Theo Oxfam, 1 phần trăm dân số giàu nhất thế giới đã bỏ túi 82 phần trăm tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua trong khi nửa dân số nghèo nhất của thế giới không được hưởng lợi gì.

Oxfam – Monday, January 22, 2018

Theo Oxfam, 1 phần trăm dân số giàu nhất thế giới đã bỏ túi 82 phần trăm tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua trong khi nửa dân số nghèo nhất của thế giới không được hưởng lợi gì.

Một phần trăm dân số thế giới nắm giữ tám mươi hai phần trăm tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua, trong khi 3.7 tỷ người (chiếm nửa dân số nghèo nhất thế giới) lại không được hưởng lợi. Đây là con số được nêu ra trong báo cáo mà Oxfam công bố trong ngày hôm nay. Báo cáo được công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, nơi tập trung các chính trị gia và nhà kinh tế hàng đầu thế giới. Tiếp tục đọc “Theo Oxfam, 1 phần trăm dân số giàu nhất thế giới đã bỏ túi 82 phần trăm tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua trong khi nửa dân số nghèo nhất của thế giới không được hưởng lợi gì.”

Đề cao cảm xúc của học sinh khi đối mặt với các vấn đề phức tạp toàn cầu

English: Honoring Students’ Emotional Response to Complex Global Issues

BTV: Trong nhiều năm, Noah Zeichner, nhà nghiên cứu xã hội được chứng nhận của hội đồng Quốc gia và giáo viên dạy tiếng Tây ban Nha ở trường Trung học Ingraham ở Seattle, bang Washington, đã tham gia giảng dạy về các vấn đề phức tạp toàn cầu, bao gồm các vấn đề về nước và ô nhiễm môi trường. Tính cấp bách trong việc đưa các chủ đề này vào giảng dạy càng mang tính thời sự hơn khi anh xem bộ phim tài liệu mới do Chris Jordan thực hiện có tên ALBATROSS. Dưới đây là bài phỏng vấn của anh với Chris Jordan về bộ phim và chia sẻ bí quyết giảng dạy các chủ đề khó và giàu cảm xúc trong nhà trường.

Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ thứ 14 của UN (SDG #14) Cuộc sống dưới nước – nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển. Trong khi vấn đề giải quyết ô nhiễm chỉ được đề cập trong một phần nhỏ của mục tiêu số 14, vấn đề này được công nhận rộng rãi là một vấn đề lớn, nếu không phải là thảm họa. Trong ngày Nước thế giới năm 2018, tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific reports) đã xuất bản một nghiên cứu chỉ ra Đảo rác nhân tạo ở Thái Bình Dương (Great Pacific Garbage Patch) lớn gấp 4-16 lần so với hình dung ban đầu, bao phủ một khu vực gấp 4 lần diện tích California. Theo ước tính hiện tại, bãi rác này có khoảng 87,000 tấn mảnh vụ nhựa đang trôi nổi trên biễn Thái Bình Dương, và có khoảng 94% trong số 1.8 triệu tỷ mẩu vụn nhựa là microplastics (mẩu nhựa siêu nhỏ). Đồng thời, trên ¾ tổng khổi lượng của Đảo rác này là những mảnh nhựa có kích thước lớn hơn rất nhiều. Những mảnh lớn này sẽ bị phá vỡ thành những mẩu vi mô microplastics theo thời gian. Tiếp tục đọc “Đề cao cảm xúc của học sinh khi đối mặt với các vấn đề phức tạp toàn cầu”

Điều gì là động lực chính trị cho GMO – sinh vật biến đổi gen tại các nước đang phát triển?

Mỗi cây lúa biến đổi gen trong các nhà kính tại CropDesign đều có mã vạch và hệ thống nhận và phát tín hiệu, cho phép các cây được nhận dạng chính xác bất cứ lúc nào.

Devex.com 

Ở các nước đang phát triển trên toàn cầu, các chính phủ đang vật lộn với các câu hỏi về vai trò, nếu có, các sinh vật biến đổi gen –  GMO nên là giúp giải quyết một loạt các thách thức về nông nghiệp, dinh dưỡng và khí hậu.

Các mối lo ngại phát sinh liên quan đến tác động môi trường và sức khỏe của GMO, cũng như tác động của GMO lên các phương pháp canh tác truyền thống và các vấn đề xung quanh nạn độc quyền hạt giống, khiến nông dân phải phụ thuộc vào các tập đoàn công nghiệp.

Chính phủ các nước đang phát triển đang phản ứng với những lo ngại đó bằng cách khác nhau, một số nước cấm GMOs hoàn toàn, một số chấp nhận, và số nước còn lại cố gắng tìm cân bằng giữa những mối lo ngại và nhu cầu của tất cả các bên.

Các nước đang phát triển đang dần dần tăng các luật được phê duyệt và mở ra cánh cửa cho nghiên cứu và thương mại hóa cây trồng GMO. Khi các nước này tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện điều kiện sống trong nước và giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh xung đột và biến đổi khí hậu, một số nước đang tìm thấy giải pháp trong cây trồng biến đổi gen. Tiếp tục đọc “Điều gì là động lực chính trị cho GMO – sinh vật biến đổi gen tại các nước đang phát triển?”