Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới

English:  Germany’s transition from coal to renewable energy offers lessons to the rest of the world

Sự chuyển đổi kéo dài hàng thập kỷ từ công nghiệp dựa vào năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch của nước Đức mang đến cả cơ hội và thách thức

Intro image

Ông Heinz Spahn, 77 tuổi có đôi mắt mày xanh lam lấp lánh và nghiêm khắc – hồi tưởng lại những năm tháng tuổi trẻ của ông. Mỏ than Zollverein, nơi ông đã từng làm việc ở vùng Essen, Đức, bám đầy bụi than, ông nhớ lại, rằng ở đó, mỗi lần có người di chuyển là sẽ khuấy lên một đám mây đen. ‘Đó không phải là một trang trại nuôi ngựa’- Ông dùng thành ngữ mỉa mai tiếng Đức để mô tả điều kiện khắc nghiệt ở mỏ than: Tiếng gầm của máy móc lúc nào cũng ở mức 110 decibel, và những người đàn ông ở đó có biệt danh là waschbar, hoặc, ‘con chồn’ do mặt họ lúc nào cũng được trang trí bởi những vết nhọ đen.

Ngày nay, khung cảnh của Zollverein đã rất khác. Bên trong khu rửa than nơi mà ông Spahn từng làm việc – trong tòa nhà lớn nhất khu tổ hợp mỏ Zollverein – không khí rất sạch và khoảng 8000 thợ mỏ được thay thế bằng 1.5 triệu du khách mỗi năm. Toàn bộ khu tổ hợp hiện nay đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận: Spahn, người đã từng là thợ hàn nhiệt ở đây cho đến khi mỏ than bị đóng cửa vào 23/12/1986, đã trở thành hướng dẫn viên giới thiệu cho khách du lịch biết về lịch sử nơi này. ‘Tôi biết rõ cả trong và ngoài tòa nhà này. Tôi biết rõ mọi cái ốc vít.’ Ông nói một cách trìu mến.

Ảnh: Cựu nhân viên khai thác mỏ Zollverein Heinz Spahn hiện đang điều hành chương trình tham quan khu mỏ cũ đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ảnh của Emma Bryce

Zollverein là biểu tượng của một nước Đức chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo – chương trình mang tên Energiewende. Chương trình này nhằm mục đích tiến tới 80% năng lượng được sử dụng ở Đức đến từ nguồn năng lượng tái tạo trước năm 2050. Chương trình này đã biến nước Đức thành biểu tượng toàn cầu cho năng lượng xanh. Nhưng việc chuyển đổi này có ý nghĩa gì đối với cư dân vùng Essen và phần còn lại của khu vực Ruhr – vành đai than công nghiệp cũ – những người có cuộc sống và sinh kế thay đổi đáng kể do nhu cầu than giảm xuống? Giải đáp câu hỏi này có thể cung cấp nhiều bài học hữu ích đối với những cư dân cũng đối mặt với tình trạng chuyển đổi tương tự ở những nơi khácCuộc chuyn đi công bằng

Trải dài khoảng 1,700 dặm vuông (2700 km2), thung lũng Ruhr nằm ở bang North-Rhine Westphalia, bao gồm 53 thành phố phụ thuộc vào khai thác than khi ngành này đạt đến quy mô công nghiệp vào những năm 1800. Tại lúc cao điểm vào những năm 1950, những khu mỏ ở đây có khoảng 600,000 lao động, và bản sắc của khu vực này gắn liền với than.

“Than chạy suốt cuộc đời tôi”, ông Spahn nói. Ông, bố và hai con trai của ông Spahn cũng là thợ mỏ. Nhưng vào những năm 1970, than nhập khẩu giá rẻ hơn từ những nước khác bắt đầu cạnh tranh với than sản xuất ở Đức khiến cho giá than nội địa giảm. Điều này đã khiến chính phủ không muốn trợ cấp cho các mỏ vì ngành này không còn bền vững nữa. Cùng thời gian đó, nhu cầu về năng lượng xanh bắt đầu vào năm 1970, được thúc đẩy bởi làn sóng chống năng lượng hạt nhân ở Đức sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Và như vậy, thời kỳ ngừng sử dụng than bắt đầu.Ngày nay, chỉ còn lại hai mỏ than cứng còn tồn tại, và hai mỏ này sẽ bị đóng cửa vào năm 2018. Đức tiếp tục nhập khẩu than cứng từ những nước khác do loại than này đóng vai trò đáng kể trong việc sản xuất năng lượng – nhưng đây là một thói quen mà nước này đang cố gắng từ bỏ, cùng với mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2050. Đức vẫn còn khai than nâu mềm hay còn gọi là than non từ hàng trăm mỏ lộ thiên trên cả nước. Tuy nhiên, với cuộc bầu cử liên bang vào tháng 9 tới, việc ngừng sử dụng than non sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Chương trình này sẽ làm giảm vài nghìn việc làm chỉ ở vùng Ruhr – buộc chính phủ phải xem xét làm thế nào để việc ngưng sử dụng than được công bằng và đạt được mục tiêu, và vai trò của năng lượng tái tạo trong quá trình nàyViệc ngừng sử dụng than đá đã để lại một số hậu quả kéo dài ở một số thành phố, nơi có tỷ lệ thất nghiệp có thể vượt mức 10%. Tuy nhiên, nói chung đây ‘thực sự là một sự chuyển đổi mềm mỏng và công bằng’, bà Stefanie Groll, người đứng đầu tổ chức Chính sách Môi trường và Sự Bền Vững thuộc quỹ Heinrich Boll Foundation tại Berlin cho hay. ‘Tại vùng Ruhr, đại diện công đoàn và chính trị gia địa phương cùng phát triển một kế hoạch nhằm đền bù và tái đào tạo những người từng làm việc trong ngành than’. Đối với những gia đình như gia đình ông Spahn, đây là một thành công: dưới sức ép của công đoàn, những mỏ than nơi con trai ông Spahn làm việc đã khởi xướng một chiến dịch chủ động vào năm 1994 để đào tạo nhân công cho các ngành nghề khác nhau. ‘Một người con trai của tôi hiện đang là nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp và người kia là nhân viên cảnh quan” – ông nói.

Thay đi thương hiu văn hóa

Tại Zollverein, một đài quan sát 360 độ về sự thay đổi vật lý sau quá trình chuyển đổi đã được xây dựng.  Các thành phố được xây dựng ở tầm thấp ở Ruhr được xen kẽ với những khu rừng tươi tốt và công viên. Giữa những chiếc ống khói mọc lên những ngọn tháp turbine gió. Tháp gió cao 55m (180ft) nằm trên trục mỏ than dưới lòng đất đã đóng góp đáng kể cho cảnh quan. Kể từ sự hồi sinh của mỏ than, tháp này được gọi là ‘tháp Eiffel của vùng Ruhr’, đã làm nổi bật một xu hướng quan trọng: thay đổi thương hiệu văn hóa của lịch sử gắn liền với công nghiệp ở vùng Ruhr.

Người dân 30 năm trước sẽ có thể cười nhạo về ý tưởng có kỳ nghỉ ở vùng này, Frank Switala, một hướng dẫn viên du lịch địa phương ở Zollverein nói. ‘Hiện nay số lượng khách sạn đã tăng lên,” anh nói, “Có những bảo tàng mới mọc lên. Chúng tôi có 5 dàn nhạc giao hưởng ở vùng Ruhr, và có rất nhiều nhà hát”.

Ảnh: Đã từng là một nhà máy phân loại than, Kohlenwäsche hiện đã là một viện bảo tàng nơi diễn ra nhiều sự kiện. Ảnh của Zeitfixierer

Bản thân các mỏ cũng trở thành một sân khấu văn hóa. Một bảo tàng và triển lãm ở Zollverein thu hút hơn 250,000 du khách mỗi năm, và vài khu mỏ khác tổ chức buổi hòa nhạc, lễ hội ẩm thực và văn hóa. Tại thành phố lân cận tên là Bochum, một nhà máy cũ – hiện trở thành Bảo tàng Khai thác mỏ Đức – được bao quanh bởi những ngôi nhà trang nghiêm bên cạnh những khu vườn tươi tốt. Sự thay đổi là điều không thể không chú ý, vùng Ruhr đã được chính thức gọi tên là thủ đô văn hóa của Châu Âu vào năm 2010.

Vùng Ruhr cũng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư, ông Switala nói. Zollverine, cũng như rất nhiều khu mỏ cũ khác, hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Nghệ sĩ, những nhà thiết kế đồ trang sức, biên đạo múa, công ty thiết kế và doanh nghiệp du lịch chỉ là những ví dụ trong số những người chọn không gian công nghiệp hợp thời thượng là nơi ở.

Gii phóng khi ô nhim

Vào năm 1961, chính trị gia người Đức Willy Brandt kêu gọi làm bầu trời ở Ruhr xanh trở lại. Đó là một viễn cảnh mà người dân ở Ruhr cảm thấy rất khó tin tại thời điểm đó, họ đã quá quen thuộc với không khí màu xám ô nhiễm than. Nhưng yêu cầu của ông Brandt đã trở trở thành hiện thực: Bầu trời của Ruhr giờ đã trong trở lại.

Thực vậy, ông Switala công nhận sự chuyển đổi khỏi than đã giúp giải phóng vùng này khỏi di sản ô nhiễm kéo dài. ‘Bà tôi tối nào kiểm tra gió, sau đó mới quyết định có nên để đồ giặt ở bên ngoài hay không”, ông Switala nhớ lại: nếu gió thổi chỉ về một hướng, nó sẽ mang theo ô nhiễm từ vùng mỏ, và quần áo của bà sẽ đen xì vào sáng hôm sau. Ý thức được rủi ro về sức khỏe, ông nội của ông Switala, người đã dành cả cuộc đời làm việc tại mỏ than, kiên quyết không cho 5 đứa con ông làm công việc này, ông Switala nói. “Điều này khá phổ biến ở thế hệ đó: bạn muốn con cái bạn có được cuộc sống tốt hơn của bạn”.

Ông Roland Sauskat chia sẻ một câu chuyện gia đình tương tự. Ông là một nhân viên xã hội làm việc với một câu lạc bộ bóng đá địa phương tên là Rot-Weiss Essen, giúp chống lại lạm dụng ma túy và tội phạm ở những người hâm mộ bóng đá trẻ. Trong văn hóa cuống bóng đá ở Ruhr, kể cả các câu lạc bộ cũng gắn với mỏ than: Những thợ mỏ thông thường được tuyển dụng thành cầu thủ, và sân vận động thường được xây dựng cạnh các mỏ than. Ngày nay, văn hóa công nghiệp này được tán dương như một phần danh tính của cầu thủ và người hâm mộ, ông Sauskat giải thích.Ở vùng Gelsenkirchen-Horst nơi ông lớn lên, ông đi vòng quanh khu Nordstern, một khu mỏ cũ – hiện giờ là bảo tàng, nơi tổ chức sự kiện và khu văn phòng – nơi bố và ông của ông đã từng làm việc. Ông của ông bắt đầu khai thác mỏ khi ông mới có 14, khi đó người ta vẫn dùng ngựa chở than dưới lòng đất. Ông mất do schwartze lunge – bệnh phổi đen – một bệnh gây ra bởi sự tích tụ của các hạt đá li ti hít vào trong quá trình khai thác mỏ, khiến cho các mô trong phổi bị chất. Bố của Sauskat sau đó mất vì ung thư phổi. Tuy vậy, Sauskat không nhớ gia đình ông thể hiện bất kỳ sự than phiền nào về công việc này: “Đó là công việc’, ông thẳng thừng nói. Trớ trêu thay, chính Sauskat lại được số phận bỏ qua do ông bị hen thời nhỏ khiến ông không đủ tiêu chuẩn làm việc ở mỏ than, một chứng bệnh mà theo ông phổ biến đối với những người trẻ ở vùng này.Ở một nơi 6 dặm về phía Nam, gần Essen – một trong những thành phố rộng và trù phú nhất ở vùng này, mà trung tâm là quê hương của một cụm mỏ – ông Sauskat chỉ ra các dấu hiệu môi trường thay đổi mà quá trình chuyển đổi đã mang lại. Tại quận Altendorf, một khu vực sản xuất than và thép cũ hiện giờ là một cái hồ, nơi người dân ngày nay dắt cho đi dạo và picnic, ông nói. Đây là một phần của sáng kiến Emscher Park, một dự án trị gia hàng tỷ euro đã phục hồi, kiến tạo và kết nối các khu vực xanh dọc theo 300 dặm vuông (gần 800 km2) trải dài vùng Ruhr, nơi đã từng bị tàn phá bởi việc khai thác mỏ.

Tuy nhiên, di sản của than vẫn chưa hoàn toàn biết mất. ‘Vùng đất phía dưới vùng này như phô mai Thụy Sĩ’, ông Switala nói. Lỗ chỗ với những đường hầm từ hàng thế kỷ khai thác than, địa chất vùng này trở nên rất giòn đất nỗi vùng này thường xuyên phải đối mặt với các hố sụt. Nước ngầm ngập trong các đường hầm cần phải được bơm ra rất mất công.

Tiến ti năng lượng tái to

Ở Gelsenkirchen, người dân địa phương đã trải qua tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, đâu đó khoảng 15%. Những con đường yên tĩnh ở thành phố này tìm cách chống lại những khó khăn kinh tế, với rất nhiều sự ra đời của các doanh nghiệp. Nhưng kể từ những năm 1990, vùng này đang cố gắng lấy lại sự thịnh vượng công nghiệp đã từng có bằng Công viên khoa học, trong tâm doanh nghiệp của vùng, nằm trên khu vực nhà máy sản xuất thép chạy bằng than trước đây. Mặt tiền bằng kính của tòa nhà nằm đối diện một hồ nhân tạo hai bên là những bãi cỏ được cắt tỉa, và mái của tòa nhà là 900 miếng pin năng lượng mặt trời tạo ra khoảng 1/3 lượng điện mà tòa nhà này sử dụng.

Ảnh: Tòa nhà Gelsenkirchen ở Công viên Khoa học, được xây dựng trên nhà máy thép chạy bằng than là văn phòng của 51 doanh nghiệp và 900 miếng pin năng lượng mặt trời. Ảnh của GFDL

‘Gelsenkirchen được gọi là thành phố của hàng ngàn đám cháy. Nó đã trở thành thành phố của 1000 mặt trờ”, một cái gật đầu cho mái nhà bằng pin năng lượng mặt trời, và các công nghiệp năng lượng xanh đang được phát triển ở công viên này, bà Hildegard Boisserée-Frühbuss nói, giám đốc dự án Energy Lab của công viên này, một phòng thí nghiệm giúp giáo dục các sinh viên địa phương về năng lượng tái tạo. Tòa nhà này hiện có 51 doanh nghiệp – chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và năng lượng tái tạo. Boisserée-Frühbuss đã dành thời gian làm việc với các trường học và trường đại học ở địa phương để giúp thanh niên được tiếp cận với lĩnh vực này, với hi vọng họ sẽ được truyền cảm hứng để tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực này. ‘Nó đã từng là một xưởng đúc thép. Hiện giờ Công viên Khoa học là một nhà máy tư duy’, bà nói.Với động thái tiến tới năng lượng tái tạo, vùng Ruhr được hưởng lợi như thế nào – so với những hi sinh to lớn của vùng này cho mục tiêu năng lượng sạch – là trọng tâm chính. Khoảng 330,000 người làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Đức; 45,000 người ở vùng North- Rhine Westphalia – và sẽ tăng lên, ông Jan Dobertin thuộc Hiệp Hội Quốc gia về Năng lượng tái tạo ở North- Rhine Westphalia, hay còn gọi là LEE NRW, dự đoán. ‘Vùng Ruhr là một trong những nơi cung cấp sản phẩm và dịch vụ xanh lớn nhất, như các công nghệ tăng hiệu suất, năng lượng tái chế và tái tạo’, Dobertin nói. LEE NRW làm với với các công ty năng lượng địa phương để xây xựng khung chính sách tốt hơn nhằm tích hợp năng lượng tái tạo ở Ruhr. “Luận điểm của chúng tôi là ngành năng lượng tái tạo cần nhiều lao động hơn ngành [năng lượng hóa thạch],” ông nói. Một cuộc thăm dò người dân ở vùng Ruhr cho LEE NRW thực hiện cho thấy rằng người dân đang đứng về phía họ: 64% những người bỏ phiếu muốn năng lượng tái tạo trở thành ưu tiên của chính phủ bang North-Rhine Westphalia.

Ảnh: Những nhà sáng tạo đề xuất chuyển biến mỏ than Prosper-Haniel thành kho chứa thủy điện sau khi đóng cửa vào năm 2018. Ảnh của Frank Vincentz

Để duy trì xu hướng này, ngay bên ngoài thành phố nhỏ có tên Bottrop có một nhà máy tên gọi Prosper-Haniel – một trong hai mỏ than cứng cuối cùng ở Đức – đã trở thành tiền tuyến của một thí nghiệm năng lượng tái tạo. Trước khi đó cửa vào năm 2018, một nhóm các trường đại học, chuyên gia tư vấn và khai thác mỏ địa phương đã khám phá khả năng biến trục mỏ sâu của nhà mày náy thành kho lưu trữ thủy điện. Kế hoạch này đang ở giai đoạn sơ bộ, khám phá, cảnh báo của ông André Niemann từ trường đại học Essen – Duisburg, người đang điều phối nhóm nghiên cứu. Nhưng nếu kế hoạch này thành công, nó có thể giúp lưu trữ và cung cấp năng lượng cho hơn 400,000 hộ dân địa phương. Ông này được tạo động lực theo đuổi dự án bởi cơ hội phục hồi cảnh quan công nghiệp mà ông đã lớn lên. ‘Câu hỏi đặt ra là, chúng tôi đã làm gì để mang vùng này trở lại với người dân?” Ông nói.Sa cha sai lm

Những gì dự án không thể thay đổi được là số phận của 2600 công nhân tại Prosper-Haniel sẽ mất việc vào năm tới: nếu dự án thủy điện được thông qua, nó sẽ không tạo ra nhiều việc làm, ông Niemanm nói. Lo ngại này cũng lan tới ngành sản xuất than non, điểm cuối của cuộc tranh luận và gây nhiều tranh cãi – từ 2030 đến 2050 sẽ là thời điểm giai đoạn sản xuất than ở Đức chính thức khép lại.

‘Không có kế hoạch chuyển đổi công bằng nào chính thức được thông qua đối với 3 vùng sản xuất than non còn lại ở Đức”, ông Groll lưu ý.

Một số người thấy việc đóng cửa vùng khai thác than non như một cơ hội để sửa chữa những sai lầm trong quá trình chuyển đổi than cứng. Trong khi khía cạnh dừng sản xuất than cứng kéo dài hàng thập kỷ đã được quản lý tốt, theo Dobertin, thì trong quá khứ, ‘sự do dự chính trị’ đã nhanh chóng triển khai một kế hoạch phục hồi cấu trúc cho vùng Ruhr, và ngày nay kế hoạch này để lại di sản là tình trạng thất nghiệp của một số thành phố, và khu vực đô thị vẫn bị mắc kẹt với người nghèo và hạ tầng lạc hậu.

‘Chúng tôi không muốn mắc lại sai lầm đó’, ông Dobertin nói. ‘Thay vào đó chúng tôi cần một kế hoạch có cấu trúc tốt để đóng cửa ngành sản xuất than non với các biện pháp kinh tế và xã hội rõ ràng’. Ông kiên quyết về tiềm năng của năng lượng tái tạo nhằm cải thiện số phận của Ruhr – mặc dù ông hiểu rằng điều này sẽ đe dọa bản sắc của vùng, đặc biệt là đối với thế hệ cao tuổi. Và ông đã trăn trở về ông của mình – người khai thác mỏ cuối cùng của gia đình – sẽ cảm thấy thế nào về quan điểm phản đối than của mình. ‘Tôi nghĩ cuối cùng ông của tôi sẽ hạnh phúc về điều đó, bởi vì chúng tôi đã làm điều gì đó về biến đổi khí hậu, và năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp lớn đối với thách thức này”.

Suy ngẫm về tương lai, Heinz Spahn – ngồi cách chỉ vài mét cách cái máy mà ông đã từng làm việc liên tục trong suốt 26 năm – chia sẻ quan điểm của mình. “Cuối cùng di sản [của than] sẽ mất đi, và điều này khiến tôi buồn. Nhưng tôi đã tìm thấy bình yên với nó,’ ông nói. ‘Tôi rất hạnh phúc rằng vùng Ruhr đã trở nên thật xanh và lành mạnh. Tôi vui vì giới trẻ ngày nay sẽ có tuổi thơ tốt hơn tôi”.

Tác giả  Emma Bryce là nhà báo độc lập tại London. Cô viết về môi trường, công nghệ, và thức ăn. Các bài báo của cô có trên tạp trí Wired, TED, New York Times Guardian 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s