Đề cao cảm xúc của học sinh khi đối mặt với các vấn đề phức tạp toàn cầu

English: Honoring Students’ Emotional Response to Complex Global Issues

BTV: Trong nhiều năm, Noah Zeichner, nhà nghiên cứu xã hội được chứng nhận của hội đồng Quốc gia và giáo viên dạy tiếng Tây ban Nha ở trường Trung học Ingraham ở Seattle, bang Washington, đã tham gia giảng dạy về các vấn đề phức tạp toàn cầu, bao gồm các vấn đề về nước và ô nhiễm môi trường. Tính cấp bách trong việc đưa các chủ đề này vào giảng dạy càng mang tính thời sự hơn khi anh xem bộ phim tài liệu mới do Chris Jordan thực hiện có tên ALBATROSS. Dưới đây là bài phỏng vấn của anh với Chris Jordan về bộ phim và chia sẻ bí quyết giảng dạy các chủ đề khó và giàu cảm xúc trong nhà trường.

Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ thứ 14 của UN (SDG #14) Cuộc sống dưới nước – nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển. Trong khi vấn đề giải quyết ô nhiễm chỉ được đề cập trong một phần nhỏ của mục tiêu số 14, vấn đề này được công nhận rộng rãi là một vấn đề lớn, nếu không phải là thảm họa. Trong ngày Nước thế giới năm 2018, tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific reports) đã xuất bản một nghiên cứu chỉ ra Đảo rác nhân tạo ở Thái Bình Dương (Great Pacific Garbage Patch) lớn gấp 4-16 lần so với hình dung ban đầu, bao phủ một khu vực gấp 4 lần diện tích California. Theo ước tính hiện tại, bãi rác này có khoảng 87,000 tấn mảnh vụ nhựa đang trôi nổi trên biễn Thái Bình Dương, và có khoảng 94% trong số 1.8 triệu tỷ mẩu vụn nhựa là microplastics (mẩu nhựa siêu nhỏ). Đồng thời, trên ¾ tổng khổi lượng của Đảo rác này là những mảnh nhựa có kích thước lớn hơn rất nhiều. Những mảnh lớn này sẽ bị phá vỡ thành những mẩu vi mô microplastics theo thời gian.

Một trong những nguồn tài liệu giảng dạy tốt nhất mà tôi tìm được về việc cách thức ô nhiễm nhựa tác động đến đại dương và sinh vật biển là công trình của nghệ sĩ và nhà hoạt động Chris Jordan. Vài năm trước, Jordan là diễn giả tại festival Tuần lễ nước thế giới ở trường của tôi, những bức ảnh và video của anh đã khiến nhiều học sinh và giáo viên rơi nước mắt. Chris đã ghi lại tác động bi thảm của ô nhiễm nhựa thông qua những hình ảnh  gây ấn tượng mạnh về chim hải âu tại hòn đảo Midway. Bạn có thể đã quen thuộc với những hình ảnh đau lòng này:

Cuộc phỏng vấn với Chris Jordan

Mùa xuân này, Jordan sẽ phát hành bộ phim đã được chờ đợi từ lâu của mình có tên ALBATROSS. Bộ phim không chỉ tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được chứng kiến kỹ càng về tác động của ô nhiễm nhựa ở Thái Bình Dương tới cuộc sống của loài chim xinh đẹp, đồng thời cũng tạo cơ hội cho chúng tôi tìm ra cách giúp đỡ học sinh xử lý những cảm xúc thường gây sốc và choáng ngợp mà chúng tôi đã trải qua khi tìm hiểu về bất kỳ một vấn đề phức tạp toàn cầu nào. Tìm hiểu về bi kịch của con người do thiếu nước sạch hoặc vệ sinh hoặc nỗi đau khổ mà nhiều sinh vật hoang dã phải chịu đựng do ô nhiễm biển có thể khó khăn đối với cả học sinh và giáo viên. Chúng tôi không phải luôn luôn dừng lại và ngẫm nghĩ về việc những vấn đề này ảnh hưởng đến cảm xúc của học sinh như thế nào. Gần đây, tôi đã hỏi Chris Jordan vài câu hỏi về việc chúng tôi có thể sử dụng bộ phim sắp tới của anh ở trên lớp như thế nào để làm điều đó.

Anh hi vọng bộ phim này sẽ tác động như thế nào đến những bạn trẻ?

Theo nhiều hướng khác nhau, tôi làm bộ phim ALBATROSS cho những người trẻ. Bất kỳ nơi nào tôi đến, tôi gặp những người trẻ tuổi, nhưng người cực kỳ thông minh, lăn xả, sâu sắc và tự ý thức. Và rất thường xuyên khi tôi nói chuyện ở một trường học, một giáo viên hoặc hiệu trưởng sẽ cảnh báo tôi trước rằng học sinh hoàn toàn bàng quan và gợi ý rằng tôi đừng cảm thấy bị xúc phạm khi họ nhắn tin hoặc nói chuyên. Sau đó tôi trình chiếu những bức ảnh về những con chim bị chết trong mình đầy nhựa, và bạn có thể nghe thấy tiếng một viên pin rơi trong trong phòng. Tôi nghĩ những bạn trẻ ngày nay đã nhìn xuyên thấu hệ thống bị vỡ vụn của chúng ta, và họ không muốn phải chịu đựng thêm nữa.

Theo anh giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh như thế nào để xem bộ phim này?

Đối với tôi, điểm chính là trao đổi cởi mở về cảm xúc. Mặc dù tất cả mọi thứ chúng ta đã biết về tầm quan trọng của cảm xúc trong việc tạo dựng danh tính, quan điểm về thế giới, thái độ, niềm tin, mối quan hệ .v.v… ở cả cấp độ cá nhân và tập thể – chúng ta vẫn dành quá ít sự chú ý đến trí thông minh cảm xúc như một ưu tiên giáo dục. Tôi không kỳ vọng tất cả mọi người đều có cảm xúc nhất định hoặc khóc khi xem ALBATROSS. Bạn có thể có cảm xúc, có thể không, cả hai hướng đều ổn.

Những cảm xúc gì chúng tôi có thể có khi xem bộ phim này?

Nỗi đau buồn thương tiếc là cảm xúc chính của ALBATROSS. Như tôi nói trong lời dẫn, sự thương tiếc đau buồn không giống như nỗi buồn hay sự tuyệt vọng; nỗi thương tiếc cũng giống như tình yêu. Theo cách đó, sự thương tiếc không phải là trải nghiệm tiêu cực, nó là mối liên kết sâu sắc. Nếu chúng ta có thể cùng nhau kêu gọi hết lòng cảm đảm để tiếc thương tất cả những gì đã mất trên thế giới này, để thực sự cảm nhận nó, để được cùng nhau sống trong nó, cùng nhau khóc về nó, và ôm lấy nhau trong không gian thiêng liêng đó, chúng ta sẽ cùng nhau bước vào một thế giới mới.

Khi tôi xem buổi chiếu sớm của ALBATROSS, tôi chắc chắn đã cảm thấy nỗi thương tiếc. Và tôi bắt đầu tự hỏi làm thế nào để chúng ta tạo ta thêm cơ hội cho học sinh trong lớp học quan tâm nhiều hơn đến con người, động vật, và những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự khan hiếm nước; sức khỏe của đại dương; biến đổi khí hậu; nạn đói; và rất nhiều vấn đề bức thiết khác cần được giải quyết trong các mục tiêu Phát triển Bền vững. Nó có giống với việc giảng dạy sự đồng cảm không? Các chương trình giảng dạy cảm xúc – xã hội (SEL) hiện có trong các trường học và các chương trình có cung cấp thông tin chi tiết về làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra nhiều kết nối rõ ràng hơn giữa nhu cầu cảm xúc của học sinh và các vấn đề toàn cầu không?

Chúng ta muốn học sinh cảm thấy được trao quyền hành động để cải thiện các điều kiện trên hành tinh này. Nhưng nhiều bạn trẻ cảm thấy bị choáng ngợp bởi quy mô quá lớn của vấn đề và họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Họ không thể đi qua bức tường cảm xúc mà họ cảm thấy (tiếc thương, tức giận, buồn bã .v.v…). Chris Jordan gợi ý nên chậm lại và dành thời gian để khám phá những cảm xúc mà chúng ta có. Đây có thể là điều kiện quyết định để giúp nhiều bạn trẻ tìm thấy những hành động tiềm năng.

Bí quyết để đề cao cảm xúc

Đây là một vài bí quyết giảng dạy về vấn đề nước toàn cầu để giúp học sinh chú ý đến cảm xúc:

·       Chú ý đến phản ứng cảm xúc của riêng bạn về vấn đề toàn cầu mà bạn giảng dạy. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hoặc bất lực, hoặc thất vọng, rất có thể học sinh của bạn cũng cảm thấy thế

·       Sau khi bạn sử dụng một bức ảnh hoặc video gây ấn tượng mạnh, dành thời gian cho học sinh viết ra những suy ngẫm/cảm nhận của mình. Yêu cầu các em liệt kê những cảm xúc mà các em có. Tạo một môi trường an toàn cho học sinh chia sẻ những cảm nhận của mình, nhưng không buộc các em phải chia sẻ nếu các em chưa sẵn sang. Và bạn cũng có thể chia sẻ cảm nhận của mình.

·       Đọc các chia sẻ của các giáo viên khác về việc họ tạo ra không gian an toàn trong lớp học bằng cách nào để xử lý các phản ứng của học sinh về những vấn đề gây thách thức thông qua hình thức viết và thảo luận. Tài liệu lưu trữ của tạp chí Rethinking Schools là điểm khởi đầu tuyệt vời.

·       Xem xét những gì bạn có thể học và áp dụng được từ các chương trình phát triển xã hội – cảm xúc hiện có như RULER hoặc Second Step ở trường, quận hoặc chương trình của bạn. Chúng có thể cung cấp những chiến lược hữu ích để giúp học sinh hiểu và thể hiện cảm xúc của mình

·       Thử sử dụng những bức ảnh và/hoặc phim của Chris Jordan trong lớp học. Bộ phim có thể được dùng để trình chiếu trong trường học và cộng đồng từ ngày 22/4 (ngày Trái Đất) và sẽ được phát hành rộng rãi vào ngày 6/8 (Ngày Đại dương Thế giới).

Truy cập www.albatrossthefilm.com để biết thêm chi tiết

Kết nối với NoahChrisHeather, và Trung tâm Giáo dục Toàn cầu

Ảnh được sử dụng với sự cho phép của Chris Jordan

Bức ảnh UN SGD #14 được sử dụng với sự cho phép của Phòng thông tin công chúng của UN

 

1 bình luận về “Đề cao cảm xúc của học sinh khi đối mặt với các vấn đề phức tạp toàn cầu

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s