Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình

VŨ THỦY – K.Y. – 15/05/2023 20:02 GMT+7

TTCTKiện doanh nghiệp ra tòa để đồi nợ bảo hiểm xã hội là cách người lao động tự bảo vệ tài sản của mình hiệu quả nhất.

Những trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động kéo dài, có khi lên tới hàng năm trời, không hề hiếm gặp. Người lao động tự bảo vệ mình như thế nào, và hệ thống công đoàn, tư pháp hiện tại hiệu quả tới đâu trong cuộc đi đòi công lý?

Công nhân Công ty Dệt may Gia Định đến trụ sở công ty yêu cầu trả nợ lương và BHXH. Ảnh: TUYẾT NGUYỄN

Mới tuần trước, 53 công nhân của Công ty cổ phần quốc tế Quang Điện ở Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM, đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP Thủ Đức giải quyết yêu cầu thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm tai nạn.

Tiếp tục đọc “Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội: Văn minh phải đáo tụng đình”

Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?

Tiasang – Thu Quỳnh

Việt Nam cần cả nguồn lực lao động có kỹ năng cao và năng lực công nghệ để vượt qua ngã rẽ mới về tự động hóa và dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất công nghiệp. Nhưng chúng ta đang thiếu cả hai.

Nguồn ảnh: jobsgo.vn/

Làn sóng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong thời gian gần đây khiến cuộc cách mạng lần thứ tư thực sự đến gần. Nếu như ở các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, chủ yếu chỉ có lao động tay chân, làm công việc giản đơn lặp đi lặp lại mới bị thay thế thì cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ còn lấy đi cả các công việc vận hành máy móc, văn phòng. Dù mới ở buổi mình minh của trí tuệ nhân tạo, những ví dụ điển hình như ChatGPT có khả năng trả lời lưu loát như người, có tiềm năng ứng dụng trở thành trợ lý ảo, tích hợp vào những ứng dụng văn phòng cho đến AI thiết kế nhanh chóng như Midjourney, Dall.E cho công chúng thấy rõ ràng hơn về cách một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế lao động “cổ cồn trắng”.

Trên thế giới đã có nhiều ước tính về tác động của những công nghệ đơn lẻ dạng trợ lý ảo AI như ChatGPT và AI nói chung đến năng suất lao động, thị trường lao động. Ngay sau khi ChatGPT – 3 xuất hiện trên thị trường, đã có ước tính1, chỉ riêng ChatGPT có thể hỗ trợ 80% lao động ở Mỹ xử lý 10% công việc hằng ngày, và 20% sử dụng ChatGPT để xử lý tới 50% công việc hằng ngày. Ước tính, đến 2030, năng suất trên toàn cầu có thể tăng lên 14% so với 2016 nhờ AI (mức tăng bằng quy mô sản xuất của cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay cộng lại)2.

Việt Nam có thể được hưởng lợi từ làn sóng này?

Tiếp tục đọc “Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?”

Lao động đi làm việc ở nước ngoài phải trả phí bình quân 165 triệu đồng

Thanh niên – Thu Hằng – 16/08/2022 16:38 GMT+7

Chi phí tuyển dụng trung bình của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khoảng 165 triệu đồng. Con số này tương đương khoảng 8 tháng lương tại quốc gia tiếp nhận. Đặc biệt, ở một số ngành… chi phí lên đến 200 triệu.

Đây là thông tin được bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết, tại Hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài – Thực trạng và giải pháp” do Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH và ILO tổ chức ngày 16.8.

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO tại Việt Nam
HÀ QUÂN

Tiếp tục đọc “Lao động đi làm việc ở nước ngoài phải trả phí bình quân 165 triệu đồng”

Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’

VNE – Thứ hai, 20/3/2023, 00:00 (GMT+7)

Rút bảo hiểm một lần

Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Khắc Giang – Tiến sĩ Khoa học Chính trị

Lúc mới ra trường, tôi gửi tiền vào một quỹ lớn. Mức nộp tương đương 22% thu nhập mỗi tháng, tôi đóng 6% còn cơ quan góp 16%. Quỹ có số dư vào khoảng 36 tỷ USD, và số lượng khách hàng lên đến hàng chục triệu.

Tuy nhiên, quỹ lại không công bố báo cáo tài chính, và chỉ cho phép nhận vốn và lãi hàng tháng sau khi tôi bước qua tuổi nghỉ hưu. Nghĩa là tôi sẽ phải chờ khoảng 35 năm mới biết khoản đầu tư của mình hiệu quả ra sao. Quỹ cũng thường than thở về nguy cơ mất thanh khoản, vỡ quỹ, trong khi không có cam kết đáng kể về rủi ro trượt giá đồng tiền do lạm phát.

Nếu có cơ hội, theo bạn, tôi có nên rút khỏi quỹ hay không?

Tiếp tục đọc “Rút bảo hiểm một lần – Lương hưu chệch ‘đường ray’”

Khủng hoảng đăng kiểm

VNE – Thứ hai, 13/3/2023, 09:00 (GMT+7)

4 tháng từ khi những bê bối trong đăng kiểm bị phát hiện, toàn ngành chao đảo trước khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử gần 30 năm.

Tham khảo ý tưởng từ Reuters

Đi hai trạm đăng kiểm đều đóng cửa, anh Nguyễn Hữu Trung vượt 30 km từ nhà ở huyện Ứng Hoà tới trung tâm 29-06V tại Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước mặt anh, ôtô xếp hàng dài gần hai km trên đường 70 dẫn vào nơi kiểm định. Chiếc xe 5 chỗ – “cần câu cơm” duy nhất nuôi sống cả gia đình, sẽ hết hạn đăng kiểm trong 4 ngày tới. Không có lựa chọn, anh đành nhập vào hàng xe, chờ đợi.

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng đăng kiểm”

What is just energy transition? And why is it important?

UNDP

November 3, 2022

Students from India eat lunch cooked with the steam generated from a solar energy-based steam generator

Photo: Prashanth Vishwanathan/UNDP India

Since the industrial revolution, fossil fuels have powered extraordinary growth and development, albeit with huge costs to our climate. As a direct result, we are today in a climate emergency.

To avert catastrophe, we must now radically switch to a sustainable, net-zero future. This transition needs to happen fast, but it also has to happen in a fair and inclusive way.

If done right, the transition offers immense opportunities: a systems change in which all communities, workers, and countries are lifted up.

Promisingly, momentum around “just transition” is gathering pace. We are seeing it emerge in the global dialogue around decarbonization and net zero. More countries are referencing it in their short and long-term climate plans. Partners are coming together, and coalitions are forming.

So what’s it all about?

What is “just transition”?

The concept of “just transition” has been around since the 1980s, when it was used in a movement by US trade unions to protect workers affected by new water and air pollution regulations. 

In recent years, the concept has gained traction with reference to meeting climate goals by ensuring the whole of society – all communities, all workers, all social groups – are brought along in the pivot to a net-zero future.

Tiếp tục đọc “What is just energy transition? And why is it important?”

Migration, kids’ education and the future of the Mekong Delta

vnexpress.net

February 7, 2022 | 10:05 am GMT+7 Truong Chi Hung

Bang was my schoolmate back in middle school. After finishing ninth grade he dropped out though his results were the second best in the entire school.

At the time Uncle Sau, his father, said his family had plenty of farmlands, and so there was no need to study, and staying at home and farming was enough for him to live a healthy life.

At the age of 16 Bang just did as he was told by the adults. A few years later he became his family’s breadwinner. He was by himself taking care of two hectares of lands and growing three crops a year, and so there was never a shortage of food.

Then he got married, had children and built a family like all others in my hometown.

People in the Mekong Delta have a saying: “Barrels can be used to measure rice but no one uses barrels to measure letters,” meaning food and clothing are always top priority, but getting an education, while nice, is not an imperative.

Tiếp tục đọc “Migration, kids’ education and the future of the Mekong Delta”

Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL

HƯƠNG MAI  –  Thứ ba, 02/08/2022 17:54 (GMT+7)

laodong.vn

Sự khác nhau về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến việc người dân từ ĐBSCL di cư lên các đô thị và khu công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ.

Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL

Trong công bố báo cáo kinh tế thường niên năm 2022 về tình hình kinh tế ĐBSCL và những vấn đề quan trọng của vùng, ở phương diện xã hội, thách thức đầu tiên của ĐBSCL là thiếu việc làm ở nông thôn.

Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của ĐBSCL năm 2020 là 3,47%, cao thứ 2 toàn quốc, chỉ sau Tây Nguyên; tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn ĐBSCL cao gấp đôi so với khu vực thành thị (3,97% so với 1,87%).

Tiếp tục đọc “Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống là thách thức lớn cho ĐBSCL”

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VIỆT NAM NĂM 2022

gso.gov.vn

Thị trường lao động quý IV năm 2022 tiếp tục phục hồi nhưng chậm dần. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân của người lao động trong quý IV năm 2022 tiếp tục tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động và tỷ lệ lao động phi chính thức lại tăng lên so với quý trước.

Tính chung cả năm, thị trường lao động Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng lên; tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động phi chính thức đều có xu hướng giảm. Điều này cho thấy dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và cả hệ thống chính trị nhằm phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng năm 2022 đang từng bước phục hồi.

Tiếp tục đọc “TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VIỆT NAM NĂM 2022”

Tính cách người Thanh Hóa và sự kỳ thị vùng miền

NN Kỳ thị vùng miền là sản phẩm tồi tệ của bất cứ xã hội nào, nó bị gây ra bởi định kiến, bởi lỗi tư duy; và, nó – kỳ thị – là một ứng xử vi phạm pháp luật.

LTS: Tính cách địa phương và kỳ thị vùng miền luôn là một vấn đề hệ trọng nhưng lại ít khi được thảo luận công khai, vì sự nhạy cảm của nó. Điềm tĩnh nêu ra và thẳng thắn bàn bạc, để hướng đến cùng xây dựng những tình cảm cao đẹp cho cộng đồng, đó là một sự chân thành nên được tiếp tục. Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt xin trân trọng giới thiệu một cuộc trao đổi như thế của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công và Thái Hạo, với mong muốn sẽ kích thích và nhận về được nhiều hơn những ý kiến của đông đảo bạn đọc và các nhà khoa học trên cả nước về chủ đề này.

 

 

Tiếp tục đọc “Tính cách người Thanh Hóa và sự kỳ thị vùng miền”

British workers unite in largest strike in a generation

Al Jazeera English – 2-2-2023

Up to half a million British teachers, civil servants, train drivers and university lecturers have walked off their jobs to demand better pay and working conditions in the largest coordinated strike action in a generation as wages fail to keep pace with soaring inflation.

About 300,000 people on strike on Wednesday are teachers, according to the Trades Union Congress.

Teachers at schools across England and Wales formed picket lines as they called for higher salaries in demonstrations that have divided public opinion.

Al Jazeera’s Nadim Baba reports from the British capital, London.

Tết trầy trật của thủy nông viên (4 bài)

Những gia đình sống ở trạm bơm

nông nghiệp – Thứ Hai 09/01/2023 , 08:09 

Ngay giữa thủ đô Hà Nội, thật khó tin khi hàng nghìn người làm công tác thủy lợi phải trầy trật phấn đấu có một… mức sống tối thiểu.

Xoay xở với đồng lương tối thiểu…

Phải hít thật sâu rồi thở từ từ để kìm nén cảm xúc, những giọt nước mắt mới không trào ra khoé mắt đỏ hoe của chị Vũ Thị Vinh – công nhân thủy nông có thâm niên 10 năm làm việc tại Xí nghiệp Thuỷ lợi Phúc Thọ (Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích).

Chị tiếp chuyện chúng tôi với tâm thế bất lực trước cuộc sống đầy rẫy lo toan nhưng thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng. Nợ chồng nợ. Nợ năm này qua năm khác, chẳng biết đến khi nào mới thoát ra được cảnh sống này.

10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.
10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.

Tiếp tục đọc “Tết trầy trật của thủy nông viên (4 bài)”

Nhìn lại 30 năm dỡ bỏ rào cản cho người nhập cư

NGUYỄN THU QUỲNH 06/01/2023 12:05 GMT+7

TTCTLiệu những “hàng rào kỹ thuật” như quy định về đăng ký thường trú (và trước đây là hộ khẩu) có tác dụng ngăn cản dòng di cư vào đô thị lớn?

Mới đây, việc lập dự thảo quy định công dân làm thủ tục đăng ký thường trú phải có chỗ ở hợp pháp tối thiểu 8m2 đối nhà ở có nguồn gốc sở hữu nhà nước và 20m2 đối với nhà ở còn lại tiếp tục cho thấy chính sách thường trú ở Hà Nội khác biệt với các khu vực khác, cũng như nỗ lực cố gắng hạn chế dân số đăng ký thường trú vào đây.

Nhìn lại 30 năm dỡ bỏ rào cản cho người nhập cư - Ảnh 1.

Bức tranh Những ký ức của người nhập cư (Memories of immigrant) của Cristina Bernazzani, Ý.

Tiếp tục đọc “Nhìn lại 30 năm dỡ bỏ rào cản cho người nhập cư”

Việt Nam dự kiến đón công dân thứ 100 triệu vào năm 2023

vietnamnet.vn

Dân số Việt Nam hiện ở mức hơn 99 triệu, lãnh đạo Tổng cục Dân số Bộ Y tế cho biết theo dự báo, nước ta sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm 2023.

Thông tin do TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, cho biết tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại Việt Nam diễn ra ngày 28/11. Với quy mô hơn 99 triệu người, Việt Nam có tổng số dân đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. “Quy mô dân số lớn mang đến nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội”, ông nhận định.

Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Từ đó đến nay, mỗi năm dân số nước ta tăng lên trung bình một triệu người.

Trong hơn một thập kỷ qua, nước ta đã duy trì mức sinh thay thế, trung bình mỗi bà mẹ có khoảng 2 con. Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 của nước ta là gần 25 triệu, tiếp tục tăng lên 26 triệu người vào năm 2030. 

Tiếp tục đọc “Việt Nam dự kiến đón công dân thứ 100 triệu vào năm 2023”