Lịch sử trang phục và mũ nón Việt Nam

CÁC KIỂU TRANG PHỤC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.

Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.

Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim. Tiếp tục đọc “Lịch sử trang phục và mũ nón Việt Nam”

Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát triển kinh tế công bằng, bền vững

Kết quả hình ảnh cho CPTPP

Tiêu chuẩn lao động quốc tế

Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Nam. Hiệp định được ký kết bởi 11 quốc gia vào ngày 8/3, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu.

ILO | Ngày 23 tháng 3 năm 2018

Quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết. Ông có thể cho biết đó là gì và tại sao những vấn đề này lại quan trọng?

Tiếp tục đọc “Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát triển kinh tế công bằng, bền vững”

Dệt nên triều đại – khôi phục văn hóa cung đình đã phôi phai

Weaving a realm (Dệt nên triều đại) – a teaser by Vietnam Centre

Tái hiện Lễ sắc phong Hoàng thái hậu thời Lê sơ

***
31/12/2017 16:08 GMT+7 TTOChiều 30-12, tại Hà Nội, nhóm Vietnam Centre đã ra mắt dự án Dệt nên triều đại với phần trình diễn trang phục và tái dựng nghi lễ sắc phong hoàng thái hậu thời Hậu Lê. Tiếp tục đọc “Dệt nên triều đại – khôi phục văn hóa cung đình đã phôi phai”

Bổ tử Việt Nam tại bảo tàng Penn

Các bổ tử Đàng Trong sau cải cách của Võ Vương Phúc Khoát (1744) hoặc thời Nguyễn (đến 1911) tại bảo tàng Penn- Mỹ.

Bổ tử là miếng vải vuông thêu hình chim thú để phân biệt cấp bậc mà các quan từ thời Lê Sơ đến Nguyễn đính trên ngực và lưng quan phục ngày thường. Quan võ thêu hình thú, quan văn thêu hình chim chóc. Theo thông tin của bảo tàng, bổ tử VN khác bổ tử nhà Thanh cùng thời ở việc dùng vải đoạn làm nền.