Thẻ: Giáo dục môi trường – Environmental education
Xe đạp công cộng TPHCM chạy thử nghiệm, chính thức lăn bánh từ 10.12
TPHCM – Hệ thống xe đạp công cộng vừa được vận hành thử nghiệm tại trạm trên vỉa hè đường Lê Lợi (quận 1). Nhiều trạm đậu xe đạp khác đang được gấp rút thi công sơn kẻ ô đỗ, lắp đặt biển báo… để khai trương mô hình này từ ngày 10.12.


Tiếp tục đọc “Xe đạp công cộng TPHCM chạy thử nghiệm, chính thức lăn bánh từ 10.12”
11.11 sales are a symptom of the greater disease of mindless consumerism
Big sales events like 10.10 or 11.11 singles day sales may excite shoppers and net billions in profits for online retailers but if we don’t stop this insatiable need to consume, all of us are in trouble, says climate activist Ho Xiang Tian.

Tiếp tục đọc “11.11 sales are a symptom of the greater disease of mindless consumerism”
Art imitates life at The Plastic Bag Store pop-up in New York
The pop-up art installation in the heart of Times Square is meant to raise environmental awareness, coinciding with New York State’s ban on all plastic carryout bags.
Khám phá Trung tâm giáo dục trải nghiệm thiên nhiên đầu tiên cho trẻ ở Đà Nẵng
Báo Tài nguyên Môi trường – Vũ Huệ – 20:35 06/04/2021
(TN&MT) – Trung tâm giáo dục trải nghiệm thiên nhiên Nature Dance do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) sáng lập và mở cửa phục vụ công chúng từ cuối năm 2018. Đây là một “dự án cộng đồng” nhằm thực hiện sứ mệnh hình thành lối sống thân thiện với thiên nhiên thông qua hoạt động học tập, khám phá và trải nghiệm tự nhiên.
![]() |
Trung tâm giáo dục trải nghiệm thiên nhiên đầu tiên của thành phố Đà Nẵng đi vào hoạt động |
Tiếp tục đọc “Khám phá Trung tâm giáo dục trải nghiệm thiên nhiên đầu tiên cho trẻ ở Đà Nẵng”
Các dự án nghiên cứu về năng lượng tái tạo cho học sinh phổ thông trung học – Sách hướng dẫn
English: RESEARCH PROJECTS IN RENEWABLE ENERGY FOR HIGH SCHOOL STUDENTS – National Renewable Energy Laboratory Education Programs
CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SÁCH
Mục đích của cuốn sách là cung cấp cho học sinh trung học nhiều dự án khác nhau để mở rộng kiến thức về khoa học, đặc biệt là năng lượng tái tạo và phương pháp khoa học. Các dự án có thực hiện cho học sinhtrong các lĩnh vực năng lượng tái tạo bao gồm: nhiên liệu sinh học, năng lượng gió và mặt trời.
Các dự án khoa học được mô tả ở đây ứng dụng cho các ngành hóa học, vật lý, sinh học và toán học. Dưới đây là một số gợi ý để sử dụng hiệu quả cuốn sách này:
- Đầu tiên, hãy kiểm tra kiến thức về năng lượng (EQ – energy quotient) của bạn. Hãy để thầy cô của bạn chấm điểm bài kiểm tra bạn đã làm và sau đó quyết định xem bạn có cần cải thiện nền tảng kiến thức về năng lượng của mình hay không. Văn phòng Giáo dục tại Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Hoa Kỳ (NREL) có một thư viện nhỏ mà học sinh có thể sử dụng để cải thiện kiến thức nền của mình. Thư viện cũng rất hữu ích để thu thập tài liệu cơ bản cho một dự án năng lượng được mô tả trong cuốn sách này.
- Đọc phần “Cách thực hiện một Dự án Khoa học.”
- Quyết định xem bạn muốn thực hiện một báo cáo kỹ thuật hoặc một dự án nghiên cứu hoạt động thực hành trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học, năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời.
- Chọn một dự án và thảo luận với thầy cô của bạn. Bạn sẽ có thể cần một khu vực trong phòng thí nghiệm của bạn trong suốt một khoảng thời gian. Giáo viên của bạn sẽ giúp bạn với thiết bị và vật liệu sẵn có.
- Sử dụng Ý tưởng để Nghiên cứu để quyết định một dự án. Trong nhiều trường hợp, các đề xuất được đưa ra cho nghiên cứu. Đừng cố gắng thử mọi góc độ có thể (biến số); đừng cố gắng trả lời mọi câu hỏi. Thảo luận về sự tiến triển của bạn một cách thường xuyên với thầy cô giáo. Thường thì những người không trực tiếp tham gia vào dự án có cái nhìn sâu sắc và những đề xuất đáng xem xét.
- Hãy nhớ rằng dự án dài bao lâu không thể hiện chất lượng của công việc. Một dự án nghiên cứu luôn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ban đầu và đưa ra thêm một hoặc hai câu hỏi cho nghiên cứu trong tương lai,
- Giữ một cuốn sổ ghi chép nghiên cứu và viết vào sổ tay của bạn một cách thường xuyên. Khi bạn hoàn thành dự án của mình, các mục sổ ghi chép có thể được sử dụng để viết báo cáo.
- Hãy nhớ thông báo kết quả của bạn với những người khác thông qua báo cáo nghiên cứu và / hoặc trưng bày áp phích
Solar farm is good for biodiversity

Rare plant and animal species settle below or next to ground-mounted solar plants.
The issue of vast fields of solar panels restricting other types of land use is still a controversial one for the PV industry but, as the head of Germany’s Federal Association of New Energy Industry Robert Busch said: “Germany is not a plains country but for the climate and energy targets the federal government needs a lot more renewable energy, unless it is … all just lip service.” Tiếp tục đọc “Solar farm is good for biodiversity”
Chúng ta sẽ sớm biết được chính xác ô nhiễm không khí phát ra từ bất kì nhà máy điện nào trên thế giới. Thực sự là một điều khổng lồ!
English: We’ll soon know the exact air pollution from every power plant in the world. That’s huge.
Dữ liệu từ Vệ tinh cộng với trí tuệ nhân tạo đồng nghĩa với chẳng còn chỗ nào để lẩn trốn
Bởi David Roberts @ drvoxdavid @ vox.com ngày 7 tháng 5 năm 2019
Vệ tinh Đang theo dõi những nhân tố gây ô nhiễm.
Một ngày mang đến một thông báo có phần gây chấn động cho thế giới của các nhà máy điện gây ô nhiễm.
Tóm lược: Công ty trí tuệ nhân tạo phi lợi nhuận có tên là WattTime sẽ sử dụng hình ảnh vệ tinh để theo dõi chính xác ô nhiễm không khí (bao gồm cả lượng khí thải carbon) phát ra từ mọi nhà máy điện trên thế giới, trong thời gian thực. Và họ sẽ công khai những dữ liệu đó.
Đây là một thay đổi rất lớn. Yếu kém trong giám sát và theo dõi dữ liệu khí thải đã gây khó khăn cho việc thực thi các biện pháp hạn chế ô nhiễm đối với các nhà máy điện. Hệ thống này hứa hẹn sẽ loại bỏ yếu kém về giám sát và theo dõi dữ liệu khí thải.
Và sẽ không chỉ nhà quản lý và chính trị gia xem được dữ liệu này; công chúng cũng sẽ xem được. Khi nói đến thực thi môi trường, công chúng có thể đáng sợ và là sự trừng phạt mạnh hơn bất kỳ cơ quan quản lý nào. Nếu tất cả nhóm công dân trên thế giới đều có thể lên mạng và tìm ra danh sách các nhà máy điện gây ô nhiễm nhất trong khu vực của họ, thì việc này sẽ loại bỏ một trong những rào cản thông tin lớn đối với hành động của công dân.
Và công dân có lý do để hành động. Theo báo cáo mới nhất về tình trạng không khí toàn cầu, ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong lớn thứ năm trên toàn cầu. Nó gây ra 5 triệu cái chết sớm và làm mất 147 triệu năm cho cuộc sống lành mạnh; hàng năm, các quốc gia xây dựng nhiều nhà máy điện nhất đang gặp phải tình trạng ô nhiễm không khí nhiều nhất. Công dân của họ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Và bây giờ họ sẽ được trang bị thông tin về các nhà máy gây nguy hiểm cho họ.
Mọi thứ sắp trở nên thú vị. Hãy cùng xem các chi tiết.
Trạm phát Navajo, một nhà máy điện than khổng lồ ở Arizona, ảnh chụp từ không gian.
Tiếp tục đọc “Chúng ta sẽ sớm biết được chính xác ô nhiễm không khí phát ra từ bất kì nhà máy điện nào trên thế giới. Thực sự là một điều khổng lồ!”
SUY GIẢM CÔN TRÙNG TOÀN CẦU – LOẠT ĐIỀU TRA CỦA MONGABAY GIÚP XÁC NHẬN
English: Mongabay investigative series helps confirm global insect decline
Trong một bản điều tra bốn phần mới được công bố, Mongabay đi sâu vào khoa học đằng sau cái gọi là “Ngày Tận Thế của Côn Trùng”, gần đây được báo cáo trên phương tiện truyền thông chính thống.
Để tạo nên bản điều tra, Mongabay đã phỏng vấn 24 nhà côn trùng học và các nhà khoa học trên sáu lục địa đang làm việc ở 12 quốc gia, đưa ra báo cáo chuyên sâu nhất cho đến nay bởi bất kỳ hãng phương tiện truyền thông nào về cuộc khủng hoảng côn trùng còn đang mơ hồ.
Trong khi các nghiên cứu đã qua đánh giá chuyên môn còn ít (với bằng chứng cho đến nay dựa trên các phát hiện ở Đức và Puerto Rico), gần như có sự đồng thuận giữa hơn 20 nhà nghiên cứu tham gia khảo sát : Các loài côn trùng có khả năng suy giảm toàn cầu.
Bản báo cáo có bốn phần: 1- Giới thiệu và các đánh giá quan trọng về dữ liệu hiện có đã qua đánh giá chuyên môn, 2 – cái nhìn về sự suy giảm côn trùng ôn đới, 3 – một cuộc điều tra về suy giảm nhiệt đới; 4 – và các giải pháp cho vấn nạn này.
Các nhà nghiên cứu nhất trí: Bảo tồn các loại côn trùng- là bắt buộc để bảo tồn hệ sinh thái của thế giới- là tối quan trọng đối với nhân loại.
Đọc toàn bộ loạt bài của Jeremy Hance Mongabay tại đây.
Tiếp tục đọc “SUY GIẢM CÔN TRÙNG TOÀN CẦU – LOẠT ĐIỀU TRA CỦA MONGABAY GIÚP XÁC NHẬN”
Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam
VNA – 10/07/2018 00:01 GMT+7
Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những chính sách và hành động được thế giới đánh giá cao, cụ thể như tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trong việc thực thi những cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiểm trong sách đỏ.
Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng nguy cấp (EPRC) Cúc Phương hiện đang có 6 loài linh trưởng quý hiếm mà không nơi nào trên thế giới nuôi nhốt bảo tồn được. Ảnh: Công Đạt Tiếp tục đọc “Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam”
Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới
English: Germany’s transition from coal to renewable energy offers lessons to the rest of the world
Sự chuyển đổi kéo dài hàng thập kỷ từ công nghiệp dựa vào năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch của nước Đức mang đến cả cơ hội và thách thức
Ông Heinz Spahn, 77 tuổi có đôi mắt mày xanh lam lấp lánh và nghiêm khắc – hồi tưởng lại những năm tháng tuổi trẻ của ông. Mỏ than Zollverein, nơi ông đã từng làm việc ở vùng Essen, Đức, bám đầy bụi than, ông nhớ lại, rằng ở đó, mỗi lần có người di chuyển là sẽ khuấy lên một đám mây đen. ‘Đó không phải là một trang trại nuôi ngựa’- Ông dùng thành ngữ mỉa mai tiếng Đức để mô tả điều kiện khắc nghiệt ở mỏ than: Tiếng gầm của máy móc lúc nào cũng ở mức 110 decibel, và những người đàn ông ở đó có biệt danh là waschbar, hoặc, ‘con chồn’ do mặt họ lúc nào cũng được trang trí bởi những vết nhọ đen.
Ngày nay, khung cảnh của Zollverein đã rất khác. Bên trong khu rửa than nơi mà ông Spahn từng làm việc – trong tòa nhà lớn nhất khu tổ hợp mỏ Zollverein – không khí rất sạch và khoảng 8000 thợ mỏ được thay thế bằng 1.5 triệu du khách mỗi năm. Toàn bộ khu tổ hợp hiện nay đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận: Spahn, người đã từng là thợ hàn nhiệt ở đây cho đến khi mỏ than bị đóng cửa vào 23/12/1986, đã trở thành hướng dẫn viên giới thiệu cho khách du lịch biết về lịch sử nơi này. ‘Tôi biết rõ cả trong và ngoài tòa nhà này. Tôi biết rõ mọi cái ốc vít.’ Ông nói một cách trìu mến. Tiếp tục đọc “Chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo: nước Đức có bài học cho cả thế giới”
Đề cao cảm xúc của học sinh khi đối mặt với các vấn đề phức tạp toàn cầu
English: Honoring Students’ Emotional Response to Complex Global Issues
BTV: Trong nhiều năm, Noah Zeichner, nhà nghiên cứu xã hội được chứng nhận của hội đồng Quốc gia và giáo viên dạy tiếng Tây ban Nha ở trường Trung học Ingraham ở Seattle, bang Washington, đã tham gia giảng dạy về các vấn đề phức tạp toàn cầu, bao gồm các vấn đề về nước và ô nhiễm môi trường. Tính cấp bách trong việc đưa các chủ đề này vào giảng dạy càng mang tính thời sự hơn khi anh xem bộ phim tài liệu mới do Chris Jordan thực hiện có tên ALBATROSS. Dưới đây là bài phỏng vấn của anh với Chris Jordan về bộ phim và chia sẻ bí quyết giảng dạy các chủ đề khó và giàu cảm xúc trong nhà trường.
Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ thứ 14 của UN (SDG #14) Cuộc sống dưới nước – nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển. Trong khi vấn đề giải quyết ô nhiễm chỉ được đề cập trong một phần nhỏ của mục tiêu số 14, vấn đề này được công nhận rộng rãi là một vấn đề lớn, nếu không phải là thảm họa. Trong ngày Nước thế giới năm 2018, tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific reports) đã xuất bản một nghiên cứu chỉ ra Đảo rác nhân tạo ở Thái Bình Dương (Great Pacific Garbage Patch) lớn gấp 4-16 lần so với hình dung ban đầu, bao phủ một khu vực gấp 4 lần diện tích California. Theo ước tính hiện tại, bãi rác này có khoảng 87,000 tấn mảnh vụ nhựa đang trôi nổi trên biễn Thái Bình Dương, và có khoảng 94% trong số 1.8 triệu tỷ mẩu vụn nhựa là microplastics (mẩu nhựa siêu nhỏ). Đồng thời, trên ¾ tổng khổi lượng của Đảo rác này là những mảnh nhựa có kích thước lớn hơn rất nhiều. Những mảnh lớn này sẽ bị phá vỡ thành những mẩu vi mô microplastics theo thời gian. Tiếp tục đọc “Đề cao cảm xúc của học sinh khi đối mặt với các vấn đề phức tạp toàn cầu”
Honoring Students’ Emotional Response to Complex Global Issues
By guest blogger Noah Zeichner
UN Sustainable Development Goal (SDG) #14 (Life Below Water) is to conserve and sustainably use the oceans, seas, and marine resource. While only a tiny portion of Goal 14’s targets address pollution, it is widely known that the problem is immense, if not catastrophic. On World Water Day this year, the journal Scientific Reports published a study that claims that the Great Pacific Garbage Patch is four to sixteen times larger than first thought, covering an area about four times the size of California. The estimates now are that 87,000 tons of plastic debris are floating in the Pacific and that approximately 94% of the 1.8 million trillion pieces of plastic are microplastics. At the same time, more than three quarters of the total mass of the Garbage Patch were found to be much larger pieces of plastic. These larger pieces will likely break down into nearly invisible microplastics over time.
Tiếp tục đọc “Honoring Students’ Emotional Response to Complex Global Issues”
TÌM HIỂU NHU CẦU THU MUA RƠM RẠ HƯỚNG TỚI CÁNH ĐỒNG KHÔNG ĐỐT RƠM
Phiếu khảo sát https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScl8lEhXguJ4vvecd2T8la3vQwX3NQDJqo0EYlBu5WQgfQGJQ/viewform
Hàng năm trên địa bàn Hà Nội thống kê có khoảng 01 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm rạ phát sinh là khoảng 642 nghìn tấn (59%), trấu là 171 nghìn tấn (16%); thân và lá ngô khoảng 204 nghìn tấn (19%); lõi ngô khoảng 68 nghìn tấn (6%) .
TUY NHIÊN, có tới 36% lượng phụ phẩm nông nghiệp bị ĐỐT BỎ – và tạo ra những tác động không nhỏ về ô nhiễm không khí, sức khỏe và an toàn giao thông.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và các Tổ chức phi chính phủ quan tâm về môi trường mong muốn các quí vị doanh nghiệp/trang trại cùng chia sẻ nhu cầu và khả năng thu mua rơm rạ của mình để có thể kết nối với nông dân các huyện ngoại thành của Hà Nội. Để cọng rơm không thành rác, những cánh đồng không đốt rơm cho không khí trong lành và cuộc sống khỏe mạnh, rất cần nỗ lực cả từ phía các bên, đặc biệt những người đang có nhu cầu sử dụng rơm rạ!
Anh/chị vui lòng điền vào phiếu khảo sát dưới đây để chúng tôi hiểu được nhu cầu, thông tin cũng như mong muốn từ phía các doanh nghiệp/trang trại về việc thu mua rơm rạ. Tiếp tục đọc “TÌM HIỂU NHU CẦU THU MUA RƠM RẠ HƯỚNG TỚI CÁNH ĐỒNG KHÔNG ĐỐT RƠM”
Ước mơ thơ trẻ
Mình còn nhớ đó là khoảng năm lớp 3, khi mình được bước vào thế giới thú vị của cô bé Tottochan hiếu động đáng yêu cùng những ký ức trong trẻo về ngôi trường Tomoe độc đáo trên những toa tàu. Có lẽ những ai đã đọc “Tottochan, Cô Bé Bên Cửa Sổ” đều mơ ước về một môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển tự nhiên như Tomoe, nơi trẻ em được tôn trọng, lắng nghe với tình yêu thương, khiến chúng lớn lên mạnh mẽ với lòng tự tin.
Phải chăng anh Bút Chì cũng đã được truyền cảm hứng từ Tottochan mà lập ra Toa Tàu, “nơi người lớn được là trẻ con và trẻ con được là chính mình”; hay Hang Dao và Quỳnh Anh với Potato Kids – những lớp học ngoại khóa cho trẻ em ở Hà Nội và Vy Le với Trại Hè Trẻ Đồng Xanh ở Hội An, “nơi trẻ được sống trong thiên nhiên và học từ thiên nhiên”?