Oxfam – Monday, January 22, 2018
Theo Oxfam, 1 phần trăm dân số giàu nhất thế giới đã bỏ túi 82 phần trăm tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua trong khi nửa dân số nghèo nhất của thế giới không được hưởng lợi gì.
Một phần trăm dân số thế giới nắm giữ tám mươi hai phần trăm tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua, trong khi 3.7 tỷ người (chiếm nửa dân số nghèo nhất thế giới) lại không được hưởng lợi. Đây là con số được nêu ra trong báo cáo mà Oxfam công bố trong ngày hôm nay. Báo cáo được công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, nơi tập trung các chính trị gia và nhà kinh tế hàng đầu thế giới.
Báo cáo ‘Đãi ngộ người lao động, không phải nhóm siêu giàu’ hé lộ một nền kinh tế toàn cầu đang thúc đẩy nhóm thượng lưu giàu có tích tụ khối lượng của cải khổng lồ ra sao, trong khi hàng triệu người dân đang vật lộn để tồn tại với mức thu nhập ở dưới ngưỡng nghèo.
- Tài sản của các tỷ phú tăng trung bình 13% mỗi năm kể từ năm 2010 – nhanh hơn gấp 6 lần so với mức tăng lương của những người lao động bình thường (2 phần trăm mỗi năm). Số lượng tỉ phủ tăng nhanh chưa từng thấy trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, cứ hai ngày lại có thêm một tỉ phú.
- Chỉ cần 4 ngày là một giám đốc điều hành của một trong năm thương hiệu thời trang quốc tế có thể kiếm được số tiền tương đương với tổng thu nhập cả đời của một nữ công nhân may mặc bình thường tại Bangladesh. Tại Mỹ, chỉ với hơn một ngày lao động là một giám đốc điều hành có thể kiếm được số tiền tương đương với thu nhập cả năm của một người lao động bình thường.
- Để tăng lương thành mức đủ sống cho 2,5 triệu công nhân may mặc tại Việt Nam, sẽ cần 2,2 tỉ đô la mỗi năm. Con số này chỉ tương đương với một phần ba số tiền mà năm công ty may mặc hàng đầu trả cho các cổ đông năm 2016.
Bà Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của Oxfam cho rằng “Sự bùng nổ về số lượng tỉ phủ không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế phát triển mà là một triệu chứng của một hệ thống kinh tế thất bại. Những người may bộ quần áo chúng ta đang mặc, lắp ráp điện thoại chúng ta đang sử dụng và nuôi trồng thực phẩm ta đang ăn hàng ngày bị bóc lột để đảm bảo nguồn hàng giá rẻ ổn định và tăng lợi nhuận của các tập đoàn và nhà đầu tư tỉ phú.”
Quyền lợi của lao động nữ thường bị đặt ở vị trí cuối cùng. Trên khắp thế giới, phụ nữ kiếm được số tiền ít hơn nam giới, và chiếm phần lớn số lượng người có mức thu nhập thấp nhất, trong khi họ lại có những công việc ít được đảm bảo nhất. Trong khi đó, chín trong số mười tỉ phú là nam giới.
Bà Byanyima nhấn mạnh rằng: “Oxfam đã nói chuyện với phụ nữ trên khắp thế giới. Họ là những người bị ảnh hưởng nặng nề từ bất bình đẳng. Phụ nữ phải làm việc xa nhà trong các nhà máy may mặc tại Việt Nam với mức lương bèo bọt, không đủ để họ thoát nghèo. Họ không được gặp con cái mình trong nhiều tháng trời. Phụ nữ làm việc trong ngành chăn nuôi tại Mỹ buộc phải mặc bỉm vì họ không được nghỉ đi vệ sinh. Phụ nữ làm việc trong các khách sạn tại Ca-na-đa và Cộng hòa Đô-min-ni-ca không dám tố cáo việc bị lạm dụng tình dục vì sợ bị mất việc”.
- Giới hạn lợi nhuận trả cho cổ đông và các giám đốc điều hành, đảm bảo tất cả công nhân nhận được mức lương đủ sống tối thiểu. Mức lương này sẽ cho phép họ có được chất lượng sống thỏa đáng. Ví dụ, tại Nigeria, mức lương tối thiểu được quy định trong luật cần được tăng gấp ba lần để đảm bảo các điều kiện sống thỏa đáng.
- Xóa bỏ chênh lệch thu nhập giữa các giới và bảo vệ quyền của lao động nữ. Với tốc độ thay đổi hiện tại, sẽ mất 217 năm để xóa bỏ chênh lệch thu nhập và cơ hội việc làm giữa phụ nữ và nam giới.
- Đảm bảo những người giàu có phải đóng đủ và đúng trách nhiệm thuế của mình bằng cách tăng thuế và giải quyết tình trạng tránh thuế. Tăng chi ngân sách cho các dịch vụ công như giáo dục và y tế. Oxfam ước tính rằng nguồn thu từ việc áp mức thuế quốc tế 1.5% với tài sản của tỉ phủ, sẽ đủ để tất cả trẻ em có thể đến trường.
Kết quả của cuộc khảo sát trên phạm vi toàn cầu do Oxfam thực hiện cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ với các hành động để chống lại bất bình đẳng. Có gần 2/3 trong số 70,000 người được khảo sát tại 10 quốc gia cho rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cần được giải quyết một cách cấp bách. Những người được khảo sát cũng cho rằng nên giảm 40% lương của các giám đốc điều hành và tăng tương của lao động không có tay nghề lên 60%.
“Khó có thể tìm thấy một nhà lãnh đạo chính trị hoặc kinh tế mà không nói rằng họ quan ngại về bất bình đẳng. Nhưng còn khó hơn để tìm một người đang thực sự hành động để giải quyết tình trạng này. Thậm chí, nhiều người trong số họ còn làm mọi việc tệ hơn bằng cách giảm thuế và loại bỏ quyền lao động” – theo bà Byanyima.
“Công dân trên toàn thế giới đã sẵn sàng cho một sự thay đổi. Họ muốn nhìn thấy người lao động được trả mức lương đủ sống, họ muốn các tập đoàn và giới siêu giàu phải đóng thêm thuế, họ muốn những lao động nữ được hưởng quyền tương tự nam giới, họ muốn giới hạn quyền lực và tài sản đang chỉ nằm trong tay một vài cá nhân. Họ muốn hành động.”
Ghi chú
‘Đãi ngộ người lao động, không phải nhóm siêu giầu” và tài liệu về phương pháp luận của báo cáo, có thể được tải xuống tại đây: https://oxfam.box.com/s/eosi27xj7nxuyywysr06d734ct1xyuev
Các hình ảnh và thước phim có chất lượng phát sóng truyền hình về Lan, một nữ công nhân trong một nhà máy may mặc tại Việt Nam có thể được truy cập theo đường link ở bên dưới. Nhà máy này hiện đang cung cấp hàng hóa cho nhiều thương hiệu thời gian toàn cầu. Làm việc trong một thời gian dài với mức lương nghèo nàn đồng nghĩa với việc Lan không được về nhà và gặp con trai của mình trong suốt 9 tháng. https://wordsandpictures.oxfam.org.uk/?c=34775&k=ae837a41d2
Theo dữ liệu mới từ Credit Suise, 42 cá nhân đang nắm giữ tài sản tương đương với nửa dân số thế giới. Con số này không so sánh được với số liệu của các năm trước – bao gồm số liệu 2016/2017 rằng tám người có tài sản tương đương với nửa dân số thế giới – bời vì số liệu trong báo cáo này được xây dựng trên cơ sở dữ liệu được cập nhật và mở rộng do Credit Suisse công bố vào tháng 11 năm 2017. Oxam đã sử dụng cơ sở dữ liệu mới này để tính lại con số của năm ngoái và phát hiện ra rằng 61 người có tài sản tương đương nửa dân số thế giới vào năm 2016 – chứ không phải tám.
Các tính toán của Oxfam dựa trên dữ liệu phân bổ tài sản toàn cầu được cung cấp bới Sách dữ liệu về tài sản toàn cầu của Credit Suisse công bố vào tháng 11 năm 2017. Tài sản của tỉ phủ được tính dựa vào danh sách tỉ phú Forbes công bố vào tháng 3 năm 2017.
RIWI và YouGov thực hiện khảo sát trên mạng cho Oxfam tại 10 quốc gia: Ấn Độ, Ni-ge-ria, Mỹ, Anh, Me-xi-co, Nam Phi, Tây Ban Nha, Mô-rốc-cô, Hà Lan và Đan Mạch. Chi tiết về phương pháp thực hiện và toàn bộ kêt quả của khảo sát có thể được truy cập theo đường link này. https://oxfam.box.com/s/eosi27xj7nxuyywysr06d734ct1xyuev
Liên hệ:
Nguyen Thi Phuong Dung, Media and Event Officer, Oxfam in Vietnam
Tel. (84-24) 39454448 (408), Mob (84) 986 508 789
Email: dung.nguyenthiphuong@oxfam.org
***
File pdf – Báo cáo ‘Đãi ngộ người lao động, không phải nhóm siêu giầu”
***
“One pair of shoes that we make is valued more than our whole month’s salary”

Lan, 32, works in a factory in southern Vietnam, which produces shoes for global fashion brands. She works six days a week for at least nine hours a day, earning around $1 per hour. Photo: Sam Tarling/Oxfam
Oxfarm – Some of the world’s biggest fashion brands source their clothes from countries where labor is cheap, such as Vietnam. In 2015, Vietnam was the fourth-largest garment exporting country in the world, after China, India and Bangladesh.
The human cost is high. Employees at garment factories work six days a week, often at less than USD$1 per hour. Workers are under pressure to meet daily targets and end up working longer hours with barely any breaks or leave.
Many of them come from rural areas, travelling huge distances from their home province to find better paid jobs. While they work in the same pressured conditions and for the same minimum wage as others, migrants are often charged twice as much for basic services such as electricity and clean water.

Over half of migrant workers travel alone, leaving their children and families in their hometown, to whom they send on average almost a quarter of their income. Because minimum wages are low, many can’t afford the journey home for themselves and end up not seeing their own children for months or even years.
Lan, 32, works in a factory in Dong Nai province, southern Vietnam, which produces shoes for global fashion brands. She works six days a week for at least nine hours a day sewing together the heels and soles of the shoes, earning around $1 per hour. She works on 1200 pairs of shoes a day, yet she can’t afford to buy even one pair for her son on the amount she earns each month.
She also works two extra jobs to make ends meet, as a tailor two evenings a week and serving at a restaurant on Sundays, her only day off from the factory. The amount she earns still isn’t enough to support her family – at the end of every month, after paying for essentials like rent and food, she has little money left over.
Lan is married, but her husband is unable to work due to illness. She has two children: a fifteen-month-old baby and a twelve-year-old son. She moved far away from home to earn a better living, but Lan’s low wages and high cost of living mean that she can’t afford for her children to live with her full time.
Her parents help look after the children in Lan’s home province, Thanh Hoa, which is almost 1500km away. Lan rarely travels home to visit her family, due to the expensive travel costs and difficulty in taking annual leave.
Hard work deserves a fair reward
While billionaires are enjoying a bumper growth in their fortunes, the world’s poorest women work long days with barely a break and still struggle to earn enough to feed their families. On average, it would take approximately 11 days for a CEO from one of the top five companies in the garment sector to earn what an ordinary worker earns in their lifetime in Vietnam.
It’s a sign that something isn’t working. The super-rich are getting richer, while the poor are being exploited and trapped in poverty. But we can change this. We can build a more human economy that works for everyone, not just the fortunate few. An economy that rewards work, not wealth.
Let’s fight inequality and together we’ll beat poverty for good.