Năng lực nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập thấp: Đánh giá hiện trạng

English:  Research capacity in lower-income countries: assessing the status quo

Sau khi tiến hành và phân tích bài đánh giá tổng quan một cách hệ thống nội dung các nghiên cứu về phát triển năng lực nghiên cứu (đặc biệt về vấn đề y tế, nhưng có ứng dụng ở các lĩnh vực khác), tôi tin rằng rõ ràng các phương pháp nhằm phát triển năng lực ở các nước thu nhập trung bình và là không đủ và thường bị phân tán. Mặc dù cần phải thừa nhận rằng có rất nhiều yếu tố tác động, nhưng vẫn cần phải tập trung xem xét hai rào cản lớn nhất trong việc đẩy mạnh các nỗ lực phát triển năng lực, cả hai yếu tố này đều liên quan tới thiết kế và ý định của các chương trình nghiên cứu và mô hình phát triển, đó là: sự phụ thuộc vào các nước có thu nhập cao (HÍC), và các mục tiêu nghiên cứu hạn hẹp đánh đổi với các tác động mang tính bền vững.
Tiếp tục đọc “Năng lực nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập thấp: Đánh giá hiện trạng”

Chuyện lạ ở Thanh Hóa: Chính quyền bán đất ở… dưới lòng sông

Dân trí

Thời gian qua, hàng chục hộ dân ở các địa phương của huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã đổ đất san lấp lấn ra lòng sông Hoạt. Chính quyền còn lập cả quy hoạch, phương án để bán đấu giá đất ở cho người dân ngay dưới lòng sông này.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sông Hoạt, đoạn qua xã Hà Tiến (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) có chức năng tiêu thoát lũ cho vùng thượng nguồn và cung cấp nước tưới cho vùng hạ du của nhiều huyện như Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Hà Trung và Nga Sơn.

Tình trạng sông Hoạt bị san lấp để xây dựng nhà ở diễn ra tại huyện Hà Trung
Tình trạng sông Hoạt bị san lấp để xây dựng nhà ở diễn ra tại huyện Hà Trung

Tuy nhiên, thời gian qua, đoạn sông qua địa bàn xã Hà Yên và Hà Tiến đã có tới hàng chục hộ dân đổ đá hộc xuống lòng sông. Trong đó, có nhiều vị trí đã được xây móng bao quanh.

Thực trạng trên cùng với việc bồi lắng khiến cho nhiệm vụ tiêu thoát nước của dòng sông này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng năm, UBND tỉnh Thanh Hóa đều có chủ trương nạo vét, khơi thông dòng chảy.

Trong khi đó, năm 2017 và 2018, UBND huyện Hà Trung lại cho phép xã Hà Tiến tổ chức 2 đợt đấu thầu 51 lô đất ở cho người dân ngay dưới lòng sông Hoạt. Tiếp tục đọc “Chuyện lạ ở Thanh Hóa: Chính quyền bán đất ở… dưới lòng sông”

“Dẹp” nhà sàn ven sông để phòng chống sạt lở

0 Thanh Niên
Mấy tháng qua, Cần Thơ trở thành điểm nóng về sạt lở ở ĐBSCL khi liên tiếp xảy ra sạt lở nghiêm trọng làm hàng trăm hộ dân mất nhà cửa, thiệt hại hơn 31 tỉ đồng.

Điểm sạt lở nghiêm trọng ở Q.Ô Môn, Cần Thơ

Ảnh: Đình Tuyển
Hiểm hoạ từ hố xoáy và nhà sàn
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Cần Thơ, trong 5 tháng qua, thành phố xảy ra 9 điểm sạt lở, làm sạt hoàn toàn 10 căn nhà, 37 căn bị ảnh hưởng, tổng chiều dài bờ sông bị sạt lở 368 m, thiệt hại hơn 31 tỉ đồng. Nghiêm trọng nhất là điểm sạt lở bờ sông Ô Môn thuộc P.Thới An, Q.Ô Môn, khiến 7 căn nhà bị nhấn chìm, 14 căn sập một phần, 20 căn phải di dời khẩn cấp. Riêng Q.Ô Môn phải di dời khẩn cấp 36 hộ dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.

Tiếp tục đọc ““Dẹp” nhà sàn ven sông để phòng chống sạt lở”

Lào thông báo kế hoạch xây đập thứ tư trên dòng chính sông Mê Công

Hôm nay, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công (MRC) cho biết đã nhận được thông báo chính thức từ Chính phủ Lào về việc thực hiện quy trình tham vấn trước đối với dự án thủy điện Pak Lay.

Theo MRC, Ban thư ký Uỷ ban sông Mê Công Lào ngày 13/6/2018 đã đệ trình bản mô tả chi tiết dự án để MRC xem xét và thông báo cho các nước thành viên MRC theo yêu cầu của Hiệp định Mê Công năm 1995. Đây là dự án thứ tư được Lào thông báo với MRC sau thủy điện Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng.

Theo kế hoạch, thủy điện Pak Lay được xây dựng tại tỉnh Xayaburi thuộc Bắc Lào. Đây là thủy điện không điều tiết, hoạt động liên tục quanh năm với công suất 770 MW. Tiếp tục đọc “Lào thông báo kế hoạch xây đập thứ tư trên dòng chính sông Mê Công”

Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài

teo top rung tay nguyen - bai 2: mat rung, mat luon can bo hinh anh 1

Rừng của Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân giao cho huyện Đăk Song quản lý đã biến thành vườn tiêu, nhà ở. Ảnh: T.K

***

Teo tóp rừng Tây Nguyên – bài 1: Phá rừng như… trẩy hội

authorĐặng Trung Kiên Thứ Ba, ngày 01/08/2017 06:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Diện tích rừng ở Tây Nguyên đang teo tóp với tốc độ chóng mặt do sự bất lực, thậm chí là “buông tay” của nhiều đơn vị quản lý rừng. Nhiều điểm nóng tranh chấp phát sinh, việc thu hồi đất rừng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng vô cùng nan giải. Tiếp tục đọc “Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài”

Khủng hoảng rác lan rộng toàn cầu sau lệnh cấm của Trung Quốc

Lê LinhThứ Sáu,  22/6/2018, 21:23 

(TBKTSG Online) – Cuộc khủng hoảng rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, đang lan rộng khắp toàn cầu sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu rác nhựa để tái chế vào cuối năm ngoái.

Rác nhựa trên một bãi biển ở Manila, Philippines. Ảnh: AP

Trung Quốc không còn là thùng rác của thế giới

Hôm 20-6, tạp chí Science Advances đăng báo cáo của một nhóm nhà khoa học tại Đại học bang Georgia (Mỹ) với nhan đề: “Lệnh cấm nhập khẩu rác của Trung Quốc và tác động của nó đối với thương mại rác nhựa trên toàn cầu”. Báo cáo cho rằng quyết định cấm nhập khẩu rác nhựa mà Trung Quốc đưa ra vào cuối năm ngoái đã khiến loại rác này bị ứ đọng khắp nơi trên toàn cầu. Tiếp tục đọc “Khủng hoảng rác lan rộng toàn cầu sau lệnh cấm của Trung Quốc”