiền để tiếp cận được hàng hóa và dịch vụ của người khác trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một sự trao đổi mang tính chất kinh tế, và người dùng hành động vì lợi ích chứ không phải vì các giá trị xã hội. Tiếp tục đọc “Nền kinh tế chia sẻ hoàn toàn không có nghĩa là chia sẻ”

Nghịch lý ngành xi măng (3 bài)

Nghịch lý ngành xi măng - ảnh 1
Xi măng trong nước ế ẩm, xuất khẩu giá rẻ. Ảnh: ngọc châu

***

Giá xuất khẩu chỉ hơn nửa giá trong nước:

Nghịch lý ngành xi măng

TP – Giá xi măng xuất khẩu chỉ bằng hơn nửa giá bán trong nước, chỉ giải quyết tình trạng tồn kho; ngân sách không thu được gì, thậm chí mất tài nguyên, gây ô nhiễm.

Tiếp tục đọc “Nghịch lý ngành xi măng (3 bài)”