Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới

English:  Germany’s transition from coal to renewable energy offers lessons to the rest of the world

Sự chuyển đổi kéo dài hàng thập kỷ từ công nghiệp dựa vào năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch của nước Đức mang đến cả cơ hội và thách thức

Intro image

Ông Heinz Spahn, 77 tuổi có đôi mắt mày xanh lam lấp lánh và nghiêm khắc – hồi tưởng lại những năm tháng tuổi trẻ của ông. Mỏ than Zollverein, nơi ông đã từng làm việc ở vùng Essen, Đức, bám đầy bụi than, ông nhớ lại, rằng ở đó, mỗi lần có người di chuyển là sẽ khuấy lên một đám mây đen. ‘Đó không phải là một trang trại nuôi ngựa’- Ông dùng thành ngữ mỉa mai tiếng Đức để mô tả điều kiện khắc nghiệt ở mỏ than: Tiếng gầm của máy móc lúc nào cũng ở mức 110 decibel, và những người đàn ông ở đó có biệt danh là waschbar, hoặc, ‘con chồn’ do mặt họ lúc nào cũng được trang trí bởi những vết nhọ đen.

Ngày nay, khung cảnh của Zollverein đã rất khác. Bên trong khu rửa than nơi mà ông Spahn từng làm việc – trong tòa nhà lớn nhất khu tổ hợp mỏ Zollverein – không khí rất sạch và khoảng 8000 thợ mỏ được thay thế bằng 1.5 triệu du khách mỗi năm. Toàn bộ khu tổ hợp hiện nay đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận: Spahn, người đã từng là thợ hàn nhiệt ở đây cho đến khi mỏ than bị đóng cửa vào 23/12/1986, đã trở thành hướng dẫn viên giới thiệu cho khách du lịch biết về lịch sử nơi này. ‘Tôi biết rõ cả trong và ngoài tòa nhà này. Tôi biết rõ mọi cái ốc vít.’ Ông nói một cách trìu mến. Tiếp tục đọc “Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới”

“Khai quật” thế giới ngầm buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam – 6 kỳ

Chợ trung tâm ở Sầm Nưa với nhiều sạp thịt thú rừng được bày bán.

***

“Khai quật” thế giới ngầm buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam

BVR&MT – Nhập vai đệ tử của một quan chức có máu mặt đang cần gấp nguồn “hàng hiếm”, nhóm phóng viênBảo vệ Rừng và Môi trườngđã thâm nhập được vào đường dây buôn bán động vật hoang dã tương đối lớn mà ở đó không chỉ có sự móc ngoặc giữa những “ông trùm” nội địa mà còn thông qua rất nhiều đầu nậu xuyên biên giới, đặc biệt là từ Lào, Campuchia và châu Phi. Tiếp tục đọc ““Khai quật” thế giới ngầm buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam – 6 kỳ”